Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Chướng bụng đầy hơi là tình trạng thường gặp do hoạt động tiêu hóa bị rối loạn. Triệu chứng tiến triển từ trung bình đến nặng, đôi khi là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, trong mọi trường hợp, việc theo dõi, thăm khám để điều trị và kiểm soát kịp thời là vô cùng cần thiết.

đầy hơi chướng bụng

Chướng bụng đầy hơi là gì?

Chướng bụng đầy hơi là cảm giác căng tức, khó chịu do tăng áp lực vùng bụng. Một số trường hợp còn nhận thấy triệu chứng bụng chướng một cách rõ rệt. Cảm giác khó chịu có thể tiến triển từ nhẹ, trung bình đến đau dữ dội, thường biến mất sau một thời gian. Phần lớn là do rối loạn tiêu hóa hoặc thay đổi hormone theo chu kỳ. Tuy nhiên, tình trạng cũng có thể lặp đi lặp lại, trở thành mối lo ngại về vấn đề sức khỏe. Nếu người bệnh nhận thấy triệu chứng không cải thiện, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác.

Theo khảo sát thực tế, từ 10 – 25% người khỏe mạnh từng phàn nàn về dấu hiệu chướng bụng gặp phải. 75% trong số đó cho thấy triệu chứng tiến triển ở mức trung bình đến nặng. 10% cho biết tình trạng này lặp đi lặp lại rất thường xuyên, cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Kết quả chẩn đoán cho thấy có tới 90% trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), 75% phụ nữ bị chướng bụng trước và trong kỳ kinh nguyệt.

hay bị chướng bụng đầy hơi

Nguyên nhân chướng bụng đầy hơi

Chướng bụng đầy hơi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố chủ yếu phải kể đến gồm:

1. Hơi tích tụ trong dạ dày

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chướng bụng. Các triệu chứng đi kèm thường gặp như:

  • Ợ hơi thường xuyên.
  • Đi đại tiện đột ngột.
  • Chóng mặt.

Chướng bụng do hơi tích tụ trong dạ dày có thể gây khó chịu nhẹ hoặc đau dữ dội tùy theo từng trường hợp. Đa phần triệu chứng đều tự biến mất sau vài giờ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Thực phẩm, đồ uống: nước ngọt có gas, sữa, đậu, súp lơ, bắp cải…
  • Nhiễm trùng dạ dày.
  • Bệnh mãn tính: Celiac, hội chứng ruột kích thích (IBS)…
  • Chứng khó tiêu chức năng.

2. Khó tiêu

Chứng khó tiêu có thể gây chướng bụng đầy hơi. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau đều xảy ra trong ngắn hạn. Nguyên nhân có thể kể đến gồm:

  • Ăn quá nhiều.
  • Uống nhiều rượu.
  • Dùng thuốc gây kích ứng dạ dày, chẳng hạn như ibuprofen.
  • Nhiễm trùng dạ dày ở mức độ nhẹ.

Chứng khó tiêu kèm đau bụng đầy hơi không liên quan đến thức ăn hay các nguyên nhân rõ ràng khác có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Nhiều trường hợp phổ biến là loét hoặc ung thư dạ dày.

3. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng dạ dày có thể gây đầy hơi với một số triệu chứng kèm theo như:

  • Tiêu chảy.
  • Nôn mửa.
  • Buồn nôn.
  • Đau bụng.

Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của vi khuẩn Escherichia coli, Helicobacter pylori hoặc virus norovirus, rotavirus… Triệu chứng cũng thường có xu hướng thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp mất nước nghiêm trọng vẫn có thể kéo dài, cần được điều trị sớm. Dưới đây là một số dấu hiệu nguy hiểm người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Đầy hơi chướng bụng kèm nôn mửa thường xuyên.
  • Phân có máu.
  • Sốt cao.

4. Tăng mức độ giữ nước trong cơ thể

Thức ăn mặn, thay đổi nồng độ hormone và không dung nạp thức ăn là những nguyên nhân điển hình khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn bình thường. Đó là lý do tại sao một số phụ nữ bị chướng bụng đầy hơi ngay trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nếu triệu chứng kéo dài và xảy ra thường xuyên, nguyên nhân có thể nghiêm trong hơn, chẳng hạn như: suy gan thận, tiểu đường… Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được điều trị sớm.

5. Rối loạn mãn tính

Bệnh Crohn và hội chứng ruột kích thích (IBS) cũng thường gây đầy hơi. Bệnh lý Crohn đã có liệu trình điều trị cụ thể. Ngược lại, nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định chính xác, cần trải qua chẩn đoán phức tạp hơn. Bên cạnh chướng bụng, cả hai bệnh lý này còn có thể gây tiêu chảy, đau bụng đi kèm.

