Chương 2: Nhân cách và nghề giáo viên mầm non – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.16 KB, 34 trang )

Phẩm chất chính trị, tư tưởng,

đạo đức nghề giáo viên

Nhân cách nghề

giáo viên

Kiến thức nền

chung và chuyên

môn nghề giáo

viên

Sơ đồ 2.1. Mô hình nhân cách người giáo viên

Kỹ năng nghề

giáo viên

Nhân cách của người giáo viên, một phần được hình thành trước khi học nghề (là những tiền

đề cho việc hình thành nhân cách người giáo viên cũng như những yếu tố có sẵn giúp cho việc làm

nghề giáo viên thành công), tiếp tục được hình thành và phát triển một cách có hệ thống trong quá

trình học nghề (kiến thức và kĩ năng nghề được hình thành và phát triển trong quá trình học tập ở

trường sư phạm) và tiếp tục được củng cố, tiến triển một cách ổn định, vững chắc trong quá trình

làm nghề trong lĩnh vực giáo dục.

Nhân cách của người giáo viên mầm non cũng được thống nhất với mô hình nhân cách của

người giáo viên chung. Do vị trí và đặc thù lao động của giáo viên mầm non làm việc với trẻ nhỏ,

nên các yêu cầu cụ thể trong từng thành phần cấu trúc nhân cách của giáo viên mầm non có những

nét riêng biệt. Cụ thể trong phần phác thảo cấu trúc nhân cách người giáo viên mầm non dưới đây

bao gồm: Phẩm chất và năng lực của giáo viên mầm non.

Trong trường mầm non, giáo viên là tấm gương sáng và có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Trẻ

em luôn nhìn giáo viên mầm non giống như người mẹ hiền ở nhà với đầy niềm tin yêu và ngưỡng

mộ như «thần tượng» của mình. Vậy, nhân cách của giáo viên mầm non gồm những phẩm chất và

năng lực cần thiết nào?. Các nhà tâm lí học đã đưa ra cấu trúc nhân cách gồm 4 tiểu cấu trúc:

+ Thứ nhất: Thế giới quan, niềm tin và lí tưởng, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp và trình độ văn

hóa nền/ phông kiến thức cơ bản cần có;

+ Thứ hai : Thái độ tích cực đối với hoạt động sư phạm, chí hướng và xu hướng sư phạm,

nghĩa là mong muốn, có trách nhiệm và nguyện vọng bền vững, ổn định đối với việc đóng góp trách

nhiệm vào sự nghiệp giáo dục trẻ em nói chung, vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, luôn

mong muốn chăm sóc giáo dục các em ngày càng tốt hơn và cảm thấy hạnh phúc khi các em ngày

càng lớn khôn. Đây cũng chính là phẩm chất nghề cần thiết của nhân cách đối với giáo viên mầm

non, bởi không thể trở thành giáo viên tốt nếu không thật sự say mê với nghề nghiệp của mình, hết

mực yêu trẻ và có lòng vị tha. Đồng thời giáo viên mầm non cần có một số tố chất riêng liên quan

đến nghề giáo dục mầm non như: tính cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp, điềm đạm, nhẹ nhàng, khả năng

quan sát và bao quát chung và tỉ mỉ…

49

+ Thứ ba: Năng lực sư phạm mầm non là cơ sở để thể hiện nhân cách sư phạm của người giáo

viên (điều này sẽ nói kĩ ở phần sau).

+ Thứ tư: Những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề sư phạm mầm non (tay nghề hay là kĩ năng

thực hành được trình bày ở phần sau).

Như vậy, sự thành công trong quá trình làm nghề của giáo viên mầm non, hay cụ thể là trong

chăm sóc và giáo dục trẻ, đòi hỏi người giáo viên phải có thế giới quan nhất định, những phẩm chất

đạo đức nghề của giáo viên nói chung, đặc biệt một số phẩm chất đạo đức nghề của giáo viên mầm

non; trình độ tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, trình độ văn hóa chung và xu hướng sư phạm cao.

Ngoài ra giáo viên mầm non còn cần phải có một số đặc điểm tâm lí đặc trưng về mặt trí tuệ, tình

cảm, ý chí, tính cách, khí chất. Các mặt đó có liên quan mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống

nhất. Những đặc điểm đó phù hợp với các yêu cầu của hoạt động sư phạm và có ảnh hưởng đến kết

quả của hoạt động đó.

Để thực hiện tốt hoạt động cụ thể thì người giáo viên phải có được một loạt những kĩ năng

nhất định như:

– Khi nói đến hoạt động giáo dục trẻ thì người giáo viên cần có các năng lực và kĩ năng liên

quan đến tổ chức công việc dạy dỗ và giáo dục trẻ: năng lực tìm hiểu đối tượng trẻ và môi trường

giáo dục; năng lực xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với trẻ ở lớp mình đảm trách; năng lực

lập kế hoạch giáo dục dài hạn và ngắn hạn theo từng độ tuổi trẻ ở lớp mình đảm trách; năng lực xây

dựng môi trường giáo dục thân thiện trong lớp và trường mầm non giúp trẻ hoạt động tích cực;

năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ (trẻ nhà trẻ hay trẻ mẫu

giáo); năng lực phát triển nghề nghiệp; năng lực quản lí lớp học… và kèm theo các năng lực là kĩ

năng cụ thể. Ví dụ: Năng lực xây dựng chương trình giáo dục sẽ có các kĩ năng cụ thể như: Tìm

hiểu mục tiêu và nội dung giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục; thiết kế mục tiêu giáo dục phù

hợp; xây dựng nội dung đáp ứng mục tiêu giáo dục; định hướng phương pháp và hình thức tổ chức

các hoạt động dạy học; định hướng phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục;…

– Khi nói đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì người giáo viên

cần có những năng lực nhất định như: năng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phù

hợp với từng độ tuổi của trẻ ở lớp mình đảm trách; Thái độ ứng xử và ý thức chăm sóc sức khỏe

cho trẻ nhỏ; năng lực truyền đạt và hướng dẫn trẻ thực hiện những yêu cầu của giáo viên; năng lực

tổ chức thực hiện chăm sóc bảo vệ thân thể của trẻ; năng lực giáo dục vệ sinh và an toàn cho trẻ…

Vậy ta có thể hiểu theo các tầng bậc về năng lực và kĩ năng sư phạm trong hoạt động sư

phạm như sau:

50

Kĩ năng sư phạm a1

Năng lực sư

phạm a

Kĩ năng sư phạm a2

Kĩ năng sư phạm a3

HỌAT ĐỘNG

SƯ PHẠM

Kĩ năng sư phạm b1

Năng lực sư

phạm b

Kĩ năng sư phạm b2

Kĩ năng sư phạm b3

Năng lực sư

phạm c

Kĩ năng sư phạm n1

Năng lực sư

phạm n

Kĩ năng sư phạm nn

Sơ đồ 2.2. các năng lực sư phạm trong hoạt động sư phạm

của giáo viên mầm non

Năng lực sư phạm là một bộ phận không thể thiếu được trong cấu trúc nhân cách của người

giáo viên mầm non. Sự hình thành và phát triển năng lực sư phạm trước hết phải dựa vào nền tảng

nhân cách của con người nói chung được hình thành và phát triển trước khi vào học trường sư phạm

đào tạo nghề giáo viên mầm non; Tiếp tục phát triển và hoàn thiện các năng lực sư phạm trong quá

trình hoạt động nghề nghiệp. Cả năng lực và phẩm chất đều là sản phẩm của quá trình đào tạo và tự

đào tạo. Khi được nâng lên một mức độ cao thì năng lực trở thành sự tinh thông. Trong nghiên cứu,

người ta có thể tách bạch năng lực và phẩm chất ra từng thành tố riêng biệt, nhưng trong nhiều

trường hợp chúng hoàn quyện vào nhau và đôi khi khó tách bạch.

Nhiều nghiên cứu phân chia năng lực sư phạm thành 3 nhóm:

– Các năng lực thuộc về nhân cách;

– Các năng lực dạy học và giáo dục (gắn liền với việc truyền đạt thông tin, kiến thức cho trẻ);

– Các năng lực tổ chức – giao tiếp (gắn liền với chức năng tổ chức, giao tiếp và giáo dục theo

nghĩa hẹp)

51

Cụ thể như sau:

+ Các năng lực thuộc về nhân cách :

• Lòng yêu trẻ là phẩm chất cơ bản trong cấu trúc nhân cách sư phạm, nó chi phối hành

động của người giáo viên trong công việc, sự phát triển nghề lâu dài và sự thành đạt của cá nhân.

• Năng lực tự kiềm chế và tự chủ/ làm chủ bản thân là phẩm chất quan trọng đối với

giáo viên, đòi hỏi giáo viên trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh đều làm chủ được bản thân

mình, điều khiển được cảm xúc/ tình cảm, tâm trạng của mình, thực hiện hành động một cách

đúng đắn và sáng suốt, lựa chọn ra những cách giải quyết tốt nhất, phù hợp nhất.

• Năng lực điều khiển được trạng thái tâm lí, tâm trạng của mình sao cho giáo viên luôn

tỉnh táo giải quyết mọi chuyện xảy ra trên lớp.

+ Các năng lực dạy học và giáo dục :

• Năng lực giải thích – đó là năng lực làm cho ý nghĩ của mình được người khác hiểu

rõ, cắt nghĩa được nhiều điều phức tạp thành những điều đơn giản, phù hợp với khả năng nhận thức

của trẻ theo từng lứa tuổi. Năng lực giải thích được giáo viên không chỉ giải thích những suy nghĩ, ý

nghĩ của mình mà còn có khả năng đàm phán và thuyết phục người khác hiểu và làm theo, nhất là

trẻ em. Mọi lời giải thích phải rõ ràng, tường minh và dễ hiểu, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

• Năng lực khoa học là năng lực của giáo viên hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề một cách

khoa học nhất, sao cho trẻ cảm nhận được sự an toàn, thân thiện và được tôn trọng để trẻ có thể học

tập hiệu quả nhất. Muốn vậy, giáo viên có khả năng lập kế hoạch làm việc hợp lí và thực hiện tiến

trình công việc theo đúng kế hoạch đề ra. Việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục cho trẻ

càng cần đến sự khoa học và có kế hoạch, bởi qua đó trẻ không chỉ học được những tri thức khoa học,

mà còn học được cách thức làm việc khoa học và có kế hoạch.

• Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và chính xác những tư tưởng, tình

cảm của mình bằng ngôn ngữ có sự kết hợp của nét mặt, điệu bộ phù hợp, ngữ điệu giọng… năng

lực biết phối hợp các phương tiện biểu đạt khác nhau một cách linh hoạt và hấp dẫn người khác.

Trong nghề sư phạm thì năng lực này là một trong những năng lực nghề quan trọng nhất của người

giáo viên bởi việc truyền đạt thông tin từ phía giáo viên đến trẻ chủ yếu bằng ngôn ngữ. Sự truyền

đạt hấp dẫn, dễ hiểu giúp trẻ lĩnh hội dễ dàng nội dung thông tin và tập trung cao độ sự chú ý nghe

của trẻ em.

+ Các năng lực tổ chức – giao tiếp gồm :

• Năng lực tổ chức thể hiện ở hai mặt: tổ chức tập thể học sinh và tổ chức công việc của

chính mình. Năng lực này được thể hiện qua tính cẩn thận và chính xác khi lập kế hoạch hoạt động

và kiểm tra hoạt động. Năng lực tổ chức tập thể trẻ là việc sắp xếp và thực hiện công việc với trẻ

trong lớp một cách hợp lí và hợp tác. Việc tổ chức công việc với trẻ có liên quan đến tổ chức công

việc của giáo viên, sao cho công việc của tập thể/ nhóm người bao gồm cô và trẻ được thông suốt.

• Năng lực giao tiếp là năng lực thiết lập các mối quan hệ qua lại đúng đắn giữa giáo

viên với trẻ; giữa giáo viên với giáo viên và giữa trẻ với trẻ (cá nhân và tập thể), có tính đến đặc

điểm cá nhân và lứa tuổi của trẻ. Năng lực giao tiếp đảm bảo công việc trôi chảy một cách tốt nhất.

52

• Óc quan sát sư phạm là năng lực đi sâu vào thế giới tâm hồn bên trong của trẻ. Sự

khéo léo sư phạm thể hiện ở năng lực tìm ra được những biện pháp hữu hiệu khi tác động giúp trẻ

phát triển.

• Năng lực ám thị là năng lực tác động bằng tình cảm, ý chí đến trẻ, là năng lực đề ra

yêu cầu và đạt được các yêu cầu đề ra mà không cần đến sự cưỡng bức hay thúc ém trẻ phải thực

hiện, mà ở đây, giáo viên cuốn hút trẻ tham gia một cách tự nguyện và hứng thú cá nhân. Vì vậy,

giáo viên mầm non phải có uy tín và thể hiện tình cảm, sự yêu thương của mình sao cho trẻ cảm

nhận được tình yêu của giáo viên và sẵn lòng cởi mở, chia sẻ cùng cô mọi tâm tư, tình cảm, tâm

trạng, suy nghĩ hay hiểu biết của mình.

• Óc tưởng tượng sư phạm được thể hiện ở khả năng dự kiến chương trình hành động

của mình, những tình huống có thể xảy ra và cách xử trí, định hướng được sự tiến triển của trẻ

thông qua các hoạt động. Năng lực này gắn với lòng lạc quan sư phạm, với niềm tin vào sức mạnh

của giáo dục và con người.

• Năng lực phân phối chú ý rất cần thiết cho việc bao quát và điều khiển lớp học. Trong

khi điều khiển lớp học, giáo viên có thể cùng một lúc phân tán chú ý đến 2-3 nhóm hoạt động hoặc

các đối tượng khác nhau. Họ vừa có thể giải thích, giảng giải cho nhóm trẻ này, nhưng lại vừa có thể

chú ý đến hoạt động của nhóm trẻ khác trong lớp để có thể giải quyết kịp thời những tình huống phát

sinh. Năng lực này có liên quan đến khả năng chuyển dịch sự chú ý đến các đối tượng hay nhóm đối

tượng khác nhau, đến các hoạt động khác nhau.

Óc tưởng tượng trong hoạt động sư phạm, sự đối xử khéo léo sư phạm, óc quan sát, năng lực

giao tiếp… cùng khả năng thuyết phục, năng lực ám thị tạo nên sự thành công trong giáo dục (theo

nghĩa hẹp).

Ngoài ra, mỗi giáo viên mầm non còn có năng lực sư phạm chuyên biệt, làm cơ sở tạo nên sự

thành công trong nghề nghiệp như: hát hay, đàn được, múa khéo; vẽ tranh và có khả năng trang trí

lớp học đẹp; đọc thơ diễn cảm, kể chuyện hấp dẫn; đóng kịch hay sắm vai; trò chuyện và giao tiếp

thân thiện và gần gũi với đối tượng trẻ mầm non – lứa tuổi rất khó gần, khó bắt chuyện mà cũng dễ

nói chuyện (khó nói chuyện vì trẻ còn hạn chế về ngôn ngữ và vốn hiểu biết ; một số trẻ rất khó gần

và ít chủ động tham gia vào giao tiếp hạn chế tiếp xúc từ bé, sinh ra tính nhút nhát, khó gần; dễ nói

chuyện bởi trẻ em ưa tình cảm, thích được quan tâm và có nhu cầu được giao tiếp,nói chuyện…).

Giáo viên là người chủ động tham gia giao tiếp với trẻ bằng việc sử dụng ngôn ngữ tình cảm, tiếp

cận chân tình và thân thiện, bằng các trò chơi hay đồ dùng phụ trợ như đồ chơi, đồ dùng mà trẻ

đang quan tâm.

Khi thực hiện hoạt động nào đó: hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng hay hoạt động dạy học và

giáo dục thì các năng lực cá nhân luôn đan xen với nhau và được thể hiện bằng hàng loạt các kĩ

năng nhất định. Trong nhiều trường hợp, phẩm chất và năng lực của người giáo viên mầm non hòa

quyện với nhau, khó có thể phân biệt một cách rạch ròi.

Theo một cách nhìn nhận khác, phẩm chất và năng lực của giáo viên mầm non gồm 5 mặt

sau :

– Kiến thức phong phú về phạm vi chương trình dạy học và nội dung giáo dục trẻ mầm non.

– Kĩ năng sư phạm bao gồm những hiểu biết về phương pháp giáo dục trẻ mầm non và năng

lực sử dụng những phương pháp đó vào tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ mầm non.

– Biết suy ngẫm phản ứng trước mỗi vấn đề/ tình huống sư phạm và có năng lực tự phê phán –

nét đặc trưng của nghề giáo viên.

