Chương 1. Bài tập vĩ mô – Bài tập chương 1 Kinh tế vĩ mô – CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ – StuDocu
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức lựa chọn của các cá nhân
và xã hội trong việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất các sản phẩm đầu ra (hữu
hình và vô hình) và phân phối chúng cho các thành viên khác nhau của xã hội.
Kinh tế học thực chứng là việc mô tả và phân tích sự kiện, những mối quan hệ
trong nền kinh tế từ đó đưa ra các phát biểu có tính khoa học về hành vi kinh tế.
Kinh tế học chuẩn tắc, đưa ra các nhận định, các phán xét xem nền kinh tế phải như
thế nào hoặc phải có chính sách kinh tế gì để đạt được một mục tiêu kinh tế.
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu
của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế vi mô nghiên cứu hoạt động, hành vi của các doanh nghiệp, hộ gia đình và
người tiêu dùng…
Nền kinh tế là một hệ thống các hoạt động của con người liên quan đến sản xuất,
phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong một quốc gia hoặc một khu vực
địa lý nhất định.
Những vấn đề cơ bản của nền kinh tế: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào?
Sản xuất cho ai? Các vấn đề kinh tế cơ bản đều mang tính lựa chọn, vì các nguồn lực để
sản xuất ra sản phẩm đều khan hiếm và tồn tại cách sử dụng khác nhau các nguồn lực
trong việc sản xuất ra các sản phẩm khác nhau.
Các thành viên tham gia vào nền kinh tế: là các chủ thể ra các quyết định lựa
chọn. Bao gồm: Người tiêu dùng; Các doanh nghiệp; Chính phủ; Người nước ngoài.
Cơ chế hoạt động của nền kinh tế là cách thức xã hội giải quyết ba vấn đề kinh tế
cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Cơ chế hoạt động của nền
kinh tế gắn liền với hình thức tổ chức nền kinh tế của quốc gia.
Những nguyên lý của kinh tế học
Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi
Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó
Nguyên lý 3: Con người hành động hợp lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Nguyên lý 4: Con người đáp lại các kích thích
Nguyên lý 5: Thương mại làm cho mọi người đều có lợi
Nguyên lý 6: Thị trường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ cải thiện được kết cục thị trường
Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nước đó
Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
Nguyên lý 10: Chính phủ đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất
nghiệp
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô là một phân ngành của
kinh tế học nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất
nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mục tiêu kinh tế vĩ mô
– Thành tựu của một đất nước được đánh giá theo 3 dấu hiệu chủ yếu:
- Sự ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bách
trong thời kỳ ngắn hạn như: Lạm phát, suy thoái, thất nghiệp. - Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi giải quyết tốt những vấn đề dài hạn có liên quan tới việc
phát triển kinh tế như đầu tư, cung cầu trong dài hạn - Công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội vừa là vấn đề kinh tế
Để đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công bằng các chính sách kinh tế vĩ mô phải hướng
tới các mục tiêu cụ thể sau:
– Mục tiêu sản lượng:
- Sản lượng thực tế cao tương ứng với mức sản lượng tự nhiên
- Tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc
– Mục tiêu việc làm: - Tạo được nhiều việc làm tốt
- Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp (duy trì mức thất nghiệp tự nhiên)
– Mục tiêu ổn đinh giá cả : hạ thấp và kiểm soát lạm phát trong điều kiện kinh tế
thị trường tự do
– Mục tiêu kinh tế đối ngoại: Ổn định tỷ giá hối đoái; Cân bằng cán cân thanh toán.
– Mục tiêu công bằng: vừa là vấn đề xã hội vừa là vấn đề kinh tế
Các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô
- Chính sách tài khóa
- Chính sách tiền tệ
- Chính sách thu nhập
- Chính sách kinh tế đối ngoại
Sai. Đánh đổi là điều không tránh khỏi vì mong muốn thì vô hạn còn các nguồn lực
khan hiếm.
4. Nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một nền kinh tế
là nội dung nghiên cứu của Kinh tế vi mô.
Sai. Nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một nền kinh
tế là nội dung nghiên cứu của Kinh tế vĩ mô.
5. Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu hành vi của những thành viên tham gia vào nền
kinh tế.
Sai. Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ
yếu của một nền kinh tế. Kinh tế vi mô là môn học nghiên cứu hành vi của những thành
viên tham gia vào nền kinh tế.
**Câu loại 2. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất:
- Kinh tế vĩ mô nghiên cứu:**
a. Tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước.
b. Lạm phát và thất nghiệp
c. Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại.
d. Tất cả các phương án trên.
2. Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra:
a. Mô tả và phân tích sự kiện, những mối quan hệ trong nền kinh tế.
b. Các phát biểu có tính khoa học về hành vi kinh tế.
c. Các nhận định, đánh giá chủ quan của các cá nhân.
d. Những nhận định đã được kiểm chứng trên thực tế.
3. Nhận định thực chứng:
a. Các nhận định, đánh giá chủ quan của các cá nhân.
b. Đưa ra các nhận định, các phán xét xem nền kinh tế phải như thế nào.
c. Là những nhận định liên quan đến việc đánh giá giá trị.
d. Là những nhận định được kiểm chứng bằng thực tế.
4. Mục tiêu ổn định giá cả nghĩa là:
a. Hạ thấp và kiểm soát có hiệu quả tỷ lệ lạm phát trong điều kiện thị trường tự do.
b. Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực nhằm đạt mức sản lượng cao tương ứng mức sản lượng
tiềm năng đồng thời có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc.
c. Hạ thấp được tỷ lệ thất nghiệp và duy trì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
d. Ổn định tỷ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán.
5. Vấn đề nào sau đây không thuộc nội dung nghiên cứu của kinh tế vĩ mô?
a. Tăng cung tiền và lạm phát.
b. Tăng trưởng thị phần tín dụng của BIDV và Vietinbank trên thị trường.
c. Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam.
d. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến tiết kiệm quốc dân.
Đáp án
1d 2c 3d 4a 5b
Câu loại 3. Phân tích tình huống kinh tế: 02 câu
Tình huống 1. Chính sách tiền tệ trước bối cảnh đại dịch Covid-
Diễn biến suy giảm của kinh tế toàn cầu trong bối cảnh đại dịch khó kiểm soát, phần
lớn các quốc gia trên thế giới đã phải triển khai các gói chính sách hỗ trợ kinh tế mạnh mẽ.
Theo đó, chính sách tiền tệ (CSTT) liên tục được nới lỏng thông qua việc cắt giảm lãi suất
chính sách, tiếp tục thực hiện các chương trình mua trái phiếu với quy mô lớn, triển khai
nhiều chương trình cho vay tín dụng ưu đãi… Tính đến cuối năm 2020, theo thống kê của
Tổ chức Central Bank News đã có khoảng 90 lượt cắt giảm lãi suất, trong đó có nhiều
NHTW thực hiện cắt giảm lãi suất nhiều hơn 2 lần trong năm.
Nguồn: Trích từ thitruongtaichinhtiente/kinh-te-the-gioi-nam-2020-va-trien-
vong-nam-2021-33446
Câu hỏi: Bạn hãy chỉ ra nhận định thực chứng và nhận định chuẩn tắc từ thông tin của bài
viết trên.
Gợi ý trả lời:
Mô tả tình trạng kinh tế thế giới, và động thái của các NHTW là nhận định thực chứng
Đưa ra khuyến nghị chính sách là nhận định chuẩn tắc
Tình huống 2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trước bối cảnh đại dịch
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại
dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng GDP ước đạt
2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế
dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình – thu nhập
của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1
năm 2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm
soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt
và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ.
- Cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn kinh tế.