6. Liệt dạ dày

Liệt dạ dày là một chứng rối loạn ảnh hưởng đến việc làm rỗng dạ dày. Điều này khiến các dây thần kinh bên trong cơ quan hoạt động thiếu chính xác, tiêu hóa thực ăn chậm hơn. Triệu chứng thường thấy bao gồm:

  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Táo bón.
  • No nhanh sau khi ăn.
  • Ăn mất ngon.
  • Ợ nóng.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Khó chịu.

7. Táo bón

Đầy hơi xảy ra khi thức ăn tích tụ trong ruột, xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ.
  • Không dung nạp thực phẩm.
  • Ảnh hưởng từ thai kỳ.
  • Rối loạn đường ruột.
  • Thiếu hụt magie.
  • Tác dụng phụ từ một số loại thuốc.

Hầu hết các trường hợp đều cải thiện hiệu quả sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng, uống nhiều nước, tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh.

8. Không dung nạp thực phẩm

Một số trường hợp bị đầy hơi sau khi ăn thực phẩm khó dụng nạp, chẳng hạn như: đường, sữa, hải sản… Triệu chứng thường gặp là chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy. Cách kiểm soát nhanh và hiệu quả nhất là ngưng tiêu thụ những thức ăn này.

nguyên nhân đầy hơi chướng bụng

Triệu chứng chướng bụng đầy hơi

Một số triệu chứng dễ nhận thấy khi bị chướng bụng đầy hơi gồm:

  • Cảm giác căng tức, đau, khó chịu ở vùng bụng.
  • Bụng sưng to hơn bình thường.
  • Bụng phát ra tiếng kêu bất thường.
  • Xì hơi nhiều hơn bình thường.

Cách chữa chướng bụng đầy hơi

Chứng đầy hơi chướng bụng có thể được điều trị hiệu quả tại nhà bằng cách thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc không kê đơn (OTC). (1)

1. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

  • Uống nhiều nước hơn.
  • Giảm hàm lượng Natri trong chế độ ăn uống.
  • Ngưng ăn thực phẩm gây đầy hơi.
  • Ăn chậm nhai kỹ.
  • Tập thể dục thường xuyên.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên ghi nhật ký thực phẩm hàng ngày để theo dõi. Điều này rất hữu ích trong việc chẩn đoán kết quả.

2. Dùng thuốc không kê đơn (OTC)

  • Thuốc Simethicone.
  • Thực phẩm bổ sung giúp phân hủy protein hoặc đường không có lợi: Beano, Lactaid…
  • Thuốc kháng axit giúp làm dịu axit dư thừa.
  • Bismuth salicylate (Thuốc ức chế nhiễm trùng do vi khuẩn)
  • Thuốc nhuận tràng giảm táo bón.
  • Thuốc nhét trực tràng hoặc thuốc xổ.

3. Dùng thuốc kê đơn

Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể kê các đơn thuốc sau để điều trị chứng chướng bụng đầy hơi:

  • Thuốc chống co thắt (làm thư giãn các cơ và giúp giảm đầy hơi).
  • Thuốc kháng sinh (dùng trong trường hợp đầy hơi do hội chứng ruột kích thích hoặc mốt số bệnh do vi khuẩn).
  • Thuốc Prokinetics (làm tăng tốc độ tiêu hóa và giúp giảm đầy hơi).
  • Thuốc chống trầm cảm – Citalopram (có thể giúp giảm đầy hơi).

chướng bụng đầy hơi uống thuốc gì

4. Mẹo làm giảm chướng bụng đầy hơi

Nếu mức độ đau nhẹ, người bệnh có thể thử một số giải pháp làm giảm chướng bụng đầy hơi nhanh chóng như sau:

    • Uống viên nang tinh chất dầu bạc hà: Viên nang này có chứa chất chống co thắt tự nhiên, giúp thư giãn cơ ruột, hỗ trợ đào thải phân, khí bị mắc kẹt, đặc biệt là đối với các trường hợp chướng bụng do vận động.
    • Bổ sung magie: Chất này có tác dụng trung hòa axit dạ dày, thư giãn cơ ruột và nhuận tràng tự nhiên. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng dùng quá thường xuyên để tránh tác dụng phụ.
    • Bổ sung thực phẩm giàu Probiotic: Chất này giúp bổ sung hoặc cân bằng vi khuẩn đường ruột, từ đó làm thuyên giam triệu chứng chướng bụng đầy hơi hiệu quả.
    • Vỏ mã đề: Đây là nguồn bổ sung chất xơ giúp đại tiện đều đặn hơn.
    • Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập tăng cường sức mạnh có thể giúp giảm chướng bụng.
    • Uống các loại trà thảo dược (trà bạc hà, hoa cúc, gừng, nghệ, thì là…): Thức uống này giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm tích nước, tích hơi đáng kể.

chướng bụng đầy hơi uống thuốc gì

Khi nào thì đi gặp bác sĩ?