53

– Biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của người khác, đặc biệt là tôn trọng các em

lứa tuổi nhỏ.

– Có năng lực quản lí, bao gồm trách nhiệm quản lí trong và ngoài lớp nhằm đảm bảo sự an toàn

và vui vẻ, thoải mái để phát triển trẻ.

Cách nhìn nhận trên phản ánh quan niệm về năng lực chuyên môn của người giáo viên cần có

để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Vậy phẩm chất và năng lực của giáo viên mầm non gồm những gì?

(1). Phẩm chất cần thiết:

– Yêu quý trẻ em: Giáo viên thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với các em, giúp các

em phát triển khỏe mạnh về cả tinh thần lẫn thể chất, học tập tốt. Trẻ em vốn rất nhạy cảm và có

nhu cầu tình cảm lớn (mong muốn được yêu thương, chiều chuộng và chăm sóc. Trẻ càng bé thì

nhu cầu yêu thương càng lớn) trong giao tiếp ứng xử với người lớn. Trẻ dễ dàng cảm nhận được

sự thay đổi nhỏ trong tâm trạng, tình cảm (buồn, vui, cáu giận…) của giáo viên. Chỉ cần một sự

lạnh nhạt, thờ ơ hay sự đối xử không công bằng của giáo viên, trẻ đều có thể cảm nhận được và

ngay lập tức trẻ lảng tránh tiếp xúc, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm hồn của trẻ.

Sự xa cách giữa giáo viên và trẻ là điều kiện bất lợi để có thể hiểu trẻ, tiếp cận với trẻ để giáo dục.

Khi giáo viên mầm non ít gần gũi với trẻ, trẻ sẽ khép tâm hồn và sự cởi mở của mình lại, điều này

càng làm cho giáo viên gặp khó khăn để hiểu và giáo dục trẻ đúng hướng.

– Yêu nghề và gắn bó với nghề: Trước hết, giáo viên mầm non yêu thích nghề dạy học và yêu

thích việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ, nhìn nhận ra những thành công nho nhỏ của mình trong sự

thay đổi và phát triển ở các em, từ đó có mong muốn được làm việc gì đó cho các em tốt hơn. Giáo

viên mầm non luôn gìn giữ phẩm chất và danh dự, uy tín của người giáo viên; sống trung thực, lành

mạnh, làm tấm gương tốt cho trẻ học theo; nhiệt tình thực hiện các yêu cầu của ngành và công việc.

– Tận tụy với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ em: chăm sóc và giáo dục trẻ là một công việc

rất vất vả, nhưng chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non khó khăn hơn nhiều, bởi trẻ lứa tuổi này

còn thơ ngây, sống phụ thuộc vào người lớn; vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống còn quá ít ỏi; ngôn

ngữ chưa phát triển đầy đủ, năng lực tư duy mới chỉ ở mức trực quan cụ thể; tính tình thất thường,

sự chú ý và ghi nhớ ít tính chủ định và bền vững, thường giàu yếu tố xúc cảm và ngẫu hứng;… do

đó người giáo viên mầm non cần có sự kiên nhẫn, nhẫn nại khi làm việc với trẻ nhỏ. Họ phải tận tụy

với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, tự tin và tận tâm với nhiệm vụ được giao đảm trách. Trong

mọi hoàn cảnh, giáo viên mầm non tránh cáu gắt, đánh mắng trẻ mà phải từ tốn, kiên trì nhắc nhở

bảo ban trẻ.

– Có tình thương với trẻ nhỏ: Giáo viên mầm non là người biết chăm sóc, cảm thông và sẵn

sàng chia sẻ với những người khác về mặt tình cảm, chấp nhận sự khác biệt của người khác; luôn

cởi mở và vui vẻ với trẻ, động viên trẻ làm theo những chỉ dẫn của mình. Muốn vậy, giáo viên mầm

non có cách tiếp cận riêng với trẻ, tạo được niềm tin yêu ở trẻ đối với mình để rồi từ đó thuyết phục

được trẻ thực hiện theo mục đích của mình. Mặt khác, giáo viên mầm non phải luôn thấu hiểu đứa

trẻ, hiểu được trạng thái tâm lí và diễn biến tình cảm, nhận ra những thay đổi nhỏ ở trẻ và tìm hiểu

nguyên nhân để có cách giúp trẻ bày tỏ hay thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình với mọi người

xung quanh. Đồng thời giáo viên mầm non tạo những cơ hội để trẻ dần mạnh dạn tự tin trong giao

tiếp với mọi người xung quanh.

54

– Kiên trì và nhẫn nại khi tiếp xúc với trẻ: Trẻ em lứa tuổi này còn nhỏ, vốn hiểu biết còn hạn

hẹp và ngôn ngữ biểu đạt chưa phong phú. Khi muốn nói hay muốn làm điều gì đó, trẻ phải suy

nghĩ và nói chậm, thực hiện hành động từ từ, do đó giáo viên mầm non phải là người hết sức kiên

nhẫn và biết chờ đợi trẻ, lắng nghe trẻ nói và thấu hiểu trẻ, quan sát kĩ và điều chỉnh kịp thời những

tác động để có hiệu quả nhất. Để giáo dục trẻ có được nền nếp thì giáo viên mầm non cũng phải

kiên trì và thường xuyên thực hiện công việc với trẻ, ví dụ: để giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh cá

nhân trước khi ăn thì hằng ngày, cứ đến giờ nhất định giáo viên nhắc nhở và tổ chức cho trẻ rửa tay

và lau tay sạch sẽ trước và sau khi ăn. Việc rèn luyện nền nếp và thói quen cho trẻ phải được lặp đi

lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài.

