Chuỗi cung ứng là gì? Tìm hiểu về chuỗi cung ứng, nhà cung ứng

Chuỗi cung ứng là thuật ngữ kinh tế mới xuất hiện vài thập kỉ gần đây nhưng nó đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu của các bạn đọc trong lĩnh vực vận tải – Logistics. Các nhà cung ứng/quản lý chuỗi cung ứng là những người quyết định sự thành công/thất bại của Doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng khá lớn đến nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và cắt giảm chi phí. Thông qua bài chia sẻ dưới đây, Ratraco Solutions sẽ giúp các bạn đọc có cái nhìn tổng quát nhất về thuật ngữ chuỗi cung ứng là gì? Nhà cung ứng là gì? Khái niệm chuỗi cung ứng và đặc biệt là ví dụ cụ thể về chuỗi cung ứng,…

XEM THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container giá rẻ – Ratraco Solutions nhận vận chuyển Container lạnh Bắc Nam

Khái niệm chuỗi cung ứng

Trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế để có thể kinh doanh thành công thì cần phải xây dựng chuỗi cung ứng hoạt động hiểu quả. Đầu tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái niệm chuỗi cung ứng. Vậy chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là thuật ngữ kinh tế xuất hiện vào những năm cuối thập niên 80 và nhanh chóng trở nên phổ biến ở thập niên 90. Có thể định nghĩa chuỗi cung ứng là một quá trình di chuyển các yếu tố đầu vào từ nhà cung cấp thông qua việc lưu trữ và vận chuyển đi đến nhà sản xuất rồi lại từ nhà sản xuất biến đổi các yếu tố đầu vào đó thành những yếu tố đầu ra của sản phẩm, rồi di chuyển và lưu trữ tới nhà phân phối. Khâu cuối cùng là đưa đến tay người tiêu dùng.

Chuỗi cung ứng là gì? Tìm hiểu về chuỗi cung ứng, nhà cung ứng

Hay có thể nói đơn giản chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng. Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng.

Có nhiều bạn hiểu nhầm Logistics và chuỗi cung ứng là hai khái niệm như nhau. Tuy nhiên, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Về bản chất, Logistics là quy trình trong hệ thống, còn chuỗi cung ứng là cả một hệ thống. Không chỉ thế, định nghĩa của chuỗi cung ứng đã bao hàm định nghĩa Logistics.

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM): Là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.

  • Chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp. Đồng thời, chuỗi cung ứng còn được xem là một bước quan trọng trong việc phát triển Doanh nghiệp. Nếu như chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước, tăng khả năng vươn xa của mình.
  • Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện và tối ưu nhất. Một công ty doanh số bán sản phẩm cao, lợi nhuận luôn tăng sẽ đồng nghĩa với việc chuỗi cung ứng của công ty đó đang hoạt động rất tốt.

Sự khác nhau giữa Logistics và chuỗi cung ứng:

Tiêu chí
Logistics
Chuỗi cung ứng (Supply Chain)

Mục tiêu
Giảm chi phí logistics, tăng chất lượng dịch vụ
giảm chi phí toàn thể, tăng hoạt động bên ngoài như hợp tác, phân phối với các đối tác khác. Do đó tăng hiệu quả hoạt động của toàn Doanh nghiệp.

Công việc
Vận tải, kho bãi, giao nhận, dự báo, dịch vụ,…
Gồm tất cả các hoạt động của Logistics và các hoạt động khác như: quản trị nguồn cung, sản xuất, hợp tác với khách hàng.

Tầm ảnh hưởng
Ngắn, trung hạn
Dài hạn

Phạm vi hoạt động
Trong lòng Doanh nghiệp
Cả trong và ngoài

Tìm hiểu về các hoạt động và cấu trúc của chuỗi cung ứng

Để giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng là gì? Thì sau phần khái niệm chuỗi cung ứng, Ratraco Solutions giới thiệu tiếp các hoạt động cơ bản và cấu trúc của chuỗi cung ứng. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng:

  • Inbound Logistics: Những hoạt động này liên quan đến việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào để sản xuất sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp;
  • Sản xuất: Các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn, quản lý cơ sở vật chất;
  • Outbound Logistics: Đây là những hoạt động kết hợp với quá trình lưu trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa đến cửa hàng, đại lý, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng;
  • Marketing và bán hàng: Những hoạt động liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá;
  • Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa, bảo trì, đào tạo và cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm.

Bên cạnh những hoạt động chuỗi cung ứng chính thì vẫn còn những hoạt động bổ trợ cụ thể như:

  • Thu mua: Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty;
  • Quản trị nguồn nhân lực: Đây chính là những hoạt động liên quan đến việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao của toàn thể nhân viên trong tổ chức;
  • Cơ sở hạ tầng của công ty: Hoạt động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất.

