Chương 4: Phương pháp giáo dục – Tài liệu text
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.61 KB, 64 trang )
Thuyết phục là phương pháp thu phục nhân tâm giúp con người nhận ra cái chân thiện
mỹ để sống và hành động theo lẽ phải. Nhóm phương pháp thuyết phục thực hiện hai
chức năng :
– Đưa lý luận vào trong ý thức người học sinh, làm cho học sinh hiểu đầy đủ, sâu sắc
nội dung các khái niệm, phạm trù, chuẩn mực đạo đức,
– Giúp học sinh so sánh, đối chiếu những kinh nghiệm trong thực tế cụôc sống của họ
với những chuẩn mực, những giá trị của xã hội từ đó hình thành niềm tin, tình cảm đạo
đức cho họ.
Có các phương pháp thuyết phục sau :
a. Phương pháp diễn giảng đạo đức
Diễn giảng là phương pháp nhà giáo dục trình bày một cách có hệ thống, tương đối
hoàn chỉnh bản chất của một vấn đề giáo dục, nhằm trang bị cho học sinh một hệ
thống tri thức đạo đức (các khái niệm, phạm trù, chuẩn mục đạo đức) để làm cho học
sinh từ chỗ chưa biết đến biết và biết một cách rõ ràng, sâu sắc hơn.
Phương pháp diễn giảng đạo dức thường sự dụng khi dạy một khái niệm, một phạm
trù, một chuản mực mới, chẳng hạn dạy môn giáo dục công dân ở bậc tiểu học, phổ
thông cơ sở…Diễn giảng đạo đức từ trước đến nay vốn đã là một vấn đề rất khô khan
thì ngày nay, khi mà xã hội ngày một phát triển, sự hội nhập mở rộng, các phương tiện
kỹ thuật, thông tin đại chúng đa dạng phong phú, học sinh có vốn hiểu biết khá rộng,
song kiến thức chuyên môn còn có chỗ chưa đầy đủ, chưa chính xác, nhất là các vấn
đề về nhân sinh quan, về đạo đức thì phương pháp diễn giảng đạo đức lại càng khó
khăn hơn nhiều.
Vì vậy để phương pháp diễn giảng đạo đức đạt hiệu quả thì cần đảm bảo các yêu cầu
sau :
– Giáo viên phải chuẩn bị trước nội dung diễn giảng thật cận thận, chu đáo, lượng
thông tin phải cô đọng, súc tích, cấu trúc nội dung phải chặt chẽ, có hệ thống, các luận
cứ, ví dụ đưa ra phải chính xác, hấp dẫn, có tính thuyết phục cao.
– Giáo viên phải biểu lộ tình cảm chân thành, thái độ rõ rệt khi diễn giảng để lan
truyền cảm xúc cho người nghe. Phải tạo được sự đồng cảm về tâm hồn với học sinh
– Phải dựa vào trình độ, kinh nghiệm thực tế của học sinh khi diễn giảng
b. Phương pháp khuyên giải
Khuyên giải là phương pháp gặp gỡ, trò chuyện, tâm tình riêng giữa nhà GD với đối
tượng cần GD để khuyên răn những điều hay lẻ phải, làm rõ những khái niệm đạo đức,
nội dung, nguyên tắc, chuẩn mực XH… giúp họ nhận thức đúng, từ đó mà hành động
đúng.
Để phương pháp đạt hiểu quả thì cần đảm bảo các yêu cầu sau :
– Sự khuyên giải phải xuất phát từ tình cảm chân thành, bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa
thầy cô giáo với học sinh, giữa cha mẹ với con cái để cảm hoá họ, giúp họ nhận thức
đúng những gía trị đạo đức, điều chỉnh lại những nhận thức sai lầm, sữa chữa những
hành vi lệch lạc, từ đó hành động theo lẽ phải .
– Nhà GD phải hiểu rõ đặc điểm, tâm tư tình cảm của đối tượng GD, biết cách tiếp cận
đối tượng, phải tế nhị dẫn dắt câu chuyện theo mục đích.
– Nhà GD phải gương mẫu và tạo được uy tín với đối tượng GD
c. Phương pháp tranh luận
Là phương pháp nhà GD tổ chức cho học sinh đối thoại, cọ xát các ý kiến, quan
điểm khác nhau để tìm ra lời giải đáp cho một tình huống, một sự kiện, một vấn đề
trong đời sống thực tiễn để từ đó mà khẳng định, hình thành một quan điểm, hoặc xoá
đi một nhận thức sai lầm đã ăn sâu vào tiềm thức con người.
Trong tranh luận các bên đều cởi mở, cùng nêu ra quan điểm, những vướng mắc để
cùng nhau phân tích đi đến lẽ phải. Tranh luận là phương pháp phù hợp với đặc điểm
lứa tuổi thanh niên, lứa tuổi đã có những cơ sở lý luận cần thiết về thế giới quan, nhân
sinh quan. Trong khi tranh luận học sinh phải huy động toàn bộ những tri thức của
mình không chỉ về vấn đề đó mà cả những vấn đề liên quan đến nó để bảo vệ những
quan điểm, chính kiến của mình bằng những lập luận chặt chẽ, chứng cứ rõ ràng, đồng
thời cũng phải phát hiện ra những điểm yếu trong những phán đoán, kết luận của đối
phương.
Để phương pháp có hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau :
-Vấn đề tranh luận phải có ý nghĩa thiết yếu đối với cuộc sống, có ý nghĩa xã hội, thực
sự làm cho các em băn khoăn suy nghĩ, có nhu cầ muốn tìm ra chân lý
– Giáo viên và cả học sinh phải có sự chuẩn bị trước về vấn đề tranh luận để khỏi đi lạc
hướng
– Khi tranh luận phải phát huy được tính chất tự do thoã mãn để học sinh nêu lên quan
điểm, tư tưởng, tình cảm của mình. Giáo viên phải tôn trọng, không can thiệp thô bạo,
vội vã phê phán quy kết những sai lầm của học sinh, không quyết đoán bắt học sinh
phải chấp nhận những quan điểm của mình làm cho học sinh mất hào hứng
– Giáo viên phái biết dẫn dắt khéo léo để định hướng vấn đề vào trọng tâm và bổ sung
khi cần thiết, phải có thái độ chia sẽ, đồng cảm hoặc nghiêm khắc phê bình trong khi
tranh luận
– Kết thúc tranh luận, giáo viên phải tổng kết nêu rõ những quan điểm, giải pháp, đưa
ra những kết luận đúng đắn để định hướng hành động cho học sinh
d . Phương pháp nêu gương
Thuyết phục học sinh có thể bằng lời nói, bằng tình cảm, nhưng cũng có thể bằng
những tấm gương mẫu mực trong cuộc sống, gương mẫu mực của chính người giáo
viên.
Phương pháp nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương mẫu mực, tiêu biểu,
cụ thể, sống động để kích thích học sinh bắt chước, noi theo .
Cơ chế tâm lý của phương pháp này là sự bắt chước. Học sinh đang ở giai đoạn phát
triển tâm lý đặc biệt, rất quan tâm đến những người xung quanh, theo dõi những hành
động của họ trong cuộc sống, trước hết là của người lớn, của các nhà giáo dục, các
thầy cô giáo. Tuổi trẻ thường suy tôn những nhân vật dũng cảm, tài trí, những hình ảnh
đẹp trong cuộc sống, coi đó là những tấm gương lý tưởng và sẵn sàng noi theo. Trước
hết bản thân nhà giáo dục phải là tấm gương sáng thể hiện trong nhận thức, trong cuộc
sống, tình cảm, trong hành vi ứng xử, trong mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội
cho học sinh noi theo. Sự gương mẫu của nhà giáo dục tạo nên sự kính trọng, dẫn đến
sự bắt chước của học sinh.
Phải cho học sinh tiếp cận nhiều với những tấm gương sáng trong lao động sản xuất,
trong học tập, trong tự tu dưỡng, trong các hoạt động xã hội bằng những con người
thực, việc thực để tạo cho các em những xúc cảm, rung động, tạo nên những tình cảm
tốt đẹp, từ đó các em sẽ bắt chước noi theo.
2.2. Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn
a. Phương pháp tạo dư luận xã hội
Là PP dùng những lời bàn tán, khen chê trực tiếp hay gián tiếp, phản ánh những yêu
cầu, đòi hỏi của tập thể đối với hành vi hành động của cá nhân buộc họ phải điều chỉnh
cho phù hợp với các chuẩn mực XH.
Hình thức biểu thị dư luận xã hội có thể trực tiếp qua các lời phát biểu, góp ý xây dựng
trong các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt tập thể hoặc gián tiếp thông qua các quyết định
khen thưởng hay kỷ luật đã được tập thể nhất trí, hoặc thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng.
Sức mạnh của dư luận xã hội (theo nghĩa rộng) của tập thể (theo nghĩa hẹp) phụ thuộc
rất nhiều vào tính nguyên tắc, tính công bằng, tính chính xác (có luận cứ) tính thống
nhất của các phán đoán của tập thể, tính sắc sảo, rõ ràng, chân thực (không bôi đen, tô
hồng) của những lời phát biểu thì mới có ý nghĩa tích cực làm cho cá nhân nhận thức
đúng mà điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Để phương pháp có hiệu quả cần các yêu cầu :
– Tổ chức thường xuyên và lôi cuốn học sinh tham gia vào các buổi sinh hoạt tập thể
để thảo luận, đánh giá về các sự kiện, các hiện tượng tiêu biểu xẩy ra ở trong lớp,
trong trường.
– Tránh hiện tượng bao che dung túng, chia bè cánh tạo dư luận không chính đáng làm
ảnh hưởng xấu đến cá nhân
– Cần xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, củng cố tổ chức đoàn, đội, chi hội để phát
huy vai trò to lớn của dư luận tập thể
b. Phương pháp giao công việc
Là phương pháp tổ chức, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động đa dạng và
giao cho họ những nhiệm vụ, những công việc và yêu cầu họ phải thực hiện hoàn
thành, qua đó mà bồi dưỡng năng lực chung và năng lực riêng biệt cho cá nhân, đồng
thời giúp họ tích luỹ được những kinh nghiệm trong quan hệ ứng xử giữa người với
người theo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội.
Để phương pháp có hiệu quả cần các yêu cầu :
– Trước khi giao công việc phải làm cho học sinh ý thức được ý nghĩa xã hội của công
việc được giao để họ có thái độ tích cực, có nghĩa vụ hoàn thành công việc đó
– Nên giao những công việc phù hợp với khuynh hướng và hứng thú của học sinh để
tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực, sở trường của mình. Đồng thời cũng nên
giao những công việc mà học sinh không ham thích nếu đó là công việc có ích cho
bản thân, tập thể và xã hội.
– Giao công việc phải vừa sức học sinh, đòi hỏi sự nổ lực cố gắng nhất định của bản
thân cá nhân, không giao công việc quá khả năng của các em.
– Mọi công việc khi giao phải nêu rõ mục đích, yêu cầu phải đạt được với học sinh
– Cần phải đánh giá kết quả công việc. Khi đánh giá thì dựa vào kết quả đạt được là
chủ yếu nhưng cũng cần phải xem xét đến ý thức, trách nhiệm, tinh thần cố gắng trong
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để động viên các em.
c. Phương pháp tạo tình huống giáo dục
Là phương pháp giáo viên tạo ra các tình huống có mục đích giáo dục định trước
nhằm làm cho học sinh bộc lộ ra những quan điểm, tình cảm, động cơ, hành vi của
mình, từ đó nhà giáo dục phát hiện ra những thiếu sót, lệch lạc cần uốn nắn hoặc
những mặt tích cực cần khích lệ các em
Thực hiện quá trình giáo dục thực chất là giải quyết các tình huống trong đời sống
hiện thực của học sinh. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày đều chứa
đựng những mâu thuẫn đơn giản hay phức tạp. Sự đấu tranh thống nhất mâu thuẫn là
quy luật phát triển của cá nhân. Mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống vô cùng đa
dạng, phong phú có thể biểu hiện giữa lợi ích cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân với tập
thể nhóm, tập thể lớp, giữa nhu cầu, hứng thú với năng lực của cá nhân…
Khi tạo tình huống giáo dục, nhà giáo dục đã đặt học sinh vào hoàn cảnh có vấn đề,
buộc họ phải suy nghĩ, đấu tranh động cơ, lựa chọn các hành vi, hành động của mình
phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ, từ đó nhà
giáo dục hiểu được bản chất của đối tượng giáo dục mà lựa chọn các phương pháp
giáo dục cho phù hợp
Các tình huống giáo dục có thể tạo ra trong bất cứ loại hình hoạt động nào của học
sinh: vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội…theo mục đích định trước của giáo
viên
Để phương pháp có hiệu quả cần các yêu cầu :
– Tình huống giáo dục phải thật tự nhiên để học sinh không biết được đó là sự bố trí,
sắp xếp của giáo viên, từ đó họ mới bộc lộ ra những quan điểm, tình cảm, động cơ,
hành vi của mình
– Khi tạo tình huống GD thì kết quả có thể xẩy ra theo hai hướng: hướng tích cực và
hướng tiêu cực. Với hướng tiêu cực giáo viên phải dự kíên trước các giải pháp để tránh
hậu quả đáng tiếc có thể xẩy ra
d. Phương pháp tập thói quen đạo đức
Trong cuộc sống của con người có những hành động được lặp đi lặp lại trở thành thói
quen của người đó. Chặng hạn thói quen rửa tay trước lúc ăn, đánh răng trước lúc đi
ngủ, ngủ dậy xếp chăn màn, thói quen nói dối…Như vậy có những thói quen tốt và có
những thói quen xấu. Trong những điều kiện nhất định thói quen có thể trở thành
những thuộc tính bền vững hoặc phẩm chất của nhân cách.
