Chương trình giáo dục – Hanoi Adelaide School

Chương trình giáo dục

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình, từ thời đại sản xuất công nghiệp sang tri thức công nghệ số với tốc độ ngày càng nhanh, thế hệ trẻ sẽ phải đối mặt với những thách thức xuất phát từ những tác động về số hoá, tự động hóa, toàn cầu hoá trong mọi ngành công nghiệp. Để chuẩn bị cho những sự thay đổi này, thế hệ trẻ ngày nay không chỉ cần xây dựng kỹ năng đọc, viết, tính toán mà còn cần hình thành và phát triển các kỹ năng thuộc các lĩnh vực Sáng tạo, Hợp tác, Giao tiếp, Tư duy tính toán, và Tự định hướng.

Chương trình giáo dục H.A.S được xây dựng để đáp ứng kịp với xu thế và yêu cầu đang đặt ra của xã hội hiện đại, khắc phục những “khái niệm cũ” không còn phù hợp cho thế hệ học sinh thế kỷ 21.

  • Chương trình H.A.S đo lường sự tiến bộ trong quá trình học tập chứ không phải chỉ điểm số cuối cùng của học sinh. 

  • Chương trình H.A.S tập trung vào việc học tập mang tính ứng dụng vào thực tế, tình huống cần giải quyết, thay vì tập trung vào việc đơn thuần bổ sung kiến thức môn học. Tính thực tế này được thể hiện qua việc áp dụng các kỹ năng từ nhiều nhóm lĩnh vực khác nhau (toán học, đọc viết, tư duy phản biện, khoa học, v.v.) cho các vấn đề và thách thức mới. Đây cũng chính là những kỹ năng mà học sinh cần để chuẩn bị cho thị trường lao động hiện đại.

  • Bên cạnh các yêu cầu cơ bản về học thuật, chương trình H.A.S cũng đặt ra các mục tiêu về các thói quen, tư duy, kỹ năng phi học thuật. Thay vì tập trung vào việc giảng dạy một tập hợp nội dung kiến ​​thức để giúp học sinh vượt qua các kỳ thi, chương trình H.A.S hướng tới việc đào tạo ra những người học có thể giải quyết vấn đề, làm việc cùng nhau, suy nghĩ sáng tạo và cạnh tranh trong thế giới luôn thay đổi mà chúng ta đang sống ngày nay. Việc đánh giá công bằng các năng lực phi học thuật, học thuật đảm bảo học sinh được trang bị kiến ​​thức, kỹ năng, tư duy và được chuẩn bị cho những thay đổi trong bối cảnh thay đổi của nền kinh tế toàn cầu.

1. “Thành công tại H.A.S” được định nghĩa thế nào?

Các định nghĩa “hạn hẹp” hiện tại về sự thành công của học sinh thường coi trọng nội dung kiến ​​thức hơn các kỹ năng và tư duy cần thiết để học sinh phát triển trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng ngày nay. 

Tại H.A.S, thành công được đo lường và ghi nhận dựa trên nhưng đánh giá thường kỳ một loạt các thói quen, tư duy, kỹ năng và trải nghiệm để giúp học sinh luôn trong tâm thế sẵn sàng chuẩn bị cho họ hành trình học- tập, làm việc trong tương lai. 

Kế thừa và phát triển khung năng lực NextGen đã và đang được sử dụng ở nhiều trường học trên khắp thế giới, Nhà trường đã hướng các mục tiêu sau tốt nghiệp cho học sinh bao gồm các năng lực học thuật, và phi học thuật; tư duy, kỹ năng và kinh nghiệm theo bốn nhóm. Mỗi nhóm bao gồm một tập hợp các năng lực, hoặc trải nghiệm mà học sinh cần hoàn thành sau khi kết thúc năm học.

  • Nhóm năng lực liên quan đến nội dung, kiến thức học thuật: Học sinh tốt nghiệp cần ít nhất đạt được các năng lực, kiến thức đầu ra quy định của Bộ Giáo dục và có thể áp dụng kiến ​​thức theo nhiều cách thông qua các trải nghiệm tại H.A.S.

  • Nhóm năng lực về thói quen thành công: Phát triển các kỹ năng cá nhân và liên nhân, thói quen và hành vi. Theo nghiên cứu, đây là những điều cần thiết để thành công trong học tập, định hướng bản thân và xây dựng hạnh phúc cá nhân.

  • Nhóm năng lực thiết yếu thế hệ mới (Nextgen): Phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, giao tiếp và hợp tác cũng như các kỹ năng phù hợp với thế giới thay đổi và phát triển không ngừng như tinh thần khởi nghiệp, hiểu biết về kỹ thuật số và cuộc sống thực tiễn.

  • Các trải nghiệm định hướng: Những trải nghiệm này tập trung vào việc phát triển khả năng “tự định hướng” bằng cách tập trung vào việc xác định sở thích và đam mê, điều hướng quá trình chuyển đổi, học hỏi từ thất bại, tích luỹ vốn hiểu biết về xã hội để lên kế hoạch cho tương lai sau khi tốt nghiệp.

