Chuyên đề 5: Hình thái kinh tế – xã hội và sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

CHUYÊN ĐỀ 5: HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƯỠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

          A. SỐ TIẾT: Số tiết lên lớp: 05 tiết

          B. NỘI DUNG

          (i). MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

          1.1. Tính tư tưởng: Góp phần củng cố niềm tin về tính tất yếu và khả năng quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

          1.2. Tính khoa học: Nắm vững bản chất của học thuyết hình thái kinh tế-xã hội, từ đó liên hệ đến sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

          1.3. Kỹ năng: Góp phần nâng cao kỹ năng vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội để phân tích sự phát triển theo định hưỡng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

          1.4. Thái độ: Nghiêm túc và có ý thức cầu thị trong học tập, hăng hái trong thảo luận, đối thoại.

          (ii). CHUẨN BỊ

          2.1. Cơ sở và trang bị vật chất 

          2.1.1. Điều kiện dạy học: Đảm bảo diện tích phòng học 1,5m2/người; đủ bàn ghế đạt tiêu chuẩn cho giảng viên và học viên; hệ thống trang âm đạt chuẩn (nếu có).

          2.1.2. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, máy tính, bảng phấn, bảng ghim, bảng nhóm, bảng lật, giấy A3, A4, máy photocopy…

          2.2.  Người học

          Chuẩn bị đủ tài liệu theo hướng dẫn của chương trình học, phương tiện và dụng cụ học tập cần thiết.

         2.3. Địa điểm học lí thuyết và thảo luận: Giảng đường được bố trí

         (iii). NỘI DUNG BÀI GIẢNG

          I. Học thuyết hình thái  kinh tế – xã hội và ý nghĩa của nó (155 phút)

          1.1. Hình thái kinh tế xã hội (15 phút)

          Các nhà xã hội và triết học trước Mác quan niện về xã hội.

          1.1.1. Khái niệm hình thái kinh tế – xó hội (10 phỳt)

          Phương pháp nghiên cứu xã hội của Mác. Cách thức Mác xây dựng khái niệm hình thái kinh tế xã hội. Nêu và phân tích khái niệm hình thái kinh tế xã hội.

          1.1.2. Kết cấu của hình thái kinh tế-xã hội: (5 phút)

          Hình thái kinh tế xã hội gồm ba yếu tốt lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Ba yếu tố đó tác động qua lại nhau tạo thành sự vận động tổng hợp của hai quy luật cơ bản, chung nhất của sự tồn tại và phát triển xã hội. Vai trò của từng yếu tố trong hình thái kinh tế xã hội.

          1.2. Nội dung lý luận hình thái kinh tế xã hội (125 phút)

          1.2.1. Vai trũ của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phỏt triển của xó hội (10 phút)

          – Khỏi niệm sản xuất vật chất.

          – Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phỏt triển của xó hội.

          Phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.

          1.2.2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (55 phút)

          1.2.2.1. Cỏc khái niệm: phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (15 phút)

          a, Khỏi niệm phương thức sản xuất

          Hoạt động lao động sản xuất của con người mang tính xã hội, hình thành hai mối quan hệ, Mác gọi là quan hệ song trùng. Nêu và phân tích khái niệm phương thức sản xuất.

          b, Khái niệm lực lượng sản xuất

          Lực lượng sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, là nội dung của quá trình sản xuất. Nêu khái niệm và cấu trúc của lực lượng sản xuất. Luận giải tư tưởng của Mác: Trong thời đại ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

 

          c, Quan hệ sản xuất

          Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất. Nêu tư tưởng của Mác về vấn đề này. Nêu và phân tích khái niệm quan hệ sản xuất, Tính khách quan của quan hệ sản xuất.

          1.2.2.2.  Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (40 phút)

          Sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ bản chất, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại hình thành nên quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nêu nội dung quy luật; phân tích vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất và sự tác trợ lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này. Tư tưởng của Lênin về sử dụng các hình thức kinh tế trung gian quá độ ở những nước kinh tế lạc hậu, chậm phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

          1.2.3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (40 phút)

          1.2.3.1.  Các khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (10 phút)

          + Khái niệm cơ sở hạ tầng:

          Khái niệm cơ sở hạ tầng. Phân tích khái niệm cơ sở hạ tầng: Toàn bộ những quan hệ sản xuất có nghĩa thế nào; quan hệ sản xuất thống trị đặc trưng cho cơ sở hạ tầng. Tính lôgic và tính lịch sử phức tạp của sự vận động xã hội. Tính giai cấp của cơ sở hạ tầng của xã hội có đối kháng giai cấp.

          + Khái niệm kiến trúc thượng tầng

          Khái niệm kiến trúc thượng tầng. Tư tưởng của Các Mác về vấn đề này

          – Tính kế thừa của kiến trúc thượng tầng. Trong xã hội có giai cấp kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp. Vai trò không ngang bằng nhau của các bộ phận kiến trúc thượng tầng.