Phương pháp tập thói quen đạo đức là phương pháp tổ chức cho người được GD thực
hiện một cách đều đặn, thường xuyên và có kế hoạch để lặp đi lặp lại các hành động,
hành vi đạo đức nhất định, nhằm biến những hành động, hành vi đó thành thói quen
đạo đức cần thiết trong cuộc sống
Phương pháp tập thói quen đạo đức đặc biệt quan trọng và có hiệu quả nhất trong thời
kỳ đầu của quá trình giáo dục và phát triển của trẻ em. Tuỳ theo lứa tuổi khác nhau,
hoàn cảnh sống và điều kiện giáo dục khác nhau, việc tập thói quen được tiến hành
dưới các hình thức khác nhau.
Để phương pháp có hiệu quả cần các yêu cầu :
– Cần hình thành nhu cầu ham thích luyện tập các hành vi đạo đức để trở thành thói
quen đạo đức cho học sinh
– Cho người được GD nắm được quy tắc, hình dung rõ hành vi cần được thực hiện
như thế nào. Trong trường hợp cần thiết có thể làm mẫu cho người được GD về những
hành vi cần luyện tập
– Mọi hành vi lúc đầu phải được tập chính xác, nếu không khi đã trở thành thói quen
như là một thuộc tính bền vững thì rất khó sữa chữa.
– Việc luyện tập thói quen cần phải có thời gian, bền bỉ, liên tục không nóng vội
– Tiến hành kiểm tra uốn nắn thường xuyên, đồng thời khuyến khích học sinh tự kiểm
tra.
– Để luyện tập thói quen, một biện pháp rất có hiệu quả đó là xây dựng và thực hiện
một chế độ sinh hoạt, hoạt động của học sinh ỏ gia đình và nhà trường một cách rõ
ràng, chặt chẽ, hợp lý
e. Phương pháp rèn luyện thói quen đạo đức
Là phương pháp tổ chức cho học sinh lặp đi lặp lại các hành vi đạo đức trong môi
trường thực tiễn cuộc sống để trở thành thói quen đạo đức.
Nhiệm vụ cơ bản của rèn luyện thói quen là giúp học sinh hình thành những năng
lực, thu lượm những kinh nghiệm thực tiễn tạo nên yếu tố tâm lý cần thiết trong quá
trình phát triển của cá nhân. Cơ sở của rèn luyện thói quen là hoàn cảnh sống hiện thực
mà nhà giáo dục có thể tổ chức đưa học sinh thực sự tham gia vào các hoạt động lao
động đa dạng của XH, phù hợp với khả năng và hứng thú của các em qua đó để thử
nghiệm, củng cố những thái độ, ý thức và hành vi của học sinh. Trong các hoạt động
đó học sinh phải đấu tranh động cơ thống nhất giữa cái “vì mình” với cái “vì những
người xung quanh”, giữa cái chủ quan và khách quan theo yêu cầu của xã hội. Như
vậy phương pháp rèn luyện còn giúp học sinh rèn luyện được cả động cơ, ý chí và nghị
lực. Chặng hạn, muốn giáo dục tinh thần trách nhiệm cho học sinh, giáo viên phải đặt
học sinh vào hoàn cảnh sống và hoạt động lao động, học tập, nhằm giúp các em thể
hiện thường xuyên, liên tục ý thức, thói quen hoàn thành trách nhiệm để trở thành một
thuộc tính bền vững của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.