Hướng dẫn làm bài
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
c d b i j a h f e g
Bài tập 2. Những nhận định sau đây nhận định nào là nhận định chuẩn tắc, nhận định nào
là nhận định thực chứng?
a. Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư.
b. Cần giảm lãi suất để kích thích đầu tư.
c. Hộ gia đình nên gia tăng tiết kiệm.
d. Nhà nước cần tăng thuế nhiều hơn để tăng thu ngân sách.
e. Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp sẽ làm giảm tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
f. Xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn và trung hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
g. Chính phủ nên thắt chặt chi tiêu trước bối cảnh lạm phát tăng cao.
h. Chính phủ cần có chính sách ưu đãi đối với những người nghèo.
i. Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt dẫn đến tổng cầu của nền kinh tế giảm
j. Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng dẫn đến tổng cầu của nền kinh tế tăng.
Hướng dẫn làm bài:
Nhận định thực chứng: a, e, f, i, j
Nhận định chuẩn tắc: b, c, d, g, h
1. CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LÀM
1.4. Câu hỏi tự làm:
Câu loại 1. Nhận định kinh tế dưới đây đúng hay sai, hãy giải thích ngắn gọn và vẽ hình
minh họa câu trả lời (nếu có):
-
Nhận định “Vào đầu những năm 1980, hầu hết các nền kinh tế phương Tây đều phải đối
mặt với tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến” là nhận định chuẩn tắc. -
Nhận định “Nên cắt giảm tỷ lệ lạm phát vì nó làm giảm thu nhập của người dân” là một
nhận định mang tính thực chứng. -
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xã hội quản lý các nguồn lực vô hạn như thế
nào. -
Nhận định thực chứng là những nhận định có thể kiểm định được.
-
Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy hiệu quả và công bằng.
-
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một
đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. -
Mức thu nhập ở Nhật cao hơn ở Việt Nam là Nhận định nào sau đây thuộc kinh tế học
chuẩn tắc. -
Chính sách tiền tệ được thực hiện bằng cách thay đổi các khoản thu và chi ngân sách của
chính phủ. -
Chính sách kinh tế đối ngoại nào được thực hiện nhằm tác động trực tiếp đến tiền công
và giá cả để kiềm chế lạm phát. -
Chính sách tài khóa thực hiện nhằm tác động và kiểm soát mức cung ứng tiền tệ và lãi
suất hướng nền kinh tế vào các mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra. -
Một trong các nhược điểm của kinh tế thị trường là tạo nên sự chênh lệch quá mức
trong thu nhập, cần thực hiện công bằng để hạn chế nhược điểm trên trong các chính sách
kinh tế vĩ mô. -
Các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm: Ổn định giá cả; tạo ra nhiều việc
làm tốt, hạ thấp được tỷ lệ thất nghiệp; đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và vững chắc. -
Mục tiêu kinh tế đối ngoại nghĩa là ổn định tỷ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh
toán. -
Nhận định “Xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn và trung hạn giữa lạm phát
và thất nghiệp” là nhận định chuẩn tắc. -
Nhận định “Trước bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp các hộ gia đình
nên gia tăng tiết kiệm” là nhận định thực chứng.
**Câu loại 2. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: -
Kinh tế vĩ mô không đề cập đến:**
a. Sự thay đổi chi phí sản xuất một sản phẩm cụ thể.
b. Sự thay đổi mức giá chung.
c. Thất nghiệp của nền kinh tế.
d. Sự thay đổi tổng thu nhập nền kinh tế.
2. Đánh đổi là điều không tránh khỏi vì mong muốn thì … còn các nguồn lực…:
a. Vô hạn/ Hiệu quả.
b. Có hạn/ Tiết kiệm.
c. Vô hạn/ Khan hiếm
d. Có hạn/ Vô hạn
3. Vấn đề nào dưới đây thuộc nội dung nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô:
a. Tài khoá.
b. Thu nhập.
c. Kinh tế đối ngoại.
d. Tiền tệ.