– Linh hoạt: Trẻ em luôn thay đổi và phát triển với tốc độ rất nhanh (ví dụ: có những trẻ hôm

nay chưa nói được từ nào, nhưng chỉ sau đó vài ngày đã có thể phát ra một số từ gần gũi. Có những

trẻ buổi sáng đến lớp ở trạng thái vui vẻ và sảng khóai, nhưng đến chiều, khí hậu thay đổi làm cho

trong người của trẻ khó chịu trong người, trẻ trở nên khó tính và quấy khóc, không chịu chơi và hay

bám theo cô giáo…). Mặt khác, trong một lớp thường có đông số lượng trẻ (ví dụ : lớp nhà trẻ có

thể có từ 15 – 25 trẻ ở các độ tuổi khác nhau; lớp mẫu giáo lớn có thể có từ 30 đến 50 trẻ, thậm chí

có nơi lên đến 60-70 trẻ/ lớp với 2 giáo viên) với sự đa dạng về tính cách, nhu cầu và hứng thú, khả

năng và đặc điểm (có trẻ nhanh nhẹn thông minh nhưng có khi lại bướng bỉnh, có trẻ ngoan ngoãn

vâng lời nhưng lại chậm chạp, có trẻ tăng động giảm tập trung chú ý khi học hay chơi; có trẻ có khả

năng tiếp thu và ghi nhớ nhanh, nhưng có những trẻ lại phải mất nhiều công tập luyện mới làm

được…); kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết (có trẻ có vốn hiểu biết nhiều hơn so với trẻ khác do trẻ

có điều kiện và cơ hội tham gia các hoạt động khác nhau cùng gia đình như : đi chơi, tham quan du

lịch, nghe đài hoặc có ông bà, anh chị lớn tuổi thường xuyên giao tiếp với trẻ…); lại xuất phát từ văn

hóa giáo dục gia đình khác nhau (có trẻ được bố mẹ gia đình rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn

nhỏ, nhưng lại có những trẻ được bố mẹ chiều chuộng quá mức…). Trẻ mầm non có biểu hiện tâm lí

và tình cảm luôn thay đổi, vui đấy buồn đấy, cáu giận đấy; nhớ nhanh nhưng cũng rất chóng quên,

chú ý và ghi nhớ không chủ định và chưa bền vững nên quá trình giáo dục trẻ buộc phải mềm dẻo và

linh hoạt. Giáo viên mầm non phải luôn nhậy bén với thái độ, trạng thái tâm lí của trẻ và sẵn sàng thay

đổi, điều chỉnh kế hoạch, phương hướng giáo dục theo trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Giáo

viên mầm non phải thường xuyên quan sát và thấu hiểu trẻ.

– Nhạy cảm: Mỗi trẻ là một cá nhân duy nhất và có những giá trị, những nét độc đáo và năng

lực riêng. Tìm hiểu và phát hiện ra những sự khác biệt giữa trẻ này với trẻ khác và giúp đỡ trẻ trong

những tình huống cụ thể một cách thỏa đáng. Để làm được điều này, giáo viên mầm non phải

thường xuyên quan sát và đánh giá trẻ, nhận ra những sự thay đổi và sự tiến triển nhỏ nhất, thành

công nho nhỏ của trẻ. Ngược lại, trẻ nhỏ cũng rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài (khí

hậu, thời tiết, nhiệt độ, yếu tố tinh thần và cảm xúc của những người xung quanh…) nên giáo viên

mầm non cũng hết sức nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường tác động đến trẻ để có biện pháp

phòng vệ (mặc thêm áo hoặc cởi bớt áo của trẻ khỏi bị ốm khi trời trở lạnh hoặc nóng; lựa cách giao

tiếp và trò chuyện với trẻ phù hợp với tâm trạng, thái độ của trẻ…).

– Tính hài hước: Biết thư giãn và giảm bớt căng thằng từ những tình huống bất khả kháng

bằng việc sử dụng tính hài hước một cách đúng lúc và tạo ra được một không gian vui vẻ, đầm ấm,

thoải mái và cởi mở.

55

– Tôn trọng trẻ em: không thành kiến hay kì thị về giới, sắc tốc, tôn giáo, địa vị kinh tế – xã hội

mà luôn quan tâm đến nhu cầu cá nhân của trẻ. Giáo viên mầm non không phân biệt vị thế gia đình

cũng như hoàn cảnh kinh tế gia đình của các em. Tôn trọng các trẻ như nhau.

(2). Năng lực nghề cần thiết:

– Có hiểu biết sâu sắc về đối tượng giáo dục/ trẻ mầm non:

+ Hiểu biết về những “đứa con” của mình một cách thấu đáo không dễ. Để dạy hay giáo

dục được trẻ đòi hỏi phải hiểu sâu sắc về sự phát triển chung cũng như đặc điểm cá tính riêng của

chúng, hiểu được cách giáo dục phù hợp theo sự phát triển ở từng giai đoạn. Trẻ em lứa tuổi mầm

non phát triển với tốc độ nhanh và có sự khác biệt rõ rệt với những trẻ ở lứa tuổi khác.

