Chụp X-Quang Phổi Giá Bao Nhiêu? Có Hại Không?

Chụp X-quang phổi

Chụp X-quang phổi là một trong những kỹ thuật cần thiết trong chẩn đoán cận lâm sàng nhằm phát hiện và đưa ra những kết luận chính xác về các vấn đề tại phổi mà người bệnh gặp phải. Vậy chụp X-quang phổi là gì, khi nào nên chụp X-quang phổi, những điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này là gì, tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây. 

Chụp X-quang phổi là gì?

Chụp X-quang phổi là kỹ thuật sử dụng máy chụp X-quang tại phòng đặc biệt với bóng phát tia X di chuyển được, gắn vào cần kim loại lớn. Người bệnh sẽ được hướng dẫn đứng trước một tấm chứa phim X-quang hoặc một đầu thu đặc biệt có thể ghi lại hình ảnh của tim, phổi, đường thở, mạch máu và hạch bạch huyết.

Khi thực hiện chụp, máy X-quang sẽ chiếu tia X qua ngực và thể hiện rõ các hình ảnh tại phổi, tim, mạch máu và cấu trúc của thành ngực trên phim chụp. 

Chụp X-quang phổi

Thông qua hình ảnh phim chụp, bác sĩ sẽ có một số kết luận quan trọng như:

  • Có dịch hay khí bên trong khoang màng phổi hoặc không gian quanh phổi hay không;

  • Viêm phổi

    Người bệnh có gặp các bệnh lý về tim và phổi như:, xẹp phổi, ung thư,… hay không?

  • Tình trạng của xương sườn, phát hiện các tổn thương trong trường hợp người bệnh bị chấn thương

Khi nào nên chụp X-quang phổi?

Chụp X – quang phổi sẽ được chỉ định trong một số trường hợp sau đây:

  • Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ, kiểm tra chức năng phổi 

  • Người bệnh có các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, chấn thương, ho dai dẳng,…

  • Chẩn đoán sàng lọc bệnh lý nếu nghi có nguy cơ bị chấn thương ngực, dập phổi, viêm phổi, lao phổi, khối  u ở phổi, tràn dịch phổi,..

  • Phát hiện các bất thường ở phổi cũng như theo dõi tiến triển trong trường hợp người bệnh đã từng mắc bệnh phổi 

  • Gặp phải những cơn đau nặng sau chấn thương hay do bệnh về tim.

Những điều cần lưu ý khi chụp X-quang

Chụp X-quang không gây đau, nhưng tia X từ quá trình chụp có thể gây ra một số tác động xấu cho sức khỏe. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Lựa chọn các cơ sở y tế lớn, đảm bảo các điều kiện an toàn khi tiến hành kỹ thuật chụp để hạn chế sự tác động của tia X 

  • Nên mang theo các tóm tắt bệnh án, phiếu xét nghiệm, kết quả chụp X-quang trước đó nếu có để trong một số trường hợp các bác sĩ cần có sự so sánh để đưa ra kết luận.

  • Người bệnh nghi ngờ có thai hoặc đang trong thời kỳ mang thai cần thông báo cho bác sĩ để tránh những ảnh hưởng của tia X đến thai nhi

  • Người bệnh nên lựa chọn các trang phục nhẹ, mỏng hoặc mặc áo choàng của bệnh viện khi chụp X-quang để có phim chụp sắc nét nhất.

  • Khi chụp cần tháo bỏ hoa tai, vòng cổ, kính mắt, cặp tóc 

Quy trình chụp x-quang phổi thông thường

Dưới đây là một số bước trong quy trình chụp X-quang phổi thông thường mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Sau khi chẩn đoán lâm sàng, tùy vào từng tình huống cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật chụp X-quang phổi để có những kết luận chính xác hơn

  • Tại phòng chụp, người bệnh cởi bỏ áo ngoài, mặc áo choàng của bệnh viện. Đồng thời, tháo bỏ hoa tai, dây chuyền, kẹp tóc,… 

  • Người bệnh đứng thẳng, dựa vào tấm X-quang để chụp. Bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn tư thế chụp đúng 

  • Trường hợp ngồi hoặc nằm thì cần giữ yên tại tư thế chụp để tránh làm mờ kết quả. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nín thở trong vài giây khi chụp X-quang tim phổi.

  • Đối với một số cơ sở có máy chụp X-quang di động đối với người bệnh tại giường thì kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn vị trí, tư thế phù hợp nhất cho người bệnh 

  • Người bệnh có thể hoạt động bình thường ngay sau khi chụp X-quang tim phổi. Sau đó ra khu vực chờ để nhận kết quả phim chụp (thường mất 5 – 10 phút tùy vào số lượng bệnh nhân)

  • Sau khi nhận kết quả, người bệnh trở lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ đọc phim, đưa ra những chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. 

Hướng dẫn đọc kết quả chụp X-quang phổi

Chụp X-quang phổi

Cầm phim chụp trên tay nhưng hầu hết người bệnh không thể phân tích các hình ảnh được thể hiện. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản để đọc phim X-quang: 

  • Kiểm tra lại thông tin bệnh nhân, ngày thực hiện kỹ thuật chụp X-quang 

  • Chú ý phần tư thế chụp : thẳng, tại giường, nghiêng, chếch, nằm nghiêng.

  • Xem các đánh dấu trên phim

  • Xem chất lượng phim: Có quá sáng hay quá tối, hít vào đủ sâu không? Bất động tốt không? Tư thế có ngay không.