Để phương pháp có hiệu quả cần các yêu cầu:
– Tạo cơ hội cho người được GD thâm nhập vào những tình huống đa dạng từ đơn
giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, để từ đó họ tiến hành đấu tranh, tự xác định động cơ
đúng đắn, lựa chọn và thực hiện những hành động đúng chuẩn mực và quy tắc ứng xử
– Tạo cơ hội cho người được GD dựa vào kết quả đã luyện tập để rèn luyện trở thành
thói quen bền vững
2.3. Các phương pháp khuyến khích hành vi
Là nhóm các phương pháp tác động vào mặt tình cảm của các đối tượng GD nhằm
tạo ra những phấn chấn, thúc đẩy tính tích cực hoạt động
a. Phương pháp thi đua
Là phương pháp kích thích khuynh hướng tự khẳng định ở mỗi học sinh, thúc đẩy họ
đua tài, gắng sức hăng hái vươn lên hàng đầu, lôi cuốn người khác cùng tiến lên để
giành những thành tích cao nhất cho cá nhân hoặc cho tập thể
Nội dung thi đua có thể chỉ một mặt nào đó rất thiết thực, cấp bách thực hiện trong
tời gian ngắn, hoặc nhiều mặt thực hiện trong thời gian dài. Đối với học sinh dù thực
hiện thi đua dưới hình thức nào cũng phải có mục đích rõ ràng làm cho các em nhận
thức được ý nghĩa cá nhân và xã hội của vấn đề đó để động viên họ hăng hái tham gia
với động cơ chính trị – xã hội đúng đắn
Để phương pháp có hiệu quả cần các yêu cầu
– Mọi phong trào thi đua đều phải có mục đích, không phải là phong trào thi đua theo
chủ nghĩa hình thức, do dó phải có nội dung thi đua rõ ràng, có phát động thi đua, có
sự theo dõi, sơ kết, đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho đúng với mục đích của phong
trào
– Việc tổng kết thi đua cần phải công khai, công bằng, chính xác, đánh giá những cá
nhân và tập thể có thành tích cao mà những người khác phải công nhận, khâm phục và
học tập thì kết quả thi đua, phong trào thi đua mới có ý nghĩa xã hội tích cực
– Cần tránh bệnh thành tích trong các phong trào thi đua
b. Phương pháp khen thưởng
Khen thưởng là hình thức biểu thị sự đánh giá tốt đẹp, tích cực của xã hội, của tập thể
đối với hành vi ứng xử và hành động của cá nhân hoặc tập thể học sinh
Tác dụng của khen thưởng là làm cho cá nhân hài lòng, phấn khởi, tin tưởng và tự hào
về sức lực và khả năng của mình và nỗ lực phấn đấu nhằm củng cố và phát huy những
thành tựu đã đạt được
Để nâng cao giá trị khen thưởng cần lưu ý:
– Khen thưởng phải khách quan, công bằng, hợp lý, đúng người, đúng việc, phải được
đông đảo các thành viên trong TT thừa nhận. Nếu
khen thưởng không đúng
mức(không đáng khen, thiếu khách quan, quá đề cao…) thì khen thưởng không những
sẽ mất tác dụng mà còn trở thành sự đối lập, dễ làm cho tập thể xa lánh, làm cho thói
tự mãn, chủ quan, kiêu ngạo, hư danh xuất hiện
– Khi khen thưởng không những đánh giá kết quả đạt được mà còn phải chú ý đến cả
động cơ, và phương thức hoạt động của học sinh
c. Phương pháp kỷ luật (Chê trách, trừng phạt )
Chê trách, trừng phạt là các mức độ giáo dục tác động đến nhân cách học sinh, biểu
thị thái độ không tán thành, lên án, phủ định của giáo viên, của tập thể, của XH đối với
hành vi, hành động của cá nhân hay tập thể học sinh trái với các quy tắc, chuẩn mực
XH, làm tổn hại đến xã hội, đến tập thể và bắt buộc họ phải từ bỏ, điều chỉnh lại cách
ứng xử cho phù hợp với các chuẩn mực chung
Tác dụng của chê trách, trừng phạt là gây cho người sai phạm có tâm trạng biết hỗ
thẹn, ray rứt, giúp họ có thêm ý chí, nghị lực ức chế những hành động tương tự hoặc
chống trả lại những cám dỗ dẫn đến lầm lỗi, và mong muốn thay đổi cách ứng xử của
mình với tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng, danh dự cá nhân.
