Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN SAU SỬA ĐỔI
Thực hiện Công văn số 449/PGD&ĐT-GDMN về việc triển khai thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi.Trường mầm non Nguyệt Đức tổ chức hướng dẫn và quán triệt cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện các nộ dung như sau:
1. Một số văn bản và nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Chương trình GDMN đến toàn bộ cán bộ, giáo viên mầm non trong nhà trường
1.1. Một số văn bản về sửa đổi bổ sung Chương trình giáo dục mầm non:
Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGD&ĐT ngày 25/7/2009 của Bộ GD&ĐT; Quyết định số 777/QĐ-BGDĐT ngày 14/3/2017 về việc đính chính thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2006 của Bộ GD&ĐT; Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thông tư ban hành Chương trình giáo dục mầm non; Công văn số 716/BGDĐT-GDMN ngày 27/2/2017 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi, bổ sung.
1.2. Một số nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Chương trình giáo dục mầm non:
Mục tiêu giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ ở Chương trình giáo dục nhà trẻ và giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển thẩm mỹ ở Chương trình giáo dục mẫu giáo.
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng cho trẻ/ ngày được cập nhật theo quy định mới của Bộ Y tế.
Một số từ ngữ diễn đạt( tránh nhầm lẫn giữa nội dung và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển thẩm mỹ).
Đánh giá sự phát triển của trẻ( làm rõ mục đích, nội dung, phương pháp, lưu hồ sơ về đánh giá sự phát triển của trẻ).
Hướng dẫn thực hiện chương trình(để để làm rõ tính chất của Chương trình khung quốc gia đó là: Phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ). Một số từ ngữ ( để làm rõ nội dung và hoạt động giáo dục, mức độ, kết quả mong đợi, phân hóa từng độ tuổi, đảm bảo Chương trình khung quốc gia).
2. Hướng dẫn giáo viên tổ chức thực hiện, phát triển Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện văn hóa của địa phương, của nhà trường và khả năng, nhu cầu của trẻ:
2.1. Mục tiêu giáo dục
Căn cứ chương trình và điều kiện thực tiễn, các cơ sở GDMN xác định mục tiêu giáo dục, phát triển thành các nội dung cụ thể phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, phù hợp với vùng miền và điều kiện thực tế của địa phương, trường, lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục theo mục tiêu đề ra đối với từng độ tuổi; giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, xã hội và thẩm mỹ.
2.2. Chế độ sinh hoạt
Đối với lứa tuổi nhà trẻ: Thời gian thực hiện các hoạt động dao động trong khoảng 10 phút/01 hoạt động. VD: Đón trẻ 20-30 phút, chơi tập 50-60 phút. Đối với lứa tuổi mẫu giáo: Thời gian ngủ dao động trong khoảng 10 phút từ 140-150 phút
Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt của trẻ theo độ tuổi; ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ theo chế độ sinh hoạt của nhóm lớp.
2.3. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe
a. Tổ chức ăn:
* Chế độ và nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại cơ sở GDMN cho trẻ nhà trẻ
Nhóm tuổi
Chế độ ăn
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng/trẻ/1ngày
Cả ngày
Cơ sở GDMN (chiếm 60-70%/ngày)
6-12 tháng
Sữa mẹ + Bột
600 – 700 Kcal
420 Kcal
12-18 tháng
Cháo + Sữa mẹ
930- 1000 Kcal
600 – 650 Kcal
18-24 tháng
Cơm nát+ Sữa mẹ
24-36 tháng
Cơm thường
36-72 tháng
Cơm thường
1230- 1330Kcal.
665 – 676Kcal
+ Nhu cầu năng lượng/1bữa ăn/1 xuất ăn tại trường MN
Nhu cầu
Năng lượng cả ngày
Tỉ lệ các chất cung cấp
năng lượng/xuất ăn
Bữa trưa
Bữa chiều
Bữa phụ chiều
Chất đạm (Protit)
Chất béo (Lipit)
Chất bột (Gluxit)
Nhà trẻ
30%-35%
25%-30%
5%-10%
13% -20%
30% -40%
47% – 50%
Mẫu giáo
25%-35%
x
10% -15%
15%-25%
25%-35%
45%-52%
Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữa chính và một bữa phụ.
– Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa: 30% – 35% nhu cầu năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều: 25% – 30% nhu cầu năng lượng cả ngày. Bữa phụ: 5% – 10% nhu cầu năng lượng cả ngày.
– Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyễn nghị theo cơ cấu: Chất đạm khoảng 13-20%; chất béo khoảng 30-40%; chất bột đường khoảng 47-50% năng lượng khẩu phần.
* Chế độ và nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại cơ sở GDMN cho trẻ mẫu giáo
-Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là: 1230-1330 kcal.
-Nhu cầu khuyễn nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50-55% nhu cầu cả ngày: 665-676 kcal.
-Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: một bữa chính và 1 bữa phụ.
– Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 25% đến 35%% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 10% đến 15% năng lượng cả ngày.
– Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu: Chất đạm khoảng 15-25%; chất béo khoảng 25-35%; chất bột đường khoảng 45-52% năng lượng khẩu phần.
Các cơ sở GDMN quản lý chặt chẽ công tác bán trú; thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại cơ sở GDMN; xây dựng khẩu phần ăn đảm bảo nhu cầu năng lượng và tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị trong chương trình GDMN; sử dụng các phần mềm được Bộ GD&ĐT thẩm định để tính khẩu phần ăn cho trẻ. Thực đơn xây dựng hàng ngày, theo tuần và theo mùa; Các món ăn của thực đơn không lặp lại trong 2 – 4 tuần; sử dụng dưới 3 gram muối/ngày; hạn chế tối đa thực phẩm chế biến sẵn(giò, chả, xúc xích, mỳ tôm, bánh kẹo …). Cung cấp đủ nước cho trẻ theo nhu cầu được quy định trong Chương trình; nên sử dụng nước đun sôi để nguội cho trẻ uống hằng ngày; nếu sử dụng nước uống đóng chai, cần lựa chọn sản phẩm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Tổ chức tốt bữa ăn hàng ngày cho trẻ, tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ khi ăn; quan tâm lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe, kĩ năng tự phục vụ cho trẻ phù hợp với độ tuổi.
b. Tổ chức ngủ cho trẻ:
Chỗ ngủ cho trẻ tại các cơ sở GDMN phải đảm bảo sạch sẽ, yên tĩnh và an toàn; tổ chức giấc ngủ đảm bảo thời gian quy định; có giáo viên trực ở nhóm, lớp để quan sát, phát hiện và sử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra trong khi trẻ ngủ; sau khi trẻ thức giấc, giáo viên hướng dẫn trẻ làm một số việc tự phục vụ cá nhân.
c. Vệ sinh:
Các cơ sở GDMN tăng cường hoạt động chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân( rửa tay, rửa mặt, vệ sinh da, răng miệng; đi vệ sinh; giữ gìn quần áo, giày dép sạch sẽ..); giáo viên phải là tấm gương giữ gìn vệ sinh để trẻ học tập và làm theo.
Đảm bảo vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp; vệ sinh đồ dung, đồ chơi theo định kì; xử lí rác, nước thải hợp vệ sinh; giữ sạch nguồn nước và cung cấp đủ nước sạch để nấu ăn và sinh hoạt cho trẻ.
d. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới:
Trẻ từ 1-60 tháng tuổi sử dụng 3 loại biểu đồ: Biểu đồ cân nặng theo tuổi trẻ 0-78 tháng tuổi; biểu đồ chiều cao theo tuổi trẻ 0-78 tháng tuổi; biểu đồ cân nặng theo chiều cao trẻ 0-60 tháng tuổi.
– Trẻ từ 61 tháng tuổi đến 78 tháng tuổi sử dụng 3 loại biểu đồ: Biểu đồ cân nặng theo tuổi trẻ 0-78 tháng tuổi; biểu đồ chiều cao theo tuổi trẻ 0-78 tháng tuổi; biểu đồ BMI theo tuổi trẻ 61-78 tháng tuổi.
( Lưu ý: Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân thì không cần chấm biểu đồ cân nặng theo chiều cao)
Các cơ sở GDMN tổ chức tốt việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ; tùy theo điều kiện thực tế có thể tổ chức kiểm tra sức khỏe ban đầu cùng với khám chuyên khoa. Nếu có điều kiện, tổ chức khám sức khỏe 2 lần/ năm học ( vào đầu năm và cuối năm); lưu kết quả khám sức khỏe, kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thông báo công khai cho gia đình trẻ; phối hợp với phụ huynh có biện pháp can thiệp đối với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân- béo phì. Tăng cường các giải pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi so với đầu năm học và khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì.