Chụp CT Phổi Phát Hiện Bệnh Gì, Hết Bao Nhiêu Tiền?

Home » Vấn đề về phổi

Chụp CT Phổi Phát Hiện Bệnh Gì, Hết Bao Nhiêu Tiền?

Vấn đề về phổi

Chụp CT Phổi Phát Hiện Bệnh Gì, Hết Bao Nhiêu Tiền?

1102 Views

Save

Saved

Removed

0

Chụp CT phổi

Chụp CT phổi là một kỹ thuật nhằm xác định những sự tổn thương tại phổi, từ đó giúp bác sĩ phát hiện ra các bệnh lý để có hướng điều trị kịp thời. Để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này, bạn đọc hãy theo dõi phần nội dung ở dưới bài viết sau.

Chụp CT phổi phát hiện bệnh gì?

Chụp CT phổi hay còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính phổi. Phương pháp này sử dụng máy chụp CT gồm những chùm tia X để quét qua phổi. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ kết hợp cùng với máy tính để tạo ra hình ảnh 2D, 3D để có thể nhận biết được tình trạng của phổi.

Phương pháp chụp CT giữ một vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán cũng như xác định được các đám mờ tại phổi. Trong trường hợp có sử dụng thuốc cản quang để tiêm, bác sĩ có thể nhận biết được các vị trí tổn thương có ngấm thuốc hay không để chẩn đoán chứng ung thư phổi. Có thể nói rằng, ở những vị trí ngấm thuốc cản quang nhiều thì nguy cơ của căn bệnh ung thư sẽ cao hơn so với các vị trí mà thuốc ngấm ít.

Chụp CT phổi

Không chỉ vậy, bằng việc thông qua hình ảnh chụp CT, các bác sĩ có thể phát hiện và đánh giá kĩ những sự thương tổn tại các u phổi. Đây là ưu điểm nổi trội mà việc chụp X- quang sẽ không thể có được.

Như vậy, chụp CT là một phương pháp khá cần thiết bởi những ích lợi như sau:

  • Giúp xác định được vị trí và mức độ thương tổn tại phổi.

  • Giúp tìm ra được những sự tổn thương nhỏ nhất mà phương pháp chụp X-quang không thể phát hiện được.

Chụp CT phổi trong trường hợp nào?

Chụp CT phổi vốn là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất hiện đại nhưng chỉ nên thực hiện nếu như có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Theo đó, một số đối tượng nên áp dụng kỹ thuật chụp CT phổi đó là:

  • Trong gia đình có người từng mắc căn bệnh ung thư phổi.

  • Người sinh sống, làm việc trong môi trường chứa chất phóng xạ, hóa chất độc hại.

  • Người trên 50 tuổi luôn có thói quen hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá hơn 10 năm.

  • Người bị chấn thương nặng tại vùng ngực và có nguy cơ gây sự tổn thương ở phổi.

  • Người bệnh có triệu chứng khó thở, khó nuốt, ho ra máu không rõ nguyên nhân.

  • viêm phổi

    Bệnh nhân bị viêm phế quản nặng,, viêm phổi kẽ, mắc những bệnh lý liên quan đến phổi.

Chụp CT phổi hết bao nhiêu tiền?

Mức giá chụp CT phổi hiện nay thường dao động từ 900.000 đồng đến 4.000.000 đồng cho 1 lần chụp. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là bởi chi phí chụp thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Thiết bị chụp: Thông thường, công nghệ chụp CT hiện đại thường có chi phí đắt hơn so với các các loại máy móc, thiết bị hiện đại. Do đó, người bệnh sẽ phải chi trả với mức giá cao hơn.

  • Không dùng hoặc có dùng thuốc cản quang: Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bệnh nhân có được bác sĩ chỉ định dùng thuốc cản quang hay không. Nếu như không dùng thuốc cản quang thì chi phí chụp CT sẽ cao hơn.

  • Một số yếu tố khác: Kỹ thuật viên, bác sĩ chuyên môn, địa điểm tiêm.

Chụp CT phổi

Chụp CT phổi có hại không?

Phương pháp chụp CT phổi thường sử dụng nguồn năng lượng từ tia X. Chính vì vậy, nguy cơ bệnh nhân bị nhiễm xạ là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy, bạn có thể yên tâm bởi lượng phóng xạ ở mỗi lần chụp CT luôn được ở ngưỡng an toàn và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Do lượng xạ này thường mang tính tích lũy, chính vì vậy, bệnh nhân không nên chụp CT phổi trong 2 lần liên tiếp ở một khoảng thời gian ngắn. Bởi lẽ, điều này không hề tốt đối với người bệnh luôn phải chụp chiếu một cách thường xuyên.

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có nguy cơ mắc phải những ảnh hưởng tiêu cực như:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thuốc cản quang, nếu tình trạng này ở mức độ nặng có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.

  • Người bệnh bị suy thận do bị nhiễm độc bởi thuốc cản quang. Trường hợp này thường xảy ra ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, có tiền sử từng mắc căn bệnh tiểu đường.

  • Trẻ nhỏ bị nhạy cảm với tia xạ có khả năng dẫn đến căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá thấp, chỉ ở mức khoảng 0,0002%.

  • Phụ nữ nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai nên thông báo với các bác sĩ nên thông báo với bác sĩ về tình trạng của mình để có thể sử dụng các chẩn đoán hình ảnh khác hoặc giảm tia X khi chụp CT.

Có thể nói, theo sự đánh giá của các chuyên gia, phương pháp chụp CT được đánh giá tương đối hiệu quả và an toàn, nguy cơ rủi ro cũng khá thấp. Máy móc càng hiện đại thì nguy cơ bệnh lý sẽ ngày càng rủi ro. Không chỉ vậy, so với những lợi ích mà phương pháp chụp CT đem lại thì các rủi ro này thực sự không đáng kể.

Trước khi chụp CT phổi cần lưu ý gì?

Trước khi chụp CT phổi, bệnh nhân cần phải lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Người bệnh cần phải trung thực trong việc khai báo về tiền sử bệnh lý mà mình đang gặp phải hoặc có đang mang thai hay không. Đặc biệt nên lưu ý về các vấn đề như tim mạch, tiểu đường, thận, hen suyễn, dị ứng với thuốc hoặc đang sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh lý khác.

  • Trong một số trường hợp, người bệnh nên tiêm thuốc cản quang theo sự chỉ định của các bác sĩ. Nếu phải tiêm thuốc thì bệnh nhân cần phải nhịn ăn trong vòng 4 đến 6 giờ.

  • Tháo những dụng cụ kim loại như kẹp tóc, trang sức, thiết bị trợ thính… bởi có thể gây ảnh hưởng tới kết quả chụp CT phổi.

  • Cần lựa chọn địa chỉ chất lượng, uy tín để các bác sĩ có thể tư vấn trước khi thực hiện chụp CT phổi.

  • Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh dùng thuốc tương phản để làm rõ cấu trúc tại 1 bộ phận nào đó để có thể kiểm tra chi tiết. Theo đó, loại thuốc này có thể đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm hoặc đường uống.

Mọi thông tin về phương pháp chụp CT phổi đã được giải đáp thông qua phần trên của bài viết. Hy vọng bạn sẽ cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện để không gây ảnh hưởng đến cơ thể nhé.