Chuyên đề 4: Mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô
CHUYÊN ĐỀ 4: MỤC TIÊU QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ
Thời lượng giảng trên lớp: 5 tiết
Đối tượng: Học viên các lớp CCLL
A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Thông qua bài giảng, người học sẽ nắm được khái niệm quản lý kinh tế vĩ mô, vai trò của quản lý kinh tế vĩ mô, các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô, các khó khăn trong hoạch định và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, các giải pháp khắc phục khó khăn trong hoạch định và thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
2. Về kỹ năng
Chuyên đề giúp người học vận dụng được các kiến thức, nội dung của chuyên đề để thực hiện hiệu quả các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô ở địa phương, ngành nơi đang công tác.
3. Về tư tưởng
Giúp người học nắm được các chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quản lý các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
B. NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ
1.1. Khái niệm kinh tế vĩ mô
1.2. Quản lý kinh tế vĩ mô
1.2.1. Khái niệm: Là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của cơ quan quản lý nhà nước lên những vấn đề tổng thể của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế chung của quốc gia như tăng trưởng, ổn định và phát triển.
1.2.2. Một số lưu ý rút ra từ khái niệm
Thứ nhất, chủ thể của quản lý kinh tế vĩ mô là hệ thống các cơ quan nhà nước được ủy quyền quản lý nền kinh tế quốc gia. Hệ thống này có cơ cấu tổ chức phức tạp, bao gồm cả cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, được quản lý thống nhất theo ngành, lĩnh vực ở phạm vi quốc gia, đồng thời được phân cấp quyền tự chủ quản lý theo lãnh thổ cho các cấp chính quyền địa phương.
Thứ hai, đối tượng tác động của quản lý kinh tế vĩ mô là sự vận động của tổng thể nền kinh tế quốc dân với tư cách một chỉnh thể với các quy luật vận động vừa phản ánh hành vi của các chủ thể kinh tế riêng biệt, vừa thiết lập các mối quan hệ cân bằng và phát triển khách quan, độc lập với ý muốn của các chủ thể kinh tế đó.
Thứ ba, quản lý kinh tế vĩ mô, với tư cách hành vi của cơ quan quản lý nhà nước đại diện cho lợi ích chung của quốc gia, phải hướng đến các mục tiêu chung của nền kinh tế quốc gia, cụ thể là hướng tới nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế, tạo môi trường sản xuất kinh doanh ổn định, thiết lập trạng thái phân phối của cải công bằng mà xã hội chấp nhận được.
Thứ tư, tác động quản lý kinh tế vĩ mô, một phần, dựa trên quyền lực chính trị của Nhà nước với tư cách cơ quan công quyền với công cụ luật pháp, phần khác, phải phù hợp với các nguyên tắc, quy luật vận động của thị trường nhằm thông qua thị trường điều tiết hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng.
1.2.3. Vai trò của quản lý kinh tế vĩ mô
Một là, quản lý kinh tế vĩ mô hướng hành vi của các chủ thể kinh tế tới các lợi ích chung của quốc gia, hạn chế các hành vi dẫn tới mất cân bằng trên các thị trường, khuyến khích các hoạt động có lợi cho vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, tới sự sự ổn định, phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Hai là, quản lý kinh tế vĩ mô có mục tiêu ổn định các điều kiện pháp lý, kinh tế, xã hội, chính trị cần thiết cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp và hoạt động tiêu dùng của dân cư. Sự ổn định kinh tế vĩ mô khuyến khích các nhà đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích người lao động làm việc và tiêu dùng hợp lý, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
Ba là, quản lý kinh tế vĩ mô góp phần phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho các ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau trong nền kinh tế. Ngoài vai trò tạo điều kiện cho thị trường phân bổ hiệu quả nguồn lực, sự can thiệp của Nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô còn bổ sung cơ chế phân phối của cải qua ngân sách nhà nước, cơ chế đầu tư công nhằm cung cấp hàng hóa công cộng, hàng hóa khuyến dụng cho xã hội.
Bốn là, quản lý kinh tế vĩ mô còn thống nhất sức mạnh quốc gia, tạo dựng năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường thế giới.
2. HỆ THỐNG CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ
2.1. Mục tiêu tăng trưởng
2.2. Mục tiêu ổn định
2.2.1. Mục tiêu giải quyết việc làm, hạn chế tỷ lệ thất nghiệp
2.2.2. Mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải
2.2.3. Mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái
2.2.4. Mục tiêu cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
2.2.5. Mục tiêu công bằng kinh tế (hay giảm bất bình đẳng kinh tế)
2.3. Mục tiêu phát triển kinh tế
2.4. Mục tiêu phát triển bền vững
3. CÁC KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ
3.1.Những khó khăn, trở ngại chủ yếu trong hoạch định và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
3.1.1.Những khó khăn, trở ngại khách quan
3.1.2. Những khó khăn, trở ngại chủ quan
3.2. Giải pháp khắc phục các khó khăn, trở ngại chủ yếu trong hoạch định và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Sự khác biệt giữa mục tiêu kinh tế vĩ mô và mục tiêu kinh tế vi mô?
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Vai trò quản lý kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường?
2. Nội dung và tiêu chí đo lường của hệ thống các mục tiêu kinh tế vĩ mô?
3. Những khó khăn, trở ngại trong hoạch định và thực thi mục tiêu kinh tế vĩ mô và giải pháp khắc phục?
TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Tài liệu bắt buộc đọc
– Văn kiện Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011, tr. 91-147.
2. Tài liệu tham khảo
-
Tập bài giảng QLNN về kinh tế – NXB lý luận chính trị 2014 (HV1)
-
Giáo trình quản lý học Kinh tế quốc dân – NXB khoa học kỹ thuật (DH KTQD)
-
Giáo trình QLNN về kinh tế – NXB giáo dục (DH KTQD)
-
Giáo trình Kinh tế phát triển – NXB LDTBXH (DH KTQD)
-
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ – NXB DH KTQD
-
Giáo trình Kinh tế lao động – NXB giáo dục (DH KTQD)
-
Paul A. Samuelsson & William D. Nordhaus: Kinh tế học, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia, H.1997, tr. 563-564; 571- 600; Kinh tế học, Tập II, Nxb Chính trị quốc gia, H.1997, tr.652-675
-
Joseph E. Stiglitz: Kinh tế công cộng, Nxb Khoa học và kỹ thuật, H. 1995, Tr 30 -52; 109 -125.