Chụp ảnh chân dung là như thế nào? Bí quyết chụp ảnh thu hút

Chụp ảnh chân dung là như thế nào mà nó có thể gây ấn tượng mạnh và tác động đến suy nghĩ của người xem. Chỉ khi xác định được loại ảnh chân dung muốn chụp, nhiếp ảnh gia mới có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Chụp ảnh chân dung vốn là sự kết hợp của nhiều yếu tố.

Chụp ảnh chân dung là như thế nào?

Khái niệm chụp ảnh chân dung

Ảnh chân dung là một bức ảnh chụp một người, trong đó khuôn mặt và các biểu cảm của người đó là chủ yếu. Mục đích là để hiển thị sắc thái biểu cảm, tính cách và thậm chí cả tâm trạng của người đó. Vì lý do này, trong nhiếp ảnh, chân dung thường không chụp nhanh, mà là ảnh chụp một người đang ở tư thế tĩnh. 

Thông thường, trọng tâm của các bức ảnh chân dung là khuôn mặt. Tuy nhiên, cũng có thể thêm một phần cơ thể, hoặc nền và bối cảnh, nhưng đó chỉ là phần phụ góp phần thể hiện rõ nét đối tượng hơn. Hiểu được các loại chụp ảnh chân dung cũng được coi là một bí kíp chụp ảnh selfie đẹp cho các tín đồ “sống ảo”

Các kiểu chụp ảnh chân dung phổ biến

  • Chụp ảnh chân dung cận cảnh khuôn mặt

Kiểu chụp ảnh cận cảnh khuôn mặt là kiểu chụp chân dung phổ biến nhất. Chân dung cổ điển hay truyền thống sẽ gợi nhớ đến những hình ảnh có khuôn mặt là yếu tố chiếm ưu thế. 

Mọi người sử dụng ảnh chân dung để lột tả hình ảnh đặc trưng của một cá nhân. Chủ thể thường nhìn chính diện vào máy ảnh. Đúng với tên gọi là “chụp cận cảnh khuôn mặt”, toàn bộ hoặc chỉ 2/3  gương mặt đều có thể được sử dụng. Những bức ảnh này luôn để lại ấn tượng rất mạnh cho người xem. 

Chủ thể thường nhìn chính diện vào máy ảnh (Ảnh sưu tầm)

Một người thợ ảnh có tay nghề cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp qua những bức ảnh cận cảnh mà họ chụp. Bởi vì, để có được một bức ảnh đẹp chụp cận cảnh khuôn mặt lại không phải là điều dễ dàng.

  • Chụp ảnh chân dung phối hợp hậu cảnh

Ảnh chân dung phối hợp hậu cảnh là một bức ảnh mà đối tượng chụp được khắc họa trong cuộc sống thực tế. Cách chụp này là một cách “kể chuyện” và làm rõ nét tính cách của đối tượng thông qua bối cảnh xung quanh. Nhiếp ảnh gia có thể thay đổi tùy ý góc độ chụp, bố trí nền hay kiểu dáng của đối tượng để diễn “cốt truyện” muốn thể hiện.

Lấy ví dụ, một đầu bếp trong nhà hàng, một bác sĩ tại bệnh viện, một họa sĩ trong phòng làm việc,…

Ảnh chân dung một họa sĩ đang vẽ tranh (Ảnh sưu tầm)

  • Chụp ảnh chân dung đời thường

Ngược lại với ảnh phối hợp hậu cảnh, ảnh chân dung đời thường được chụp ngẫu hứng, khi các nhiếp ảnh gia bắt được khoảnh khắc tự nhiên nhất của đối tượng. Với thể loại này, đối tượng được diễn tả tự nhiên nhất bởi các hành động hay biểu cảm của chủ thể không được sắp xếp hoặc chuẩn bị trước

Ảnh chân dung đời thường được chụp ngẫu hứng, không có sự bố trí hay sắp xếp (Ảnh sưu tầm)

Kiểu chụp chân dung đời thường được thực hiện lúc chủ thể không biết đến sự có mặt của nhiếp ảnh gia. Thể loại ảnh này thường được sử dụng trong truyền thông, báo chí, nhiếp ảnh đường phố, du lịch, và nhiếp ảnh sự kiện.

  • Chụp ảnh chân dung cuộc sống

Ảnh chân dung cuộc sống dùng để chụp người trong các sự kiện, tình huống thực tế, quan trọng nhằm mục đích để kể chuyện hay truyền cảm hứng cho người thưởng thức.

Điểm nhấn của một bức ảnh cuộc sống chính là “phong cách sống” của từng cá nhân được đề cập. Xét về kỹ thuật, thể loại ảnh này là sự kết hợp giữa phối hợp hậu cảnh với ảnh chân dung đời thường. Nhưng ở đây, sự cảm nhận về màu sắc cuộc sống của đối tượng sẽ được diễn tả mạnh mẽ hơn. Đây là thể loại mang rất nhiều ý nghĩa kể cả trong lĩnh vực thương mại hay chính trong cả nhiếp ảnh chân chính. 