Dưới đây là một số triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kịp thời, tránh tình trạng tiến triển nguy hiểm:(2)

  • Dấu hiệu chướng bụng đầy hơi đã kéo dài hơn 3 tuần.
  • Triệu chứng đầy hơi xuất hiện thường xuyên (hơn 12 lần/tháng).
  • Đã thay đổi chế độ ăn uống hợp lý nhưng triệu chứng đầy hơi, chướng bụng vẫn không thuyên giảm.
  • Sờ thấy khối u.
  • Đầy hơi kèm sốt, tiêu chảy, táo bón, sụt cân nghiêm trọng hoặc có máu trong phân.
  • Chướng bụng, đầy hơi gây khó khăn trong việc vận động, di chuyển hàng ngày.

chữa bị chướng bụng đầy hơi

Cách phòng ngừa chướng bụng đầy hơi

Chứng chướng bụng đầy hơi hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả thông qua một số giải pháp hiệu quả như sau:(3)

    • Bổ sung đủ chất xơ vào thực đơn hàng ngày: Chất xơ sẽ giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là chất thải lên men bị mắc kẹt bên trong. Ngoài ra, dưỡng chất này còn có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, đem đến cảm giác no nhanh để kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày. Đây đồng thời cũng là một Prebiotic giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy lợi khuẩn đường ruột.
    • Uống đủ nước: Việc bổ sung đủ nước sẽ kích thích nhu động ruột, duy trì thức ăn ở dạng mềm vừa phải, không quá cứng hay bị nén chặt, từ đó ngăn chứng khó tiêu, chướng bụng một cách hiệu quả.
    • Tập thể dục đều đặn: Thói quen này có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như hệ tiêu hóa, ngăn hiện tượng giữ nước và hơi trong ruột, giúp chống chướng bụng đầy hơi.
    • Tránh thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ, nhiều muối và chất béo vì dễ gây đầy hơi, khó tiêu.
    • Duy trì thói quen ăn uống đúng cách: Ăn chậm nhai kỹ, ăn đủ no, không ăn quá nhiều…
    • Từ bỏ thói quen uống rượu bia, nước ngọt, hút thuốc lá…

chướng bụng đầy hơi ăn gì

Các thắc mắc thường gặp khi bị đầy hơi chướng bụng

Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc thường gặp về chứng chướng bụng đầy hơi. Người bệnh nên tham khảo để cập nhật thêm thông tin hữu ích.

1. Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì?

Triệu chứng đầy hơi chướng bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau:

    • Cổ trướng: Đây là hiện tượng tích tụ chất lỏng trong khoang bụng, thường xảy ra do bệnh gan, suy thận hoặc suy tim.
    • Suy tụy: Đây là một dạng rối loạn chức năng tuyến tụy, cơ quan không còn có khả năng tạo ra đủ enzym để phục vụ chức năng ban đầu trong quá trình tiêu hóa.
    • Viêm dạ dày hoặc viêm ruột: Tình trạng này thường do nhiễm vi khuẩn hoặc do uống quá nhiều rượu, cũng có thể liên quan đến loét dạ dày tá tràng.
    • Ung thư: Chướng bụng đầy hơi kéo dài liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng, tử cung, đại tràng, tuyến tụy, dạ dày…

2. Bị chướng bụng đầy hơi nên ăn gì?

Người bệnh đang bi đầy hơi, chướng bụng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày, chẳng hạn như:

  • Trái cây.
  • Rau xanh.
  • Ngũ cốc.
  • Giấm táo.
  • Bạc hà.

3. Đầy hơi chướng bụng uống gì?

Các loại đồ uống đem lại hiệu quả đối với chứng chướng bụng, đầy hơi gồm:

  • Nước lọc.
  • Men vi sinh.
  • Các loại trà thảo dược: Trà bạc hà, hoa cúc, gừng, nghệ, thì là, bồ công anh…

4. Chướng bụng đầy hơi kéo dài có ảnh hưởng không?

Thông thường, chứng chướng bụng đầy hơi do thực phẩm hoặc rối loạn hormone sẽ thuyên giảm trong vòng vài giờ đến vài ngày. Nếu thời gian kéo dài lâu hơn, triệu chứng lặp lại liên tục, thậm chí đã dùng thuốc, đây có thể là lời cảnh báo về bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chăm sóc y tế kịp thời.

Điều trị đầy hơi chướng bụng ở đâu uy tín?

Khi nhận thấy dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng, để kiểm soát sớm và tránh tiến triển nguy hiểm, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời. Hiện nay, Hệ thống BVĐK Tâm Anh đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ từ hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến chứng chướng bụng đầy hơi, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.