+ Hiểu biết về đặc điểm phát triển sinh lí và tâm lí của trẻ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ

lứa tuổi nhà trẻ. Mỗi giai đoạn tuổi của trẻ có những đặc điểm phát triển sinh lí và tâm lí riêng. Việc

hiểu biết này giúp cho giáo viên có được những cách tiếp cận và phương pháp giáo dục phù hợp với

từng đối tượng cũng như các trẻ trong cùng độ tuổi (trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo)

+ Hiểu biết về phương thức học của trẻ: i)-trẻ học qua bắt chước; ii)- học qua thực hành

trải nghiệm, trò chơi, làm thí nghiệm hay thực nghiệm; iii)-qua trao đổi, chia sẻ hay thảo luận; iv)học qua tư duy suy luận và v)-học có sự đan kết các phương thức học trên trong quá trình hoạt

động, trong đó mỗi độ tuổi có những cách học phù hợp riêng. Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ thì học bằng

phương thức bắt chước hay thực hành trải nghiệm, trò chơi là chủ yếu. Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo thì

phương thức học qua trải nghiệm, thí nghiệm ; trao đổi chia sẻ hay thảo luận; và học qua tư duy suy

luận (ở trẻ mẫu giáo 4-6 tuổi chiếm ưu thế) để có cách thức giáo dục hay dạy học phù hợp với từng

độ tuổi cụ thể.

+ Hiểu biết về môi trường giáo dục gia đình (hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống của gia

đình và những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chính đứa trẻ), cộng đồng và xã

hội nơi trẻ sinh ra và lớn lên (thành phố/ nông thôn; dân tộc hay vùng miền nơi trẻ sống, khu vực

kinh tế phát triển, khu công nghiệp…) cũng như hệ thống truyền thông trong xã hội có tác động

đến trẻ. Việc hiểu biết này giúp cho giáo viên mầm non có cách ứng xử phù hợp với trẻ có hoàn

cảnh đặc biệt, đồng thời có sự phối kết hợp với gia đình, cộng đồng trong quá trình giáo dục trẻ.

– Có hiểu biết về khoa học giáo dục mầm non:

+ Giáo viên có những hiểu biết nhất định về sự phát triển của trẻ cũng như những yếu tố tác

động có hiệu quả đến hình thành nền tảng phát triển nhân cách của trẻ sau này. Giáo viên hiểu biết về

nhu cầu hứng thú của trẻ, những thiên hướng, khả năng và sở trường riêng của từng cá nhân, vốn kinh

nghiệm để có căn cứ xây dựng nội dung giáo dục phù hợp với vùng cận phát triển (L.S.Vưgotxki).

Như vậy, giáo viên không chọn nội dung quá cao đối với khả năng nhận thức và kinh nghiệm đã có

của trẻ, nhưng cũng không chọn nội dung thấp hơn so với trình độ của trẻ, làm cho trẻ chán nản khi

phải học lại những điều đã biết. Quan trọng ở đây là giáo viên dạy trẻ cách học bằng cách tạo môi

trường hoạt động phù hợp để trẻ tìm hiểu và khám phá sự vật hiện tượng trong môi trường xung

quanh. Khi đang khám phá chính là lúc trẻ học.

+ Giáo viên có những hiểu biết về đặc điểm phát triển sinh lí và nhu cầu chăm sóc phù hợp

như: nhu cầu dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với trẻ mầm non (chăm sóc sức khỏe,

hiểu biết về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, chế độ sinh hoạt phù hợp theo từng độ tuổi,

hiểu biết về một số bệnh thông thường ở trẻ em, giáo dục và rèn nền nếp thói quen vệ sinh cá

nhân…). Đồng thời hiểu biết về phát triển chương trình giáo dục trẻ mầm non, các phương pháp

56

giáo dục và dạy học phù hợp với trẻ nhỏ; hiểu biết cơ bản về các hoạt động giáo dục và cách thức tổ

chức các hoạt động giáo dục phát triển các mặt ở trẻ như: giáo dục âm nhạc, hoạt động tạo hình, văn

học thiếu nhi, giáo dục thể chất, hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ…

+ Giáo viên hiểu biết sâu sắc quá trình học tập của con người nói chung, của trẻ em nói

riêng. Trong khi lập kế hoạch bài học, giáo viên suy nghĩ tới các mức độ phát triển của mỗi trẻ, thiết

kế nội dung bài học với dung lượng kiến thức và kĩ năng phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ,

với trình tự logích và liên kết nội dung với nhau, biết sử dụng giáo cụ trực quan đúng lúc, đúng chỗ

và có hiệu quả, biết kiểm tra kịp thời để biết chắc chắn rằng trẻ đã nhận thức hay tiếp nhận được

điều gì đó mới mẻ hơn qua hoạt động giáo dục.

– Năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục: Năng lực này giúp giáo viên nhìn thấy trước sự

tiến triển của trẻ và lập các kế hoạch dạy học hay giáo dục, gồm : mục tiêu, nội dung, phương pháp,

hình thức, phương thức, phương tiện đồ dùng dạy học, phương pháp đánh giá sự tiến triển của trẻ

và kết quả đánh giá thường xuyên được sử dụng làm căn cứ để xây dựng chương trình giáo dục tiếp

theo. Đồng thời giáo viên cũng dự kiến các tình huống có thể xảy ra, nhất là những hành vi bột phát

và dự kiến giải pháp xử lí nếu những tình huống đó xảy ra.

– Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục: Năng lực này giúp giáo viên hiện

thực hóa những mục tiêu và nội dung giáo dục đến đứa trẻ. Khi đã thiết kế, lập kế hoạch dạy học

hay giáo dục, giáo viên biết cách tổ chức thực hiện những hoạt động trên một cách tốt nhất để đạt

kết quả cao như mong muốn. Năng lực này có liên quan đến kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học

và giáo dục, tổ chức môi trường học tập thân thiện cho trẻ (cách sắp xếp môi trường học tập, mà ở

đó đầy ắp những hoạt động dựa trên các hoạt động chủ đạo của từng giai đoạn tuổi của trẻ và trẻ

thích thú được làm những gì mong muốn; trang trí lớp học và không gian học tập ; tạo môi trường

chơi và giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa cô với trẻ trên cơ sở thân thiện và tôn trọng).