Sự cảm nhận về màu sắc cuộc sống của đối tượng sẽ được diễn tả mạnh mẽ hơn (Ảnh sưu tầm)

Các ngành thường xuyên sử dụng ảnh chân dung cuộc sống là ngành biên tập, thời trang, dược phẩm, thực phẩm. Mục đích là gợi lên cảm xúc của người xem từ việc tô vẽ lên những mong muốn từ cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, trong các dịp lễ, cưới hỏi, hay các dịp quây quần đông vui của các gia đình, thể loại ảnh này cũng được sử dụng phổ biến.

  • Chụp ảnh chân dung nghệ thuật 

Chụp nghệ thuật không đơn thuần chỉ là ấn nút chụp ảnh để lưu giữ những tấm hình. Mà quan trọng là các yếu tố nghệ thuật được gửi gắm trong mỗi tấm ảnh. Không phải ai cũng tạo ra được tính nghệ thuật này vì nó còn phụ thuộc nhiều vào cảm nhận của từng cá nhân. Các giá trị phải xuất hiện trong khi chụp ảnh chân dung nghệ thuật là giá trị của chủ thể trong ảnh, giá trị cuộc sống và cả giá trị nghệ thuật chân chính. 

Các yếu tố nghệ thuật được gửi gắm trong mỗi tấm ảnh (Ảnh sưu tầm)

Quan niệm “chụp hình nghệ thuật là trào lưu dành riêng cho giới trẻ” đã thực sự lỗi thời! Đối tượng chụp là không giới hạn trong ảnh chân dung. Nhân vật trong mỗi tấm ảnh nghệ thuật có thể là có thể là một cá thể, một khoảnh khắc hay những giây phút ý nghĩa nhất,…

Bí quyết chụp ảnh chân dung đẹp 

Bí quyết tạo bố cục đẹp

  • Quy luật 1/3

Một trong những quy luật căn bản nhất để điều chỉnh bố cục trong nhiếp ảnh nói chung và chụp ảnh chân dung nói riêng là quy luật 1/3. Với bố cục này, người chụp dùng 2 đường ngang và 2 đường dọc để chia khung hình thành 9 phần bằng. Khi chụp, các chủ thể sẽ được đặt vào điểm gây chú ý nhất trong khung hình là các giao điểm của các đường, thông thường tính từ cạnh dưới lên, là vị trí hai điểm giao nhau ở 2/3 bức ảnh.

Các chủ thể được được đặt tại giao điểm của các đường ở ⅓ bức ảnh (Ảnh sưu tầm)

  • Bố cục tập trung vào đôi mắt

Một bức ảnh tập trung vào một yếu tố nào đó sẽ làm nổi bật nét đặc trưng của nó. “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, điều này không chỉ đúng trên thực tế  mà nó còn đúng đối với nghệ thuật nhiếp ảnh, đặc biệt là chụp ảnh chân dung. Khi chụp chân dung, việc lấy nét để làm nổi bật đôi mắt chủ thể là nguyên tắc không nên bỏ qua. Khi nhìn vào một bức ảnh có điểm nhấn là đôi mắt khiến người xem có thể cảm nhận cái hồn được truyền tải trong bức ảnh.

Đôi mắt là điểm nhấn truyền tải “cái hồn” của bức ảnh (Ảnh sưu tầm)

Ngược lại, một bức ảnh chụp trực diện nhưng đôi mắt của nhân vật bị lu mờ, u ám, không có sự cuốn hút thì bức ảnh cũng trở nên tăm tối và mờ nhạt. Không có điểm nhấn, người xem không biết nên đặt ánh mắt vào đâu. Toàn bộ nội dung ảnh cũng không khiến người xem muốn dừng lại ở bức ảnh đó.

  • Quy luật khoảng trống

Trong mọi trường hợp chụp ảnh, đặc biệt là đối với ảnh chân dung, cần để trống một khoảng không gian cho mẫu nhìn. Người chụp ảnh cần tránh để mặt mẫu sát với rìa ảnh bởi nó sẽ tạo cảm giác tù túng, chật chội. Tuy nhiên, không phải có thể tùy ý đặt khoảng trống ở bất kỳ chỗ nào. Việc để trống phía sau có thể dẫn dắt ánh mắt của người xem ra khỏi khung hình, vì vậy, bố cục trong ảnh chân dung cần khoảng trống ở phía trước chủ thể.

Tránh để mặt mẫu sát với rìa ảnh (Ảnh sưu tầm)

Mức độ khoảng trống nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của mẫu hoặc stylist. Trong một vào trường hợp, nhiếp ảnh gia sẽ tận dụng quy tắc khoảng trống để dẫn dắt người xem tiếp cận một yếu tố trong bức ảnh được chụp.