Kết quả hình X quang lồng ngực bình thường khi:

Xương lồng ngực

Xương ức và xương cột sống ngực thường không thấy được trên phim thẳng, chỉ thấy rõ trên phim chụp nghiêng. 

Xương sườn: Xác định trên phim chụp thẳng.

  • Cung sau: Đi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

  • Cung trước: Đi từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Phần sụn không cản quang nên không xác định được tổn thương.

  • Các xương sườn 11, 12 chỉ thấy được trên phim chụp tiết niệu.

Cơ và phần mềm thành ngực

  • Cơ ngực lớn, cơ ức đòn chũm.

  • Bóng vú và núm vú của phụ nữ.

Những bộ phận này chồng hình lên vùng nền và ngoại vi hai phế trường, làm giảm độ sáng của phổi.

Nhu mô phổi và rốn phổi

  • Hai phế trường có màu đen trên phim chụp được gọi là hình sáng.

  • Rốn phổi có màu trắng, gọi là hình mờ, xuất phát từ hai bên của bờ tim, hình rễ cây. Rốn phổi được tạo thành bởi động mạch phổi và các phế quản. Rốn phổi trái thường cao hơn rốn phổi phải khoảng 1 – 2 cm. Rốn phổi chia nhánh nhỏ dần ra ngoại vi thành vân phổi. Khi cách thành ngực khoảng 1 cm thì vân phổi không còn thấy rõ.

Bóng tim và trung thất

  • Bình thường ở vị trí lệch trái và có đường kính ngang < 1⁄2 đường kính ngang lồng ngực.

Khí quản và phế quản gốc

  • Thấy rõ được trên phim chụp điện áp cao.

  • Vòm hoành

  • Vòm hoành phải cao hơn vòm hoành trái khoảng 1 – 2 cm. Ngay dưới vòm hoành trái là túi hơi dạ dày.

Phân chia phế trường và trung thất

  • Phân chia phế trường

Trên phim thẳng

Theo chiều ngang

  • Vùng đỉnh: Từ bờ trên cung trước sườn 2 trở lên.

  • Vùng rốn: Từ bờ trên cung trước sườn 2 đến bờ trên cung trước sườn 4.

  • Vùng nền: Từ bờ trên cung trước sườn 4 đến vòm hoành.

Theo chiều dọc

  • Vùng trung tâm: Dọc theo điểm giữa xương đòn trở vào.

  • Vùng ngoại vi: Dọc theo điểm giữa xương đòn trở ra.

Theo các mốc giải phẫu X quang

  • Vùng trên đòn

  • Vùng dưới đòn

  • Góc sườn hoành hai bên

  • Góc tâm hoành hai bên

  • Vùng rốn phổi

Trên phim nghiêng

  • Phổi được phân chia thành các thuỳ và phân thuỳ phổi. Phổi phải có 3 thuỳ trên, giữa và dưới. Phổi trái có 2 thuỳ trên và dưới. Mỗi bên phổi được chia thành 10 phân thuỳ.

Phân vùng trung thất

Bình diện thẳng

  • Trung thất là hình mờ nằm giữa hai trường phổi, được giới hạn bởi phế mạc trung thất hai bên. Được chia làm 3 tầng (trên, giữa và dưới) bằng hai mặt phẳng qua bờ trên quai động mạch chủ và qua bờ dưới ngã ba khí phế quản.

Bình diện nghiêng

Được phân chia theo sơ đồ của Felson

  • Trung thất trước: Từ mặt sau xương ức tới bờ trước khí quản (hoặc bờ sau tim)

  • Trung thất giữa: Tiếp theo trung thất trước tới sau bờ trước cột sống ngực khoảng 1cm

  • Trung thất sau: Tiếp theo trung thất giữa tới hết máng sườn cột sống

Để có những kết luận chính xác nhất, bạn nên nhờ đến sự tham vấn từ bác sĩ chuyên môn. 

Chụp X-quang phổi giá bao nhiêu?

Vấn đề chi phí khi chụp X-quang phổi được rất nhiều người bệnh thắc mắc. Chi phí khám bệnh cũng như chụp x quang phổi đã được Bộ Y Tế quy định tại quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/03/2007 là khoảng 95.000 đồng. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý đây là  mức giá tối thiểu, giá sàn chưa bao gồm chỉ định xét nghiệm. BHYT sẽ không chi trả cho việc khám và thực hiện kỹ thuật chụp X-quang. 

Ngoài ra, chi phí chụp X-quang sẽ có sự chênh lệch giữa các cơ sở y tế, do đó người bệnh nên tham khảo thật kỹ trước khi quyết định.

Chụp X-quang phổi có hại không?

Chụp X-quang sẽ không gây hại cho sức khỏe nếu như thời gian chụp cách nhay hợp lý dao động 5 – 7 lần/năm. Trường hợp chụp trong thời gian ngắn có thể gây ra tác hại rụng tóc, bỏng da, nếu kéo dài có thể gây ưng thư, một số bệnh lý nguy hiểm khác, thậm chí có thể tử vong.

>> Ngoài chụp X-quang, trong một số trường hợp các bác sĩ chỉ định người bệnh chụp CT phổi. Cùng tìm hiểu rõ hơn: Chụp CT phổi phát hiện bệnh gì, hết bao nhiêu tiền?

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đưa ra đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức hữu ích về chụp X-quang phổi. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ những chỉ định được đưa ra bởi bác sĩ chuyên môn.