Đây là năng lực đặc trưng trong hoạt động lao động sư phạm của giáo viên nói chung, trong

đó có giáo viên mầm non. Thành công hay uy tín của người giáo viên thường thông qua công tác

chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ; qua công tác giáo dục để hình thành và phát

triển tiền đề của nhân cách, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững cho trẻ. Muốn vậy, giáo

viên phải có :

+ Kĩ năng lựa chọn và vận dụng những nội dung giáo dục và dạy học phù hợp với từng độ

tuổi phát triển của trẻ để từ đó vận dụng những phương pháp chăm sóc và giáo dục phù hợp với nội

dung giáo dục đã chọn. Ví dụ:

• Đối với trẻ dưới 1 tuổi chúng ta làm quen trẻ với những đồ vật gần gũi, nhận biết được

những đặc điểm đặc trưng của những đồ vật đó. Việc dạy trẻ những nội dung này dựa trên hoạt động

chủ đạo của giai đoạn này là giao lưu cảm xúc: trong quá trình trò chuyện với trẻ giáo viên kết hợp

với việc đưa đồ vật cho trẻ xem và chơi, lắc gõ để phát ra âm thanh…

• Đối với trẻ 2-3 tuổi, tuy chúng ta cũng làm quen trẻ với những đồ vật gần gũi xung

quanh nhằm giúp trẻ hiểu đặc điểm của đồ vật trên cơ sở hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật.

Ở đây, trẻ tìm hiểu một số đặc điểm dễ nhận thấy của đồ vật, công dụng của chúng (cốc để uống

nước, bát để ăn cơm, thìa để xúc), cách sử dụng chúng (thìa cầm như thế nào mới xúc được cơm

đưa lên miệng mới ăn được, cầm cốc thế nào mới uống được).

• Đối với trẻ mẫu giáo 3- 6 tuổi, chúng ta dạy trẻ không chỉ các đặc điểm của đồ vật từ

môi trường xung quanh, mà còn cấu tạo của chúng (bát phải sâu thì mới đựng được cơm, đũa gỗ

57

mới gắp được, còn đũa nhựa hay Inox khó gắp vì quá nhẵn và trơn…), chất liệu tạo ra nó (đồ dùng

này được là bằng đất sét, đồ dùng này bằng nhựa, đồ dùng này bằng gỗ…), công dụng của đồ vật đó

(cái thìa dùng để xúc cơm, múc thức ăn, đôi đũa có đôi/ 2 chiếc để gắp thức ăn, chiếc môi dùng múc

canh…).

+ Kĩ năng chọn lựa và vận dụng những hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc và giáo

dục đa dạng, phù hợp với từng độ tuổi. Với mỗi độ tuổi của trẻ có những đặc thù riêng khi hoạt

động, nên cần có sự khác biệt trong chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo. Với trẻ lứa

tuổi nhà trẻ cần chú trọng nhiều đến chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn

thân thể cho trẻ là trên hết, trong khi đó với trẻ mẫu giáo lại cần chú ý nhiều đến giáo dục để hình

thành thói quen, nền nếp và những hiểu biết về thế giới xung quanh. Việc tổ chức các hoạt động

giáo dục phù hợp dựa trên đặc thù phát triển của trẻ và đặc thù hoạt động chủ đạo của trẻ trong

từng giai đoạn tuổi, ví dụ :

Với trẻ dưới 1 tuổi, xu hướng giao lưu cảm xúc và tương tác 1-1 trong quá trình giáo dục: giáo

viên tập luyện hay trò chuyện với từng trẻ trong quá trình dạy dỗ. Đồng thời với trẻ nhỏ này rất quan

trọng đối với việc phát triển các giác quan và cơ quan vận động của trẻ. Hình thức giáo dục là tương

tác cá nhân là chủ yếu.

Với trẻ 2-3 tuổi, trẻ đã có thể ngồi chơi cạnh nhau, giáo viên tổ chức cho trẻ cùng chơi cạnh nhau

nhưng mỗi trẻ có những đồ chơi riêng.

Với trẻ mẫu giáo thì việc tổ chức chơi trên cơ sở hình thành khả năng hợp tác nhóm trên đặc

điểm chơi cùng nhau của lứa tuổi này.

+ Tiếp cận cá nhân trong tổ chức hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Tùy theo nhu cầu và

đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ mà giáo viên mầm non thực hiện công việc của mình, như :

với trẻ yếu, khó ăn khó ngủ thì giáo viên có sự quan tâm đặc biệt đến đối tương này như xúc cho trẻ

ăn, ru trẻ ngủ… khác với trẻ có thể lực phát triển khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường, giáo viên chỉ cần

hướng dẫn trẻ thực hiện, theo dõi và động viên, nhắc nhở những khi cần thiết, còn chủ yếu để trẻ tự

lập. Với những trẻ nghịch ngợm, bướng bỉnh thì giáo viên cần nghiêm khắc, cương quyết với trẻ và

giao nhiệm vụ thực hiện rõ ràng, giám sát việc thực hiện đến cùng một cách tự lập. Nếu trong lớp

có trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt thì tiếp cận cá nhân lại càng được sử dụng nhiều trong quá trình

giáo dục trẻ.

+ Sử dụng thành thạo các đồ dùng và các phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình

dạy học, tất nhiên tùy thuộc vào điều kiện thực tế. Nếu sử dụng được các phương tiện công nghệ

hiện đại vào quá trình dạy học, làm cho tiết dạy phong phú và hấp dẫn hơn như: máy tính, máy

chiếu đa năng, máy chiếu phim, các thiết bị nghe nhìn, máy quay video, máy ảnh… giáo viên có thể

quan sát, theo dõi được các hoạt động của trẻ trong quá trình học tập, phân tích và đánh giá, rút kinh

nghiệm các hoạt động giảng dạy của mình; kiểm tra và đánh giá những hiểu biết, kĩ năng mà trẻ

được hình thành trong quá trình học.