10. Mục tiêu ổn định giá cả nghĩa là:
a. Tăng trưởng cao tương ứng với mức sản lượng tiềm năng
b. Hạ thấp và kiểm soát lạm phát trong điều kiện thị trường tự do.
c. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc.
d. Tạo công ăn việc làm cho người lao động
11. Mục tiêu sản lượng nghĩa là:
a. Hạ thấp và kiểm soát có hiệu quả tỷ lệ lạm phát trong điều kiện thị trường tự do.
b. Sản lượng cao tương ứng với sản lượng tiềm năng
c. Đạt được tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc.
d. ưb và c
12. Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung nghiên cứu của kinh tế vĩ mô?
a. Nghiên cứu hành vi của các tế bào tham gia vào nền kinh tế
b. Nghiên cứu mối quan hệ lạm phát và thất nghiệp
c. Nghiên cứu mối quan hệ tăng trưởng cung tiền và lạm phát
d. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến tiết kiệm quốc dân.
13. Chính sách tài khóa được thực hiện bằng cách thay đổi ….
a. Các khoản thu và chi ngân sách của chính phủ
b. Cung tiền của nền kinh tế
c. Lãi suất trên thị trường tiền tệ
d. Tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối
14. Chính sách tiền tệ nhằm tác động và kiểm soát mức …. hướng nền kinh tế vào các
mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra.
a. Cung tiền và thu chi ngân sách của chính phủ
b. Cung tiền và lãi suất
c. Thu chi nhân sách của chính phủ
d. Tiền công và giá cả
15. Cần thực hiện mục tiêu ….. để hạn chế nhược điểm của kinh tế thị trường là tạo
nên sự chênh lệch quá mức trong thu nhập.
a. Hiệu quả
b. Ổn định.
c. Công bằng.
d. Tăng trưởng.
Câu loại 3. Phân tích tình huống kinh tế: 03 câu
Tình huống 1. Kinh tế Việt Nam 2016 –
Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 luôn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô; lạm
phát bình quân tăng 3,15%/năm, thấp hơn mục tiêu 4% của Quốc hội đề ra; tăng trưởng
kinh tế bình quân đạt 5,99%/năm và nếu loại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19, bình quân giai đoạn 2016 – 2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%/ năm. Chính phủ
cần tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trước bối cảnh Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp.
Nguồn: Trích từ baotintuc/kinh-te/co-nen-danh-doi-lam-phat-vuot-muc-tieu-de-
thuc-day-tang-truong-kinh-te-20210720125531616
Câu hỏi: Bạn hãy chỉ ra nhận định thực chứng và nhận định chuẩn tắc từ thông tin của bài
viết trên.
Tình huống 2. Thất nghiệp Việt Nam trước bối cảnh Covid-
Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước 9 tháng năm 2021 là 2,67%; trong đó khu vực thành
thị là 3,58%, còn khu vực nông thôn là 2,15%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi
9 tháng qua là 2,91%; trong đó khu vực thành thị là 3,78%; khu vực nông thôn là 2,39%.
Tính đến ngày 21-9-2021, tổng kinh phí đã hỗ trợ là gần 13,8 nghìn tỷ đồng cho gần
17,6 triệu đối tượng, trong đó có 11,4 nghìn tỷ đồng được chi cho 23 tỉnh, thành phố chịu
ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh; xuất cấp hơn 136 nghìn tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia
cho hơn 2,4 triệu hộ gia đình với gần 9,1 triệu nhân khẩu gặp khó khăn do dịch trên địa
bàn 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nguồn: Trích từ qdnd/kinh-te/tin-tuc/ty-le-that-nghiep-tang-cao-hon-17-
trieu-lao-dong-da-duoc-ho-tro-
Câu hỏi: Với thông tin trong bài viết, bạn hãy đưa ra một số nhận định chuẩn tắc với thực
trạng thất nghiệp ở Việt Nam trước bối cảnh Covid-19.
Tình huống 3. Kiểm soát lạm phát thành công 2020
Năm 2020, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu
hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ
lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam.