Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học

“Tôi là giáo viên tiểu học đã được 2 năm. Tôi cảm thấy việc dạy học của mình đã vô cùng tốt, thậm chí đã dạy nâng cao khá nhiều lớp. Vừa rồi nhà trường có yêu cầu về chương trình bồi dưỡng thường xuyên và các chứng chỉ module. Không hiểu vì sao giáo viên tiểu học phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ vậy ạ? Và cụ thể về mẫu module bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học như thế nào?”

Như vậy, cùng Luật sư X tìm hiểu “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học” qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT

Thông tư 18/2019/TT-BGDDT

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên nhằm bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên. Chương trình cũng nâng cao phẩm chất, năng lực nghiệp vụ của giáo viên để phục vụ cho giảng dạy. Ngoài ra để đáp ứng chất lượng giáo viên và yêu cầu nghề nghiệp ở địa phương và các ngành. Chương trình phải có chất lượng phù hợp cho cơ sở giáo dục tiểu học. Yêu cầu đối với chất lượng chương trình là phải đáp ứng vị trí việc làm và phát triển của giáo dục.

Các module bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học

Hệ thống các module bồi dưỡng giáo viên sẽ đánh giá một cách khách quan năng lực nghề nghiệp. Đồng thời mô hình này giúp giáo viên dễ dàng bắt kịp và kết nối tri thức hiện hành. Đây chính là bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên được Bộ GD&ĐT công nhận. Sau đây là hệ thống module:

Phẩm chất nhà giáo:

Module GVPT 01: Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay

Module GVPT 02: Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục trong bối cảnh hiện nay

Module GVPT 03: Phát triển chuyên môn của bản thân

Chuyên môn nghiệp vụ:

Module GVPT 04: Xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Module GVPT 05: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Module GVPT 06: Kiểm tra các cơ sở giáo dục để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Xây dựng môi trường giáo dục:

Module GVPT 07: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục

Module GVPT 08: Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Module GVPT 09: Thực hiện quyền dân chủ ở nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Module GVPT 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:

Module GVPT 11: Tạo mối quan hệ cha mẹ học sinh với các bên liên quan trong giáo dục

Module GVPT 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để dạy học cho học sinh

Module GVPT 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức, lối sống

Module GVPT 14: Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên

Module GVPT 15: Ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị công nghệ trong giảng dạy và giáo dục

Ý nghĩa của giáo dục thường xuyên giáo viên tiểu học

Về nhận thức

Đào tạo và bồi dưỡng là giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình phát triển năng lực của người giáo viên. Ngay từ giai đoạn đầu đào tạo đã phải tạo ra tiềm lực không chỉ đáp ứng yêu cầu công việc trước mắt khi ra trường. Ngoài ra còn là nguồn “năng lượng” để họ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng liên tục và đáp ứng nhu cầu của sự phát triển giáo dục. Tiềm lực ban đầu chính là khả năng tự học. Bồi dưỡng là quy luật tất yếu tạo nên quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp suốt đời của người giáo viên. Đó tính là tính chiến lược trong bồi dưỡng giáo dục.

Mục tiêu bồi dưỡng

  • BD để chuẩn hóa trình độ đào tạo
  • BD nâng cao trình độ trên chuẩn
  • BD cập nhật, bổ sung, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp
  • BD đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa
  • BD theo chuyên đề
  • BD giáo viên tập sự và nâng ngạch giáo viên

Hình thức bồi dưỡng

Việc lựa chọn hình thức phù hợp cần dựa trên các yếu tố: nội dung, phương pháp, mục đích. Tuy nhiên dù là hình thức nào thì tự học, bồi dưỡng theo đơn vị từng trường học là quan trọng nhất. Hình thức tự học hay nghiên cứu bài học được khẳng định là hình thức bồi dưỡng hiệu quả nhất trong nhiều mặt. Đây là kinh nghiệm được đúc kết qua rất nhiều tình huống và giảng dạy cụ thể. Khi Việt Nam vận dụng được tối ưu sẽ tạo ra đột phá mới trong chất lượng đội ngũ giáo viên cả nước.

Đánh giá hiệu quả

Để đổi mới chất lượng bồi dưỡng cần dựa vào hiệu quả tác động, làm chuyển biến học sinh cần phải tổ chức cho giáo viên trải nghiệm nghề nghiệp vận dụng tri thức thu được từ bồi dưỡng. Lấy quá trình bài học của giáo viên làm minh chứng cho sự chuyển biến năng lực nghề nghiệp sau bồi dưỡng sẽ cho ra nhiều kết quả và tạo ra hiệu quả nhất định.

Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên có cần sự hiệu quả và thiết thực không?

Bồi dưỡng giáo viên (BDGV) là một trong những bước quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản giáo dục, giúp giáo viên hoàn thiện kiến thức, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục. Tuy nhiên, để hoạt động này đạt hiệu quả mong muốn, đòi hỏi cách tổ chức phải thực sự khoa học, hợp lý, linh hoạt ở từng địa phương cơ sở, đáp ứng được nhu cầu người học.
Sau mỗi đợt bồi dưỡng, nhà trường nên có kế hoạch bồi dưỡng lại thông qua những hoạt động như hội giảng, hội thi… Công tác bồi dưỡng có thể thông qua thuyết trình, báo cáo của chuyên gia những cũng có thể thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành trong những buổi học, giờ giảng hàng ngày tại nhà trường.
Để công tác BDGV đạt hiệu quả và không ngừng nâng cao chất lượng cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành, giáo viên có sự tự nhận xét đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp cùng bồi dưỡng, với chuyên gia.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, các module bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, xác minh tình trạng hôn nhân,….của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thời lượng của chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên được quy định như thế nào?

Theo quy định về bồi dưỡng thường xuyên thì mỗi giáo viên khi thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên phải đảm bảo thời lượng sau:
Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 01 tuần/năm học tức khoảng 40 tiết/năm học, thông thường trong chương trình này yêu cầu giáo viên cần cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với cấp học của giáo dục phổ thông.
Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 01 tuần/năm học tức khoảng 40 tiết/năm học, tại chương trình này yêu cầu giáo viên cần cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương.
Chương trình bồi dưỡng 03: 01 tuần/năm học tức 40 tiết/năm học, với chương trình này hướng đến bồi dưỡng giáo viên về Phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm

Các giải pháp bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý giáo dục?

Xác định được tầm quan trọng của bồi dưỡng thường xuyên
Nội dung bồi dưỡng từ cơ sở thực tế và khảo sát nhu cầu hàng năm
Đầu tư xây dựng đội ngũ cốt cán
Tính trải nghiệm trong nội dung bồi dưỡng
Kiểm tra, đánh giá kết quả người học

5/5 – (1 bình chọn)