          1.2.3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: (30 phút)

          Quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về sự vận động của đời sống kinh tế xã hội. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ mật thiết, tác động qua lại nhau (quan hệ đó là quan hệ bản chất, khách quan ổn định, lặp đi lặp lại) hình thành nên quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

          Nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Phân tích vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng. Sự tác trở lại to lớn, mạnh mẽ của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng (thể hiện nội dung cơ bản của tính độc lập tương đối của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng). Tư tưởng của Ăng ghen về nhân tố kinh tế quyết định xét đến cùng chứ không phải duy nhất. ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu quy luật này.

          1.2.4. Sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. (20 phút)

          Tư tưởng của Các Mác về cơ chế vận động của các hình thái kinh tế xã hội. Đặc điểm của quy luật xã hội. Lênin giải thích tư tưởng này của Mác.

          Sự vận động của hình thái kinh tế- xã hội mang tính lịch sử

          Sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội bị chi phối bởi tính phổ biến và tính đặc thù.

          Tư tưởng của Lênin về vấn đề bỏ qua một hình thái kinh tế này lên một hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn.

          1.3. ý nghĩa của lý luận hình thái kinh tế xã hội: (15 phút)

          – Là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Khắc phục quan điểm duy tân, duy vật siêu hình về xã hội, bác bỏ cách miêu tả xã hội một cách chung chung, phi lịch sử.

          – Vạch ra nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển xã hội, tìm ra nguyên nhân và những cơ sở của sự xuất hiện và biến đổi của các hiện tượng xã hội.

          – Cung cấp cơ sở phương pháp luận chung của các khoa học xã hội, là một trong những nền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học.

          – Cung cấp những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho việc phân kỳ lịch sử, giúp con người hiểu được lôgic khách quan của quá trình tiến hóa xã hội

          – Là một trong những thế giới quan phương pháp luận khoa học quan trọng cho việc hoạch định chủ trương đường lối cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.

          II. Sự phát triển theo định hướng xhcn ở Việt nam (40 phút)

          II.1. Vấn đề bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. (20 phút)

          – Quán triệt lý luận hình thái kinh tế-xã hội, căn cứ từ đặc điểm của thời đại và từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, Đảng ta chủ trương quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Quan điểm đại hội IX về vấn đề này. Yêu cầu về vai trò nhân tố chủ quan trong thực hiện việc “bỏ qua”, phát triển rút ngắn.

          II.2. Vấn đề phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. (10 phút)

          – Trước đại hội VI chúng ta có những sai lầm trong nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

          – Từ đại hội VI đến nay Đảng ta ngày càng nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật này thể hiện ở đường lối kinh tê nhiều thành phần. Cơ sở triết học của đường lối này.

          II.3. Vấn đề củng cố và hoàn thiện kiến trúc thượng tầng XHCN ở Việt Nam hiện nay. (10 phút)

          * Tính tất yếu khách quan của vấn đề củng cố và hoàn thiện kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

          * Những nội dung nhiệm vụ chủ yếu:

          Một là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

          Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đầu của Đảng.

          Ba là, đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

          Bốn là, Phát huy dân chủ XHCN

          Năm là, kiên trì chủ trương nhất nguyên về chính trị

          Sáu là, từng bước đổi mới chính trị (đồng thời với đổi mới kinh tế). Đặc biệt là vấn đề bổ sung hoàn thiện đường lối, phản ánh đúng, phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước và thời đại.

          * Câu hỏi thảo luận: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối kinh tế nhiều thành phần của Đảng ta.

          * Câu hỏi ôn tập:

          1. Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự nhận thức và vận dụng quy luật này của Đảng ta.

2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. ý nghĩa của quy luật này.

 

Tài liệu học viên tự nghiên cứu

·        Tài liệu cần đọc:

1.     Triết học Mác – Lê-nin: những vấn đề lý luận cơ bản, Nxb…, Hà Nội, 2014: Chương V.

2.     Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, môn Triết học mác Lê-nin, Nxb….: Chuyên đề 5.

3.     Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật , Hà Nội, 1987

4.     Bài tập Triết học Mác – Lê-nin, Nxb….

5.     C.Mác và Ăng ghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. Hệ tư tưởng Đức (tr 34 – 40)

6.     C.Mác và Ăng ghen toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993. (tr 449 – 469)

7.     C.Mác và Ăng ghen toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. (tr 448 – 476)

8.     V.I.Lênin toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ M…1984, tr 149 – 427

9.     Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1980. (tr 67 – 78)

10.  Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 31 – 31; 70, 187

·        Tài liệu nên đọc:

.                  

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.49 – 63, tr.122;126 – 132; 134.

                

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X về công tác tư tưởng lý luận và báo chí trước yêu cầu mới.

                

3. Alvi Tofller. Làn sóng thứ ba, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998