Các hình thức trách phạt: Biểu lộ cử chỉ hay lời nói không tán thành, gặp gỡ riêng
nhắc nhở phê bình, mời phụ huynh tới trường, chuyển sang lớp khác, cảnh cáo, ghi
học bạ, đuổi học, khai trừ khỏi tổ chức, đoàn thể
Khi tiến hành trách phạt nhà GD cần tuân theo các yêu cầu:
– Trách phạt cần cân nhắc các vấn đề: Nguyên nhân, hoàn cảnh gây ra sai lầm, đặc
điểm diễn biến và tính nghiêm trọng của sai lầm, quá khứ và đặc điểm tâm lý, tính
cách của người phạm khuyết điểm
– Đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác và có thiện ý (mong muốn học sinh tiến
bộ)
– Đảm bảo cho người bị trách phạt thấy rõ sai lầm và chấp nhận hình thức, mức độ
trách phạt đối với mình.
– Phải tôn trọng nhân cách người học sinh, không được thành kiến, trù dập, trả thù học
sinh
Chương 5: Lao động sư phạm của người giáo viên và công tác GVCN ở trường
PT
1.
Lao
động
sư
phạm
của
người
giáo
viên
trong
nhà
trường
1.1. Nhiệm vụ của người GV trong nhà trường:
– Giáo dục và giảng dạy
– Học tập và bồi dưỡng
– Tham gia công tác XH
– Luyện tập quân sự
1.2. Đặc điểm lao động sư phạm (LĐSP) của GV
a) Mục đích của LĐSP:
Là mục đích của QTGD tổng thể: GD thế hệ trẻ một cách toàn diện và hài hòa, chuẩn
bị cho họ những phẩm chất và năng lực cần thiết để bước vào đời theo yêu cầu của
XH.
b) Đối tượng của LĐSP
Từ mục đích trên, LĐSP có đối tượng quan hệ là con người, là thế hệ trẻ đang trưởng
thành.
Để đạt được hiệu quả GD cao, người GV phải nghiên cứu và nắm chắc đối tượng GD
của mình, phải biết thiết kế và thực hiện những tác động sư phạm hợp quy luật và hợp
lý, phải tôn trọng và phát huy vai trò chủ thể của GV và HS trên cơ sở nắm vững vai
trò chủ đạo của mình.
c) Công cụ của LĐSP
Bao gồm tri thức, những dạng hoạt động mà GV thu hút HS tham gia một cách tích
cực, đặc biệt công cụ đó còn là chính nhân cách người GV.
d) Sản phẩm của LĐSP
Chính là nhân cách của người HS đã được chuẩn bị một cách toàn diện để đi vào cuộc
sống, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của XH.
đ) Thời gian và không gian của LLĐSP
* Thời gian thực hiện của LĐSP được chia thành 2 bộ phận:
– Bộ phận theo quy chế
– Bộ phận theo quy chế
* Không gian: Được tiến hành trong 2 phạm vi không gian cơ bản:
– Ở trường học
– Ở nhà.
1.3. Những yêu cầu đối với người giáo viên
1.3.1. Thế giới quan của GV
GD có chức năng tư tưởng, chính trị, sản phẩm của GD và người tạo ra sản phẩm GD
phải
phục
vụ
đường
lối,
quan
điểm
của
Nhà
nước.
Đối
với
nước ta, thể chế chính trị rất rõ ràng: Xây dựng đất nước Việt Nam thành một nước
XHCN theo học thuyết Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, nền GD Việt
Nam phải được định hướng phát triển treo chủ trương, chính sách cảu Đảng và pháp
luật của Nhà nước. Vì vậy, người GV phải có phẩm chất chính trị và thế giới quan chủ
nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo niềm tin và định hướng GD của Đảng và
Nhà nước.
1.3.2. Lòng yêu nghề, yêu trẻ
– Lòng yêu nghề: Người thầy phải thấy được tính có ích của nghề nghiệp, nhận thấy
được nét hay nét đẹp của nó; đó chính là việc người thầy được tiếp xúc với HS- những
con người trẻ trung, tràn đầy nhựa sống và ngày một trưởng thành, trở thành người
công dân có ích cho XH.