  • Quy tắc đơn giản và tối giản

Một trong những bố cục mạnh mẽ lại chính là sự đơn giản. Khi chụp ảnh tức là chụp trên nền giản dị sẽ không gây ra sự phân tán chú ý khỏi chủ thể. Khi chụp mẫu, nhiếp ảnh gia có thể zoom vào một phần đối tượng và tập trung chỉ một hoặc một vài chi tiết để tạo bố cục tối giản 

Khi lược bỏ đi các chi tiết thừa làm bức ảnh trở nên phức tạp, có nghĩa là bạn đã loại trừ bớt những khó khăn trong việc lấy nét và căn chỉnh bố cục.

  • Bố cục trung tâm

Đưa mẫu vào vị trí trung tâm của bức hình là một bố cục hình ảnh có thể dùng được cho những người không chuyên. Với bố cục này, sẽ không mất nhiều thời gian để cho ra đời một bức ảnh toàn diện. Tuy nhiên, đây không phải phương án được ưu tiên. Người chụp ảnh chuyên nghiệp sẽ biết cách tìm được góc đẹp nhất để mẫu xuất hiện trong bức ảnh.

  • Đưa mẫu vào vị trí trung tâm bức ảnh (Ảnh sưu tầm)

    Bố cục đường thẳng

Mắt người luôn có xu hướng nhìn theo đường thẳng xuất hiện trong khung hình. Do đó, người chụp có thể tận dụng điều này để dẫn sự chú ý của người xem tới chủ thể bức ảnh. Nhiếp ảnh gia luôn ưu ái những đường thẳng tự nhiên như lề đường, hàng cây, hàng rào,… Khi áp dụng bố cục này, để bức hình không mất đi chiều sâu, cần lưu ý không đặt người mẫu vào điểm giao nhau của hai đường thẳng.

  • Bố cục có sự lặp lại

Một bố cục lý tưởng cho ảnh chân dung là sử dụng các vật thể giống hệt nhau và cách nhau một khoảng nhất định. Trong bố cục này, điểm nhấn sẽ là một vài vật thể và được nhân bản lên. Chúng sẽ khiến bức ảnh trở nên cuốn hút hơn bao giờ hết.

Sử dụng các vật thể giống hệt nhau và cách nhau một khoảng nhất định để tạo bố cục lặp lại (Ảnh sưu tầm)

Bí quyết tạo dáng chụp ảnh đẹp

  • Tạo dáng tự nhiên và thoải mái biểu lộ cảm xúc

Bí quyết chụp ảnh chân dung đẹp chính là sự tự nhiên và thoải mái để biểu lộ cảm xúc Để mẫu có thể tự nhiên và thoải mái nhất, nhiếp ảnh gia cần trao đổi cởi mở, hướng dẫn chủ thể qua giao tiếp, lời nói để tăng khả năng giao lưu, sáng tạo. Lưu ý không trực tiếp dùng tay điều chỉnh chủ thể. 

Người chụp cần đặc biệt chú ý đến đôi mắt và bờ môi. Đây là những vị trí trên khuôn mặt có khả năng biểu cảm cao nhất. Một số tư thế tạo kiểu tự nhiên như đứng dựa vào khung cửa, ngồi kê tay hoặc có điểm tỳ. 

Khi đã tạo được tư thế, người chụp ảnh cần hướng dẫn các chi tiết nhỏ như cổ tay, dáng người, trọng tâm cơ thể để có một tư thế đẹp, hài hòa. Biểu cảm của mẫu tạo ra cái “hồn” cho bức ảnh, vì vậy, phải để mẫu tập trung, tránh sự phân tán sức chú ý.

  • Cần chú ý các chi tiết nhỏ như cổ tay, dáng người, trọng tâm cơ thể để có một tư thế đẹp (Ảnh sưu tầm)

    Hạn chế tư thế đầu và vai vuông với ống kính

Trừ những trường hợp bắt buộc, cần tránh tư thế đầu vai vuông với ống kính. Tư thế này tạo cảm giác bị gò bó trong khung hình với các đường ngang dọc khô cứng. Một bí quyết tạo dáng chụp ảnh đẹp là, nữ thường nghiêng đầu về phía vai gần máy ảnh hơn còn nam thì ngược lại. Họ nghiêng đầu về phía vai thấp và xa máy ảnh. Những kiểu tạo dáng này có thể tạo các đường chéo, đường ẩn tập trung vào chủ thể.

Nữ thường nghiêng đầu về phía vai gần máy ảnh hơn (Ảnh sưu tầm)

Chụp ảnh chân dung là như thế nào để tạo ra một bức ảnh ấn tượng và truyền tải cảm xúc tới người xem? Đây là một thể loại chụp hình đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm của những người nhiếp ảnh gia, bởi không dễ dàng để tạo ra một bức ảnh chân dung có sức hút. Hãy hiểu rõ các phong cách chụp hình đặc trưng của mỗi kiểu chụp hình để dễ dàng vận dụng vào tấm ảnh của mình, thậm chí là linh hoạt phối hợp giữa các kiểu với nhau.