                                 Các nhóm năng lực mục tiêu. Nguồn: Building 21

 

2. H.A.S đạt được mục tiêu và định hướng đề ra bằng cách nào?

Mô hình học tập lấy học sinh làm trung tâm và định hướng phát triển năng lực.

  • Hệ thống quản lý học tập lấy học sinh làm trung tâm; theo dõi sự phát triển và tiến bộ, cập nhật mức độ thành thạo liên tục qua các giai đoạn, thông qua Hồ sơ học tập online Portfolio.

  • Khung năng lực bao gồm các bộ năng lực và kỹ năng, như một công cụ đánh giá toàn diện, để học sinh biết mình hiện đang ở đâu và cần làm gì để đạt được mục tiêu.

  • Cơ hội trải nghiệm cho học sinh để họ tiếp xúc với nhiều lĩnh vực nghề nghiệp và các đối tác trong ngành và những kỹ năng cần thiết cho một công dân toàn cầu.

  • Trong quá trình học, học sinh luôn có cơ hội thể hiện năng lực bản thân, và áp dụng những kỹ năng, kiến thức học được, để tìm ra các giải đáp cho các câu hỏi/ vấn đề lớn, tạo ra sản phẩm học tập có tính ứng dụng thực tế.

  • Việc học diễn ra ở trong trường và cả ngoài trường học.

  • Chu trình học tập

    được thực thi thông qua các phương pháp và kĩ thuật học tập tích cực, như

    học-tập theo dự án

    ,

    học-tập theo vấn đề

    , học

    -tập truy vấn,

    học-tập qua trải nghiệm

    ,

    học-tập năng lực cảm xúc và xã hội

    .

  • Kế hoạch học tập cá nhân hoá tạo điều kiện cho học sinh, gia đình, Nhà trường có thể theo dõi, giám sát, lên kế hoạch dựa trên những thông tin chi tiết, và thực tế về tiến trình và kết quả học- tập của học sinh; trong đó bao gồm việc Thiết lập mục tiêu, Mức độ hoàn thành nhiệm vụ, Mức độ thành thạo, Khả năng tiếp thu kiến thức, Điểm số và Sự tiến bộ trong các bài đánh giá, Hành vi, Mức độ đạt được các thói quen thành công, Định hướng phát triển tương lai.

Những năng lực mà học sinh sẽ hình thành qua các hoạt động học-tập tại Hanoi Adelaide School cụ thể như sau: 







Công nghệ thông tin và truyền thông

Phát triển bản thân

Tự định hướng

Mỹ thuật

Ngôn ngữ Anh 

Các thói quen thành công

Năng lực thiết yếu thế hệ mới







Tính toán

Khoa học xã hội

Thể chất

Âm nhạc

Sức khoẻ

Khoa học Tự nhiên

Ngôn ngữ Việt

3. Chương trình giáo dục tại Hanoi Adelaide School theo từng bậc học

3.1. Bậc Tiểu học 

Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành nền móng các nhóm năng lực H.A.S; chú trọng vào nhận diện cảm xúc bản thân và cuộc sống xung quanh, hình thành các kỹ năng sống, kỹ năng tạo lập quan hệ với bạn bè, thầy cô và gia đình; phát triển hài hòa thể chất và tinh thần, phát triển ngôn ngữ; kích thích trí tò mò, tư duy sáng tạo.

3.2. Bậc Trung học cơ sở

Mục tiêu: Giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực H.A.S, tạo nền tảng để tiếp tục phát triển ở cấp tiếp theo; chú trọng nhận diện và kiểm soát cảm xúc bản thân, tạo lập và kiểm soát các mối quan hệ xung quanh học sinh; tiếp tục phát triển năng lực tự học và ý thức học tập suốt đời, trải nghiệm hướng vào các hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng và các hoạt động hướng nghiệp nhằm hình thành năng lực phát triển bản thân, các thói quen thành công, kỹ năng thiết yếu của thế hệ mới. 

3.3.

Bậc Trung học phổ thông

Mục tiêu: Giúp học sinh có khả năng tự học, sẵn sàng tham gia môi trường đại học, hoặc học nghề hay tham gia thị trường lao động, đáp ứng sự phân luồng mạnh mẽ về định hướng nghề nghiệp ở bậc trung học phổ thông theo hướng cá nhân hóa, thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp. 

Chương trình giáo dục trung học phổ thông H.A.S có 2 lộ trình: 

  • Chương trình H.A.S Tăng cường

    chú trọng năng lực học thuật và ngôn ngữ Anh, phát triển năng lực tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích.

  • Chương trình Song bằng:

    tích hợp giữa Chương trình giáo dục trung học phổ thông Việt Nam và Chương trình giáo dục trung học phổ thông Australia. Sau khi tốt nghiệp học sinh sẵn sàng tham gia môi trường học tập ở trong và ngoài nước. 

Hanoi Adelaide School

Ngôi trường tiên phong trong giáo dục phát triển năng lực