+ Gắn việc giáo dục với môi trường sống thực tế. Trẻ mầm non đang trong giai đoạn bắt

đầu hình thành hệ thống hiểu biết ban đầu về thế giới, tìm hiểu bản chất của sự vật hiện tượng trong

môi trường sống xung quanh và ngôn ngữ biểu đạt những hiểu biết đó. Việc dạy trẻ phải gắn với

môi trường sống để trẻ hiểu sâu sắc sự vật hiện tượng (đặc điểm của chúng, ý nghĩa và tác dụng,

công dụng…) để có cách hành động đúng với môi trường đó (chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ). Tổ chức

58

cho trẻ học tập và khám phá đều xuất phát từ môi trường, trong môi trường và vì môi trường sao

cho việc học của trẻ hoàn toàn tự nhiên, giúp trẻ hiểu bản chất của sự vật hiện tượng, tránh việc trẻ

học «sáo rỗng», như những «con vẹt», mà chẳng hiểu gì. Hay nói một cách khác, trẻ học nói từ

nhưng không hiểu nghĩa từ đang dùng. Ở đây chúng ta dạy trẻ hiểu nghĩa của sự vật hiện tượng và

học luôn cả cách ứng dụng những hiểu biết đó để giải quyết những tình huống xảy ra trong cuộc

sống hằng ngày.

– Năng lực giao tiếp. Đây là nhóm kĩ năng quan trọng để tạo nên sự thành công trong quá

trình giáo dục và dạy học của người giáo viên. Trẻ em lứa tuổi mầm non còn rất non nớt, ưa tình

cảm và sự nhẹ nhàng, khả năng nhận thức còn hạn chế; Trẻ em lứa tuổi này có sự khác biệt rõ về

tốc độ phát triển, có những đặc điểm tâm lí riêng và khác với trẻ khác… nên khi tiếp xúc với trẻ

phải có nghệ thuật, trong đó lấy tình cảm làm yếu tố cơ bản khi tiếp cận với trẻ; phải xử lí linh hoạt

các tình huống xảy ra nhưng phải có nguyên tắc, không «rập khuôn» máy móc, vì cùng một sự việc

như nhau nhưng cách giải quyết linh hoạt tình huống đó tùy thuộc vào từng trẻ, do mỗi trẻ có cá

tính riêng, xuất thân từ môi trường và điều kiện sống khác nhau.

Mặt khác, trẻ giai đoạn này học chủ yếu bằng bắt chước và thực hành. Mọi hành động của

giáo viên đều được trẻ «coppy nguyên bản» trong khi trẻ chưa đủ khả năng phân biệt đúng – sai, tốt

– xấu . Ở độ tuổi này, trẻ đang giai đọan học nói, việc giao tiếp thường xuyên với trẻ có tác dụng

thúc đẩy quá trình giao tiếp bằng lời nói ở trẻ em (trẻ học cách phát âm, trẻ học và mở rộng vốn từ

cá nhân, học cách trình bày và diễn giải theo đúng cấu trúc ngữ pháp, học nói có văn hóa,…). Bên

cạnh đó, giáo viên còn phải giao tiếp với đồng nghiệp trong trường, phụ huynh, các thành viên

trong cộng đồng nhằm làm cho mọi người trong xã hội hiểu, tin tưởng vào sự nghiệp giáo dục mầm

non để cùng phối kết hợp chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Năng lực nhận thức. Năng lực này giúp giáo viên nhận biết và đánh giá được sự tiến triển ở

trẻ, những thành công mà trẻ đạt được, năng lực này cũng cho phép giáo viên biết nghiên cứu hoạt

động của mình và hoạt động của trẻ để tìm ra cách thức thực hiện có hiệu quả nhất, tạo nên một sự

thống nhất trong hoạt động giữa giáo viên và trẻ. Năng lực nhận thức giúp giáo viên hiểu rõ đối

tượng giáo dục, phân tích và chọn lựa những nội dung giáo dục phù hợp với từng độ tuổi, sử dụng

hợp lí các phương pháp dạy học và cách thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, đánh giá kết quả đạt

được ở trẻ và tự đánh giá hoạt động của bản thân, đồng thời giúp giáo viên nhận diện được những

tình huống sư phạm và có cách giải quyết hợp tình hợp lí, đảm bảo sự phát triển cho trẻ. Khoa học

công nghệ phát triển nhanh như vũ bão buộc mỗi cá nhân phải có trình độ nhận thức nhất định để có

thể cập nhật những thông tin khoa học mới, làm cơ sở cho việc giáo dục trẻ theo xu hướng phát

triển chung của xã hội và toàn cầu hóa. Việc áp dụng công nghệ vào thực tế giảng dạy đang là nhu

cầu buộc giáo viên mầm non phải tìm hiểu và sử dụng thành thạo vào quá trình dạy học của mình.

Năng lực nhận thức giúp giáo viên mầm non không ngừng học tập vươn lên để nâng cao trình độ

của bản thân.

– Năng lực sáng tạo. Trước hết, năng lực sáng tạo giúp giáo viên mầm non luôn tạo ra những

cái mới, ý tưởng mới trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời giáo viên mầm non sẵn sàng

tiếp nhận những tư tưởng mới và mạnh dạn áp dụng những thành tựu khoa học mới vào quá trình

chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên mầm non vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học và giáo dục

vào tổ chức các hoạt động phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi, giúp trẻ có được những trải nghiệm có ý

nghĩa phát triển đối với trẻ.

59