Chương trình tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên Tập huấn GDPT 2018 – taphuan.csdl.edu.vn
Chương trình tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên 2021 sẽ bồi dưỡng Giáo viên phổ thông và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Toàn bộ chương trình tập huấn giáo viên 2021 sẽ tập trung xoay quanh các thông tin về chương trình phổ thông mới cùng các thay đổi liên quan đến đánh giá, kiểm tra học sinh.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Chương trình tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên cho Chương trình GDPT 2021 Modun 5 đại trà sẽ bắt đầu vào tháng 11 sau đợt Tập huấn mô đun 4 cho 131 giảng viên sư phạm chủ chốt.
Theo đợt Tập huấn mô đun 5 sẽ vẫn diễn ra theo hình thức trực tuyến qua phòng họp ảo trên hệ thống LMS của Viettel. Khoá bồi dưỡng trên hệ thống LMS khó tránh khỏi một số trục trặc về mặt kỹ thuật như: sự cố về kỹ thuật của hệ thống LMS, đường truyền internet tại một số nơi chưa đảm bảo nên có lúc người tham gia bị thoát ra ngoài hoặc không nhìn thấy hình ảnh, không nghe thấy âm thanh nhưng sẽ nhanh chóng được khắc phục.
Chương trình tập huấn mô đun 5 gồm các nội dung: Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học; Phân tích và phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
Để tham gia Chương trình tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên trực tuyến mọi người sẽ phải đăng nhập vào hệ thống tập huấn giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo để đăng ký môn học theo đúng chuyên môn cần bồi dưỡng. Cũng giống như Chương trình tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên các năm trước sẽ có 9 mô đun cho 19 môn học theo chương trình học dành cho giáo viên phổ thông. Theo chương trình tập huấn, mỗi giáo viên tiểu học, THCS, THPT và cán bộ quản lý được cấp một tài khoản cố định riêng để tập huấn.
Trong Chương trình GDPT 2021, lớp 6 sẽ có một số môn học và hoạt động giáo dục lần đầu xuất hiện. Đó là hai môn tích hợp Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên, cùng Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Để tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục này hiệu quả, Bộ GDĐT đưa ra một số hướng dẫn cho các nhà trường triển khai thực hiện.
Chương trình GDPT 2018 bắt đầu áp dụng từ năm học 2020 – 2021 cho lớp 1. Còn từ năm học 2021 – 2022 với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 – 2023 với lớp 3, 7 và 10; năm học 2023 – 2024 với lớp 4, 8, 11; năm học 2024 – 2025 với lớp 9 và 12.
Mục Lục
Cách đăng nhập Chương trình tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên
Các tài khoản đã có trên Hệ thống Tập huấn là các tài khoản đã được tạo hoặc đã được sử dụng trên Hệ thống Tập huấn.
Bước 1
Truy cập vào trang web: https://taphuan.csdl.edu.vn/.
Bước 2:
Điền thông tin đăng nhập vào màn hình phía trên.
Trong đó
- Tài khoản: Địa chỉ email của bạn.
- Mật khẩu: Mật khẩu của bạn trên hệ thống Tập huấn . Bạn có thể sử dụng
để hiển thị thông tin mật khẩu tường minh thay vì các ký tự . - Click vào nút Đăng nhập để truy cập vào hệ thống. Nếu thông tin đăng
nhập của bạn nhập đúng thì bạn đăng nhập thành công và bắt đầu sử dụng
các chức năng của hệ thống. Nếu thông tin đăng nhập không đúng, hệ
thống sẽ báo lỗi “Tên đăng nhập hoặc mật khẩu không khớp, vui lòng nhập
lại”. - Quên mật khẩu: Lấy lại mật khẩu cho tài khoản
Cách thay đổi thông tin tài khoản taphuan.csdl.edu.vn
Cập nhật thông tin hồ sơ cá nhân
Sau khi đăng nhập thành công vào hệ thống, học viên phải cập nhật thông tin cơ bản của mình trên hệ thống.
Cập nhật thông tin và các trường trong hồ sơ bao gồm:
- Mã giáo viên (Nếu có): Đây là trường không bắt buộc, giáo viên có thể cập nhật mã (nếu có)
- Họ và tên
- Giới tính
- Dân tộc
- Ngày sinh
- Thư điện tử
- Số điện thoại
- Đơn vị
- Trình độ chuyên môn/ Chuyên ngành đào tạo
- Kinh nghiệm giảng dạy
Nhấn Lưu để lưu các thông tin vừa cập nhật.
Cập nhật ảnh đại diện tài khoản Tập Huấn
Bước 1:
Nhấn chọn vào tên của mình trên góc phải màn hình sau đó chọn Tài khoản.
Bước 2:
Chọn Hình đại diện trên menu chọn biểu tượng Hình đại diện.
Bước 3:
Sau đó nhấn Cập nhật để chọn ảnh từ máy tính.
Bước 4:
Tiếp theo nhấn Lưu để hoàn thành việc tải ảnh đại diện từ máy tính lên.
Danh sách 9 Mô Đun bồi dưỡng theo Chương trình GDPT 2018
Mô đun 1 “Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018” gồm 6 nội dung:
1. Tư tưởng chủ đạo và quan điểm phát triển Chương trình GDPT 2018;
2. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học/THCS/THPT trong chương trình GDPT 2018;
3. Kế hoạch giáo dục, nội dung Chương trình GDPT 2018;
4. Phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018 theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục môn học;
5. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học;
6. Các điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Mô đun 2 “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:
1. Các xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT;
2. Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018;
3. Lựa chọn, xây dựng các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học/THCS/THPT.
Mô đun 3 “Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học/THCS/THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực” gồm 4 nội dung:
1. Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT;
2. Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và kết quả đánh giá trong dạy học, giáo dục học sinh;
3. Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh tiểu học/THCS/THPT về phẩm chất, năng lực;
4. Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
Mô đun 4 “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT” 3 nội dung:
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học/THCS/THPT;
2. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học;
3. Phân tích và phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong trường tiểu học/THCS/THPT.
Mô đun 5 “Tư vấn và hỗ trợ học sinh tiểu học/THCS/THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học” gồm 3 nội dung:
1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học/THCS/THPT;
2. Xây dựng, lựa chọn và thực hiện các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học/THCS/THPT (lồng ghép vào môn học/hoạt động giáo dục);
3. Xây dựng kênh thông tin về tư vấn hỗ trợ học sinh tiểu học/THCS/THPT.
Mô đun 6 “Xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:
1. Sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học/THCS/THPT; vai trò của giáo viên, học sinh trong xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học/THCS/THPT;
2. Xây dựng và quảng bá các giá trị cốt lõi của nhà trường, lớp học xây dựng niềm tin cho mọi học sinh, đồng nghiệp vào các giá trị cốt lõi đó;
3. Xây dựng, thực hiện và giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện.
Mô đun 7 “Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:
1. Những vấn đề chung về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học; vai trò của giáo viên;
2. Các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường trong trường tiểu học/THCS/THPT;
3. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường trong trường tiểu học/THCS/THPT.
Mô đun 8 “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:
1. Khái quát vai trò và lợi ích của sự gắn kết nhà trường với gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; trách nhiệm của giáo viên về vấn đề này;
2. Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;
3. Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp giữa giáo viên và gia đình để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường tiểu học/THCS/THPT.
Mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:
1. Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh tiểu học/THCS/THPT;
2. Các phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục học sinh ở trường tiểu học/THCS/THPT;
3. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh ở trường tiểu học/THCS/THPT.