Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học 2022

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay thì các chương trình giáo dục ngày càng được nâng cao nhằm tạo được chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học; việc kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Nội dung chương trình giáo dục cấp tiểu học mới

Bắt đầu từ năm học 2020 – 2021 sẽ bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Với chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học hiện nay thì giáo dục không còn phải để truyền thụ kiến thức mà còn nhằm giúp cho học sinh hoàn thành công việc, giải quyết được các vấn đề trong học tập cũng như trong đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học được trên lớp trên trường.

Hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt các cấp học đó chính là trải nghiệm. Những môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại là môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn.

Cấp tiểu học thì các môn học bắt buộc hiện nay gồm có Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật.

Môn học tự chọn hiện nay là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ đối với học sinh lớp 1 và lớp 2. Bậc học này có thêm môn học mới là Tin học và Công nghệ.

Như vậy Bộ giáo dục và đào tạo đã áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học từ năm học 2020 – 2021 đối với lớp 1; trong năm học 2021 – 2022 áp dụng đối với lớp 2; năm học 2022 – 2023 áp dụng đối với lớp 3 và năm học 2023 – 2024 sẽ áp dụng đối với lớp 4.

Từ đó thấy được rằng việc áp dụng chương trình học mới có vai trò rất quan trọng đối với học sinh, thay vì việc áp dụng chương trình giáo dục như trước đây là chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức dẫn tới sự gò bó, áp lực cho học sinh thì trong việc đổi mới chương trình học này sẽ thu hút được sự quan tâm hơn của học sinh đồng thời sẽ tăng khả năng làm việc, học tập của học sinh.

Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

Để tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học thì Bộ giáo dục đào tạo đã yêu cầu các Sở giáo dục đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên triển khai một số công việc sau:

– Thực hiện tinh giản, điều chỉnh nội dung dạy học

Bộ giáo dục đào tạo đã yêu cầu tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, thực hiện tinh giảm những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần truyền đạt.

Thực hiện việc điều chỉnh để tránh việc trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục tiến hành bổ sung cập nhật những thông tin mới cho phù hợp thay cho những thông đã cũ, lạc hậu.

Không dạy thực hiện việc dạy những nội dung vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

– Thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Tăng cường công tác tập huấn và hướng dẫn giáo viên về các hình thức, các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Xây dựng các kế hoạch cho bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả trên lớp và ngoài lớp học.

Cần chú trọng rèn cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để có thể tiếp nhận và vận dụng các kiến thức mới thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học.

Dành nhiều thời gian trên lớp hơn cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày và thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình từ đó giáo viên sẽ tổng hợp lại kiến thức,đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

– Đổi mới về phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Nhà trường và các tổ nhóm chuyên môn cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sao cho phù hợp với kế hoạch giáo dục của từng môn học, các hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Tuyệt đối không thực hiện việc kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, những câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức của chương trình học hiện hành.

Tiến hành việc đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau như đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên ở trên lớp.

– Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục

Cần chú trọng các biện pháp để điều kiện thuận lợi và khuyến khích từ đó tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục.

Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Tăng cường các hoạt động trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường thông qua các cuộc hội nghị, các cuộc hội thảo, vấn đề học tập, giao lưu giữa các trường.

Tăng cường công tác thanh tra và  kiểm tra việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác quản lý hoạt động dạy học, giáo dục của các nhà trường theo quy định hiện hành; có hình thức biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, những cá nhân thực hiện tốt, đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân làm sai các quy định về thực hiện chương trình; dạy thêm, học thêm; kiểm tra, đánh giá.

Như vậy khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cấp thiểu học cũng sẽ căn cứ vào những công việc đã nêu ở trên để các trường có thể tiến hành triển khai sao cho phù hợp với điều kiện trong nhà trường.

Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học là:

– Giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để từ đó phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo. Từ đó chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên ở các lớp học cũng như cấp học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu về sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, về trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học tập ở bậc trung học cơ sở.

– Giúp cho học sinh củng cố và phát triển được những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

– Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Từ đó có thể thấy được mục tiêu cơ bản và chung nhất của chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học chính là giúp học sinh hình thành và phát triển được những yếu tố căn bản để từ đó đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần cho học sinh, phẩm chất và năng lực. Từ đó có thể định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

6 điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học thì hệ thống các môn học ở các cấp học sẽ được thiết kế theo những định hướng để bảo đảm cân đối nội dung các lĩnh vực giáo dục, phù hợp với từng cấp học, từng lớp học. Điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay đó là:

– Khắc phục sự chồng lấn giữa các môn: Đây là điểm mới đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới chính là phương hướng, kế hoạch khái quát về Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó quy định những vấn đề chung của giáo dục phổ thông.

– Chuyển sang phát triển phẩm chất năng lực: Chương trình mới, mục tiêu của từng cấp học được viết cụ thể hơn. Theo đó thì chương trình cấp tiểu học sẽ giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển hài hòa về thể chất, tinh thần, về phẩm chất và năng lực được nêu trong mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới.

– Coi trọng trải nghiệm sáng tạo: Chương trình mới này sẽ chú trọng hơn việc rèn luyện cho học sinh năng động, có tư duy độc lập, có khả năng phát hiện và thực hiện giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc theo nhóm..

– Giúp học sinh hứng thú hơn với học tập: Với chương trình mới, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phong phú hơn, theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học tạo sự hứng thú cho học sinh trong việc học tập.

– Phân hóa dần ở cấp trên: ở cấp học nào cũng phải chú ý đến phương pháp riêng nội dung, chú ý như thế nào để chú trọng việc tích hợp kiến thức cấp dưới và phân hóa dần lên cấp học trên.

– Thực nghiệm cái mới, cái khó: Chương trình giáo dục phổ thông mới được tiến hành thực nghiệm ngay trong quá trình xây dựng chương trình chương trình học mới.

Mong rằng qua bài viết trên của Luật Hoàng Phi đã giải đáp cho độc giả những thông tin cần thiết về vấn đề chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học, những nội dung và mục tiêu và điểm mới của chương trình học này.