Chuỗi và lưới thức ăn – Natural Footprint
Chuỗi và lưới thức ăn
Chuỗi thức ăn
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.
Sơ đồ ví dụ:
Ba loại sinh vật điển hình trong chuỗi thức ăn là:
+ Sinh vật sản xuất hay sinh vật tự dưỡng: Cây xanh được gọi là sinh vật tự dưỡng trong một chuỗi thức ăn. Cây xanh có thể tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quang hợp. Chúng là cấp độ đầu tiên của chuỗi thức ăn.
+ Sinh vật tiêu thụ hay sinh vật dị dưỡng: Thông thường chính là động vật, sinh vật dị dưỡng có cấp một như côn trùng, sâu bướm, bò và cừu, tiêu thụ (ăn) thực vật. Những sinh vật dị dưỡng cấp hai, như sư tử, rắn và mèo, ăn những sinh vật dị dưỡng cấp một (thông thường là động vật thịt). Và như vậy, sinh vật cấp dưới sẽ là thức ăn cho động vật ở những cấp cao hơn.
+ Sinh vật phân hủy: Bao gồm vi khuẩn và nấm, là chất tái chế tự nhiên, phân hủy chất hữu cơ thành vô cô. Sinh vật phân hủy là các sinh vật ăn các sinh vật đã chết hoặc đang thối rữa phân hủy chúng thành những mẩu nhỏ chất dinh dưỡng quay trở lại vào đất để sử dụng cho cây trồng.
Lưới thức ăn
Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
Sơ đồ ví dụ:
Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.