Chương 2. HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG

  1. MÔ HÌNH HÓA

    & MÔ PHỎNG CÁC
    HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP
    Bài giảng môn:
    GV. Nguyễn Văn Cần

  2. Chương 2. HỆ

    THỐNG VÀ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG
    2.1. Một số khái niệm cơ bản
    • Hệ thống (System)
    – Tập hợp các thành phần, bao gồm các thực thể và
    tài nguyên (máy móc, con người).
    – Giữa chúng có mối quan hệ, tương tác với nhau.
    Ví dụ: Các hệ thống
    – Một hệ thống sản xuất: Máy móc, băng tải, hàng hóa sản xuất,
    điều độ sản xuất, tồn kho,…
    – Một hệ thống viễn thông: Thông tin, máy chủ mạng lưới thông
    tin,…
    – Một hệ thống ngân hàng: Khách hàng, nhân viên phục vụ,…
    – Một hệ thống siêu thị: Khách hàng, máy tính tiền, thu ngân,…

  3. 2.1. Một số

    khái niệm cơ bản
    • Một Mô hình (A Model) là một sự đơn giản
    hóa, đại diện cho một hệ thống thực với một
    công cụ cụ thể để nghiên cứu hành vi của nó.
    Con người dùng mô hình đó để nghiên cứu,
    thực nghiệm nhằm tìm ra các quy luật hoạt
    động của hệ thống.

  4. 2.1. Một số

    khái niệm cơ bản
    • Ví dụ mô hình:
    ACTUAL SYSTEM
    Models of the System
    Hình. Mô hình của một dịch vụ.

  5. 2.1. Một số

    khái niệm cơ bản
    • Ví dụ mô hình:
    Models of the System

  6. 2.1. Một số

    khái niệm cơ bản
    • Mô hình hóa (Moleling) là một quá trình thay
    thế hệ thống thực bằng một mô hình để nhằm
    thu nhận các thông tin của hệ thống bằng cách
    tiến hành các thực nghiệm, tính toán trên mô
    hình.

  7. 2.1. Một số

    khái niệm cơ bản
    • Chúng ta chỉ có thể xây dựng được mô hình gần đúng
    với hệ thống thực.
    • Mặc dù vậy mô hình hóa luôn luôn là một phương pháp
    hữu hiệu để con người nghiên cứu hệ thống, nhận biết
    các quá trình, các quy luật tự nhiên.
    • Đặc biệt ngày nay nhờ có sự trợ giúp đắc lực của máy
    tính người ta có thể phát triển các phương pháp mô hình
    hóa cho phép xây dựng các mô hình ngày càng gần với
    hệ thống nghiên cứu, đồng thời việc thu nhận lựa chọn,
    xử lý các thông tin về mô hình rất thuận tiện, nhanh
    chóng và chính xác.
    Chính vì vậy, mô hình hóa là một phương pháp nghiên
    cứu khoa học mà tất cả các kỹ sư phải nghiên cứu và
    ứng dụng vào thực tiễn hoạt động của mình.

  8. 2.1. Một số

    khái niệm cơ bản
    • Mô phỏng (Simulation) là phương pháp mô hình hóa
    dựa trên việc xây dựng mô hình số (numerical model) và
    dùng phương pháp số (numerical methods) để tìm các
    lời giải. Chính vì vậy, máy tính số là công cụ duy nhất và
    hữu hiệu để thực hiện việc mô phỏng hệ thống.
    Mô hình số: Được xây dựng dựa trên phương pháp số
    tức là bằng các chương trình chạy trên máy tính số.
    Mô phỏng bằng máy tính: Xây dựng và thử nghiệm
    các mô hình thực tế của một hệ thống trên một máy tính.

  9. 2.2. Phân loại

    mô hình hệ thống
    • Phân loại mô hình nhằm giúp chúng ta trong việc đánh giá một
    hệ thống, từ mô hình cụ thể mà ta có cách phân tích khác nhau
    để đánh giá hệ thống.
    • Mô hình thường được chia làm hai nhóm chính: Mô hình vật lý
    và mô hình toán học.

  10. 2.2. Phân loại

    mô hình hệ thống
    • Mô hình toán học

  11. 2.2. Phân loại

    mô hình hệ thống
    Phân loại theo sơ đồ, ta có thể liệt kê ra được các cặp
    mô hình
    như sau:
    – Mô hình tất định – Mô hình ngẫu nhiên
    – Mô hình tĩnh – Mô hình động
    – Mô hình tuyến tính – Mô hình phi tuyến
    – Mô hình liên tục – Mô hình gián đoạn
    – Mô hình giải tích – Mô hình mô phỏng.

  12. 2.2. Phân loại

    mô hình hệ thống
    – Mô hình tất định – Mô hình ngẫu nhiên
    Nếu đầu ra (kết quả) của mô hình có thể dự đoán một
    cách chắc chắn thì đó là một mô hình tất định. Mặt
    khác, một mô hình là mô hình ngẫu nhiên nếu với lặp
    lại cùng một bộ thông số đầu vào nhưng cho các kết
    quả khác nhau.

  13. 2.2. Phân loại

    mô hình hệ thống
    – Mô hình tĩnh – Mô hình động
    Một mô hình mà trong đó thời gian không là biến số
    thì được gọi là mô hình tĩnh, còn nếu trạng thái của
    hệ thống thay đổi theo thời gian thì gọi là mô hình
    động. Ví dụ, mô hình lập lịch cho CPU là một mô
    hình động. Một ví dụ về mô hình tĩnh là mô hình cho
    thể hiện công thức tính năng lượng: E=mc2.

  14. 2.2. Phân loại

    mô hình hệ thống
    – Mô hình tuyến tính – Mô hình phi tuyến
    Nếu mô hình có thông số đầu ra là một hàm tuyến
    tính của các thông số đầu vào thì đó là mô hình
    tuyến tính, nếu không thì đó là mô hình phi tuyến.

  15. 2.3 Quá trình

    xây dựng một mô hình hệ thống
    Người mô phỏng phân tích các dữ liệu thu thập được
    từ hệ thống thực tế để xây dựng mô hình nguyên lý,
    sau đó xây dựng mô hình logic.
    Quá trình xây dựng mô hình hệ thống.

  16. 2.3 Quá trình

    xây dựng một mô hình hệ thống
    • Xác định các thành phần hệ thống
    Các thực thể, thuộc tính, tài nguyên, các biến, sự kiện, hoạt động và
    các mối quan hệ của chúng.
    – Thực thể (Entity):
    Ví dụ: Trung tâm chăm sóc sức khỏe
    Những bệnh nhân,
    Những người đến thăm bệnh
    Hình Thực thể.

  17. Xác định các

    thành phần hệ thống
    Hình Thuộc tính thực thể.
    – Thuộc tính (Attribute):
    Ví dụ: Bệnh nhân,
    Loại bệnh,
    Tuổi,
    Giới tính,
    Nhiệt độ,
    Huyết áp

  18. Xác định các

    thành phần hệ thống
    Hình Tài nguyên.
    – Tài nguyên (Resources):
    Ví dụ: Bác sĩ, Y tá,
    Thiết bị chụp X quang

  19. Xác định các

    thành phần hệ thống
    Hình Biến.
    – Biến (Variable): Một phần thông tin phản ánh một
    số đặc tính của toàn bộ hệ thống tại một thời điểm
    nhất định, không xác định được thực thể cụ thể.
    Thực thể có thể truy cập, thay đổi một số biến.
    Ví dụ: Số bệnh nhân trong hệ thống,
    Số bác sĩ rãnh rỗi,
    Thời gian hiện hành

  20. Xác định các

    thành phần hệ thống
    HìnhTrạng thái.
    Ví dụ: {Số bệnh nhân trong hệ thống,
    Trạng thái của các bác sĩ (bận hoặc rãnh rỗi),
    Số bác sĩ rãnh rỗi,
    Trạng thái của thiết bị phòng khám, v.v…}
    – Trạng thái (State): Là một tập hợp của các biến có
    chứa tất cả các thông tin cần thiết để mô tả hệ thống
    bất cứ lúc nào.

  21. Xác định các

    thành phần hệ thống
    Ví dụ: Một bệnh nhân mới đến,
    Hoàn thành phục vụ,
    Thiết bị y tế hỏng v.v…
    – Sự kiện (Event): một sự xảy ra tức thời mà làm
    thay đổi trạng thái của hệ thống.
    Hình Sự kiện.

  22. Xác định các

    thành phần hệ thống
    Ví dụ: Phẫu thuật,
    Kiểm tra nhiệt độ,
    Chụp X Quang
    – Hoạt động (Activity): Một quá trình đại diện cho
    một khoảng chiều dài thời gian xác định.
    Hình Hoạt động.

  23. Mô hình nguyên


    Mô hình nguyên lý (hay còn gọi là mô hình khái
    niệm)
    – Là mô hình toán học phản ánh bản chất của hệ
    thực.
    – Nói rõ hơn, là sự biểu diễn một hệ thống cần mô
    phỏng bằng cách mô tả các mối quan hệ toán học, logic
    hoặc cấu trúc của các thành phần trong hệ thống.

  24. Mô hình nguyên


    Để xây dựng mô hình nguyên lý, người thực hiện
    mô hình hóa cần phải hiểu biết sâu sắc về hệ thực
    và có trình độ toán học cao để có thể dùng ngôn ngữ
    toán học mô tả hệ thực.

  25. Mô hình nguyên


    Sau đây liệt kê một số mô hình toán học thường
    được dùng để xây dựng mô hình nguyên lý:
    – Mô hình bài toán tối ưu hóa
    – Mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính
    – Mô hình bài toán vận tải
    – Mô hình trò chơi
    – Mô hình sơ đồ mạng lưới (PERT)
    – Mô hình độ tin cậy
    – Mô hình quản lý dự trữ
    – Mô hình hàng đợi

  26. Mô hình nguyên


    Xác định mô hình toán hoc:
    – Một hình toán học là đại diện lý thuyết và đơn
    giản hóa của một hệ thống.
    – Xác định những thành phần quan trọng, sự giả
    thiết về hệ thống làm việc như thế nào.
    – Nếu mô hình là đơn giản, thì sử dụng lý thuyết
    xếp hàng, quy hoạch tuyến tính, phương trình vi
    phân…
    – Nếu mô hình là phức tạp, thì mô phỏng là cách
    duy nhất.

  27. Mô hình nguyên


    Xác định mô hình toán hoc:

  28. Mô hình nguyên


    Chọn đúng mức độ chi tiết (giả định):
    – Mức độ chi tiết thấp có thể dẫn đến kết quả thiếu thông
    tin và mục tiêu không thể được thực hiện.
    – Mức độ chi tiết cao đòi hỏi:
    + Nhiều thời gian và nỗ lực
    + Mô phỏng chạy dài hơn
    + Nhiều khả năng có sai sót

  29. Mô hình nguyên


    Chọn đúng mức độ chi tiết (giả định):
    Hình Biểu đồ chi phí mô
    hình và mức độ chi tiết.

  30. Mô hình logic
    Dựa

    trên mô hình nguyên lý người ta phải xây dựng
    mô hình logic hay còn gọi là lưu đồ tính toán. Lưu đồ là
    cầu nối giữa mô hình nguyên lý và mô hình mô phỏng.
    Lưu đồ phản ánh logic giữa các bước tính tức phản
    ứng thuật toán mô phỏng. Trong lưu đồ phải:
    – Phản ánh logic của mô hình nguyên lý, các biến, các
    sự kiện xảy ra trong hệ thống đều phải được đưa vào
    lưu đồ.
    – Phải bao gồm các quan hệ trong mô hình nguyên lý.

  31. Mô hình logic
    Hình

    Chuyển đổi mô hình logic sang mô hình mô phỏng.

  32. Sau khi có

    mô hình logic hợp lý người ta chuyển
    sang xây dựng mô hình mô phỏng có nghĩa là lập
    trình bằng ngôn ngữ đã chọn hoặc xây dựng trên
    phần mềm chuyên dụng.