Chương 2: Nguyên Tắc giáo dục – Tài liệu text
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.61 KB, 64 trang )
+ Biện pháp thực hiện:
– Mục đích đó phải được quán triệt một cách đầy đủ trong mọi hoạt động giáo dục của
nhà trường, từ việc xây dựng nội dung giáo dục, lựa chọn các phương pháp giáo dục
đến tổ chức các hình thức giáo dục. Quá trình giáo dục dù thực hiện nội dung môn học
gì, dưới hình thức nào, diễn ra ở đâu…đều phải hướng vào mục đích giáo dục, mục tiêu
đào tạo của nhà trường. Phải khắc phục mọi biểu hiện tự do, tuỳ tiện trong GD
– Quán triệt chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về GD, thực hiện đường
lối, nhiệm vụ cách mạng của Đảng và Nhà nước về tư tưởng, văn hóa, GD.
– Coi trọng GD thế giới quan chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ CHí Minh, đường
lối, chính sách GD của Đảng và Nhà nước cho học sinh.
– Đảm bảo ý nghĩa chính trị XH, tác dụng GD tư tưởng và đạo đức của các loại hình
hoạt động XH và các mối quan hệ mà học sinh tham gia.
– Tổ chức quản lý chặt chẽ công tác GD trong và ngoài nhà trường, đảm bảo sự lãnh
đạo của các tổ chức và phát huy vai trò Đoàn, Đội và các tập thể học sinh trong công
tác GD.
2.2. Nguyên tắc 2: Giáo dục gắn với đời sống xã hội
+ Nội dung nguyên tắc: Công tác GD thế hệ trẻ phải phù hợp với đường lối xây dựng
đất nước trong từng giai đoạn; phải dựa vào những tác động và ảnh hưởng GD của các
quan hệ kinh tế, XH, của các lý tưởng chính trị- đạo đức, thẩm mỹ, lối sống có văn
hóa; phải từng bước gắn công tác giảng dạy- học tập, GD với cuộc đấu tranh XD và
bảo vệ Tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Biện pháp thực hiện
– Làm cho học sinh quan tâm đến những sự kiện lớn trong đời sống, chính trị,kinh tế,
quốc phòng, văn hóa- XH của đất nước.
– Tổ chức cho HS tùy theo từng lứa tuổi, từng cấp học tham gia vào các phong trào
kinh tế, văn hóa- xã hội góp phần thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và
Nhà nước đã đề ra.
– Khắc phục lối GD chỉ đóng khung trong trường học, lớp học, tách rời công tác GD
của nhà trường với các phong trào chính trị-XH của nhân dân.
2.3. Nguyên tắc 3: Thống nhất giữa ý thức và hành vi của học sinh trong công tác
GD
+ NDNT: Trong công tác GD nhất thiết phải coi trọng việc xây dựng ý thức cũng như
việc tổ chức tập luyện hành động cho HS, đảm bảo cho ý thức và hành động cũng như
lời nói và việc làm của mỗi người đạt đến sự thống nhất, phù hợp với nguyên tắc, tư
tưởng chính trị và đạo đức XHCN. Đề phòng và khắc phục tình trạng tách rời giữa ý
thức và hành động, hoặc giữa tâm trạng bên trong và biểu hiện bên ngoài.
+ Biện pháp thực hiện:
– Chú ý giúp HS hiểu sâu sắc các khái niệm, chuẩn mực, định hướng giá trị về mặt đạo
đức, pháp luật, lao động thẩm mỹ, thể chất phù hợp với từng lứa tuổi.
– Tổ chức có mục đích các hoạt động cho HS tham gia nhằm giúp các em tích lũy
những kinh nghiệm thực tiễn tích cực, biến những kinh nghiệm XH ấy thành kinh
nghiệm của bản thân mình.
2.4. Nguyên tắc 4: Giáo dục trong lao động và bằng lao động
+ NDNT: Công tác GD phải thông qua việc tổ chức cho HS tham gia các loại hình lao
động vừa sức, nhờ đó mà hình thành cho các em thái độ kính trọng người lao động,
thừa nhận giá trị lớn lao của lao động, có thái độ đúng đắn đối với tài sản XH, hình
thành lối sống cần cù, giản dị, tiết kiệm, trong sạch. Đồng thời, qua đây mà xây dựng
cho họ niềm tin sâu sắc rằng chỉ có tham gia vào sản xuất những giá trị cho XH họ
mới có quyền thỏa mãn một số đòi hỏi của bản thân, và bằng lao động của mình họ
phải sáng tạo nhiều phúc lợi vật chất hơn so với những cái họ được hưởng.
+ BPTH:
– Kết hợp GD lao động với việc GD tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa.
– Tổ chức cho HS tham gia các loại hình lao động vừa sức. Các hoạt động ấy vừa
mang lại lợi ích cho cá nhân, tập thể và XH; vừa phải đảm bảo ý nghĩa tích cực.
– Khắc phục sự do dự, ngại khó, không mạnh dạn đưa lao động vào nhà trường. Đồng
thời cũng phải khắc phục khuynh hướng đơn giản, hình thức chủ nghĩa trong việc tổ
chức lao động cho HS.
2.5. Nguyên tắc 5: Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
+ NDNT: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà GD phải coi trọng việc XD và GD tập thể HS,
đặc biệt là các tổ chức chính trị của họ ( Đoàn, Đội…), coi đó là môi trường quan
trọng và là phương tiện GD mạnh mẽ để hình thành nhân cách cho HS cũng như phát
huy sở trường, năng khiếu của mỗi cá nhân.
+ BPTH:
– Xây dựng các mối quan hệ, giao lưu đúng đắn trong tập thể.
– Tổ chức các hoạt động chung của tập thể, đặc biệt là các hoạt động vui chơi, hoạt
động XH.
– Tổ chức cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh, mổ ích của tập thể và mỗi thành
viên, xây dựng dư luận lành mạnh và truyền thống tốt đẹp của tập thể.
– Coi tập thể là đối tượng GD và hướng các tác động vào đó, đồng thời cũng coi tập
thể là phương tiện GD mạnh mẽ đến từng thành viên, nghĩa là phải thực hiện quá trình
tác động song song.
– Khắc phục hiện tượng quá thiên về lối GD “tay đôi” hay hiện tượng “tập thể giả”.
2.6. Nguyên tắc 6: Tôn trọng nhân cách HS kết hợp đòi hỏi hợp lý đối với họ
+ NDNT:
+) Tôn trọng nhân cách: Có nghĩa là luôn luôn đề cao phẩm giá, lòng tự trọng của
HS, tin tưởng vào ý muốn tốt đẹp, tinh thần cầu tiến, nghị lực và khả năng tiềm tàng
của HS, luôn đề ra giả thuyết lạc quan về sự hoàn thiện nhân cách của các em. Tuy
nhiên cần lưu ý, tôn trọng ở đây là tôn trọng phẩm giá, đạo đức, trí tuệ, tài năng … chứ
không có nghĩa là tôn trọng cả cái hư, cái xấu của HS.
+) Đòi hỏi cao và hợp lý với HS: Có nghĩa là biết đòi hỏi họ có những cố gắng hơn,
tích cực hơn; biết đề ra những tiêu chuẩn, những mục tiêu phấn đấu hợp lý, vừa sức,
ngày càng được nâng cao để thúc đẩy họ không ngừng vươn lên. Mặt khác, cần có thái
độ nghiêm khắc, đúng mức đối với những thiếu xót, sai lầm của họ, song không vì thế
mà có thái độ gay gắt, mệnh lệnh hay mỉa mai, nhạo báng HS; nên có thái độ đúng
mực, tế nhị, có lý, có tình, nghiêm mà không khắt khe, dân chủ mà không xuề xòa.
+ BPTH: Nhà GD cần phải:
– Luôn tìm tòi và phát hiện kịp thời những ý nghĩ và hành động tích cực mới xuất hiện,
những mầm mống tốt đẹp vừa mới biểu hiện trong nhân cách HS để ra sức chăm sóc,
vun xới.
– Biết dựa vào những mặt tốt, mặt tích cực trong nhân cách HS để khắc phục cái tiêu
cực, yếu kém trong họ.
– Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa người GD và người được GD trên cơ sở tôn trọng,
tin cậy lẫn nhau.
– Cần biết đánh giá đối tượng GD cao hơn một chút so với những cái họ đang có.
– Khắc phục tình trạng định kiến, bi quan, thiếu tin tưởng vào khả năng phát triển,
hoàn thiện nhân cách HS, đồng thời khắc phục hiện tượng nuông chiều, buông thả, tự
do chủ nghĩa,
2.7. Nguyên tắc 7: Kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy
tính chủ động, độc lập, sáng tạo của HS
+ NDNT: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà GD trên cơ sở theo dõi khéo léo và chặt chẽ quá
trình cũng như kết quả hoạt động của HS và tập thể HS, qua đó phát huy được tính tự
giác, tự nguyện, năng động, sáng tạo của họ trong việc xác định nhiệm vụ và lựa chọn
các biện pháp GD.
+ BPTH:
– Đề cao vai trò làm chủ của HS và các tổ chức của họ.
– Cần trao đổi, bàn bạc dân chủ với HS về ND, BP và hình thức GD
– Ủng hộ những giải pháp tích cực và những sáng kiến của HS, thuyết phục và biết chờ
đợi việc từ bỏ cách làm sai của các em.
– Từng bước xây dựng chế độ tự quản trong lớp và trong trường. Tránh lối GD tự do
chủ nghĩa, để mặc HS muốn làm gì thì làm theo hứng thú của họ.
2.8. Nguyên tắc 8: Đảm bảo tính hệ thống, tính kế tiếp và tính liên tục trong công
tác GD
+ NDNT: Nguyên tắc này đỏi hỏi phải tiến hành một cách lâu dài, có hệt thống công
tác GD nhân cách và việc hình thành từng phẩm chất nói riêng cho HS phải dựa vào
những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, kinh nghiệm sống của các em; phải thực
hiện theo từng bước, từng cấp, phải tiến hành liên tục, thường xuyên.
+ BPTH:
– NDDH phải được xây dựng theo kiểu đồng tâm, mở rộng
– Trong suốt QTGD, mỗi phẩm chất được hình thành phải luôn được củng cố, tập
luyện, nâng cao nhiều lần.
– Thực hiện GD liên tục, thường xuyên, ở mọi nơi, mọi lúc và do mọi người, qua mọi
việc; kết hợp chặt chẽ GD trên lớp và ngoài lớp, trong trường và ngoài trường, gia
đình và XH.
2.9. Nguyên tắc 9: Thống nhất các yêu cầu GD của nhà trường, gia đình và XH
+ NDNT: Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất avf tính toàn vẹn cảu
QTGD bằng cách phối hợp chặt chẽ hoạt động của các chủ thể bên trong nhà trường
cũng như bên ngoài nhà trường theo một kế hoạch, chương trình GD thống nhất về
mục đích, nội dung, hình thức, PP tổ chức và phương tiện GD; biết phát huy những
mặt mạnh của chủ thể GD.
+ Biện pháp thực hiện:
– Nhà trường tổ chức phối hợp hoạt động các lực lượng GD trong XH trong mối quan
hệ hợp tác chặt chẽ với nhà trường.
– Phối hợp các kế hoạch chăm sóc, GD HS của các tập thể Sư phạm, của hội phụ
huynh HS, các đoàn thể XH, các cơ quan văn hóa, các cơ sở kinh doanh sản xuất.
– Theo dõi chặt chẽ tiến trình GD và phải đánh giá nghiêm túc kết quả công tác GD.
– Tổ chức tiến hành phổ biến tri thức KHGD cho cha mẹ HS, cho cán bộ và nhân dân
địa phương.
2.10. Tính đến đặc điểm lứa tuổi của đối tượng GD
+ NDNT: Nhà GD khi lựa chọn ND, PP, phương tiện, hình thức tổ chức QTGD phải
tính đến những đặc điểm tâm-sinh lý từng lứa tuổi, từng cá nhân HS.
+ BPTH:
– Nhà GD phải am hiểu và nắm vững đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi và cảu từng cá
nhân HS trong lứa tuổi đó.
– Nghiên cứu đặc điểm của từng đối tượng GD thông qua các hoạt động thường ngày,
qua tập thể HS, qua bạn bè và gia đình, trên cơ sở đó mà đề ra các biện pháp GD cho
phù hợp.
*** Mối quan hệ giữa các NTGD: Quan hệ chặt chẽ, tương hỗ với nhau, kết hợp cùng
nhau để hoàn thành nhiệm vụ GD đã đề ra.
Chương 3: Nội dung giáo dục
1. Những nội dung giáo dục cơ bản trong nhà trường
1.1. GD đạo đức và ý thức công dân
a) G D đạo đức
* Ý nghĩa của GD đạo đức:
– GD đạo đức có vai trò thúc đẩy sự ổn định lâu dài của XH.
– GD đạo đức có vị trí hàng đầu và chủ đạo trong GD nhà trường, có vai trò định
hướng cho các NDGD khác.
– GD đạo đức giúp thế hệ trẻ hình thành hệ thống lập trường chính trị, quan điểm, thế
giới quan Macxit và phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức của XH.
* Nhiệm vụ GD đạo đức:
– Hình thành cho HS thế giới quan KH, nắm được những quy luật của sự phát triển
XH, có ý thức thực hiện nghĩa vụ công dân, từng bước trang bị cho HS định hướng
chính trị kiên định, rõ ràng.
– Giúp HS hiểu và nắm vững những vấn đề cơ bản trong đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, có ý thức học tập, làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật.
– Bồi dưỡng cho HS năng lực phán đoán, đánh giá đạo đức, hình thành niềm tin đạo
đức cho các em.
– Dẫn dắt các em rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức…
* ND GD đạo đức:
– GD lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh
– GD chủ nghĩa yêu nước
– GD lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản
– GD chủ nghĩa tập thể
– GD lòng nhiệt tình, hăng say lao động, có ý thức bảo vệ tài sản XHCN
– GD dân chủ và pháp chế XHCN
– GD hành vi văn minh trong XH, GD ý thức công dân…
* Các con đường GD đạo đức cho HSPT:
– Qua giảng dạy môn GDCD và các môn học khác.
– Qua hoạt động ngoại khóa, lao động sản xuất, hoạt động của Đoàn, Đội, công tác chủ
nhiệm lớp…
b) GD ý thức công dân: Có nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Giáo dục chính trị- tư tưởng cho HS
– GD cho HS ý thức và hành vi pháp luật.
1.2. GD thẩm mỹ