Chuỗi cung ứng là gì? Tìm hiểu về chuỗi cung ứng, nhà cung ứng

Câu trúc chuỗi cung ứng gồm những gì?

Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh nhất sẽ được cấu thành từ 6 thành phần như sau:

  • Nhà cung cấp nguyên liệu thô: Là các nhà sản xuất nguyên vật liệu;
  • Nhà sản xuất: Là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm chẳng hạn như Công ty sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng, sản xuất thành phẩm;
  • Nhà phân phối: Là những Công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn, bán hàng và phục vụ khách hàng theo sự biến động của nhu cầu. Được xem là bán sỉ, đại lý nắm bắt nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm;
  • Đại lý bán lẻ: Tồn trữ và bán sản phẩm với số lượng nhỏ hơn, sử dụng quản cáo, kỹ thuật giá cả, lựa chọn và tiện dụng của sản phẩm để thu hút khách hàng;
  • Khách hàng: Hay người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm, khách hàng cũng có thể là tổ chức/ cá nhân mua một sản phẩm kết hợp với sản phẩm khác để bán chúng cho người khách hàng sau;
  • Nhà cung cấp dịch vụ: Cho Nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng. Đó là cung cấp dịch vụ vận tải và nhà kho từ công ty xe tải, công ty kho hàng.

>>Xem thêm: Chuỗi Logistics gồm những mảng nào?

Những thông tin cần thiết về chuỗi cung ứng và nhà cung ứng

Một trong những thắc mắc liên quan đến chuỗi cung ứng (Supply Chain) được tìm kiếm, truy cập nhiều nhất phải nhắc đến từ khóa nhà cung ứng là gì? Ví dụ về chuỗi cung ứng để làm rõ hơn vấn đề. Ngay sau đây, Đơn vị vận chuyển Container RatracoSolutions Logistics sẽ cung cấp câu trả lời chi tiết đến bạn:

Khái niệm Nhà cung ứng:

Nhà cung ứng là gì? Nhà cung ứng (Supplier) là một bên (có thể là tổ chức/ cá nhân) cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Trong thị trường thương mại hiện đại, có nhiều nhà cung ứng tham gia vào chuỗi cung ứng.

Nhà cung ứng có tầm quan trọng vô cùng to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà cung ứng đảm bảo cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa,… với số lượng đầy đủ, chất lượng, ổn định, chính xác,…đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp và thời gian kịp thời.

Chuỗi cung ứng là gì? Tìm hiểu về chuỗi cung ứng, nhà cung ứng

Ví dụ về chuỗi cung ứng cụ thể:

Để giúp các bạn hiểu hơn về chuỗi cung ứng, mô hình chuỗi cung ứng,…cũng như các vấn đề liên quan, chúng tôi sẽ đưa ra 1 ví dụ về chuỗi cung ứng cụ thể. Trên thị trường hiện nay, chúng ta không còn xa lạ gì với sản phẩm sữa đến từ các thương hiệu: Vinamilk, Vinasoy,…Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chuỗi cung ứng. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình sữa, chúng ta cùng điểm qua ví dụ về chuỗi cung ứng sữa Vinamilk nhé!

Trước khi các sản phẩm được làm từ sữa đến tay khách hàng, sản phẩm sẽ được thu thập, chế biến và vận chuyển thông qua nhiều khâu. Vậy các khâu trong mô hình chuỗi cung ứng sữa Vinamilk như nào:

  • Các hộ nông dân sẽ bắt đầu chăm sóc bò giống, thu hoạch sữa và tiến hành vận chuyển sữa đến trung tâm thu mua. Họ nhận được chi phí cho sản phẩm mà họ cung cấp cho trung tâm thu mua.
  • Tiếp theo, Doanh nghiệp sản xuất sữa sẽ bắt đầu thu mua sữa tươi từ trung tâm thu mua và tiến hành nhập khẩu nguyên liệu cần để pha chế sữa.

Khâu cung ứng đầu vào của Vinamilk gồm: nguyên liệu trong nước (thu mua tại các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa, các nông trại bò sữa tại Việt Nam) và nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Sữa bò tại các trạm thu gom sữa phải trải qua quá trình kiểm tra gay gắt trước khi đua vào nhà máy chế biến sữa.

Đối với nguồn nguyên liệu sữa đến từ các hộ nông dân/ các nông trại chăn nuôi bò sữa được tiến hành thông qua các bước: Hộ chăn nuôi/ nông trại -> Trạm thu gom sữa -> Nhà máy chế biến sữa.

Đối với nguồn nguyên liệu sữa nhập khẩu: nhập khẩu trực tiếp hoặc thông qua trung gian và chuyển đến nhà máy sản xuất.

  • Doanh nghiệp pha chế, sản xuất sữa theo quy trình khép kín và phân phối sản phẩm đến các nhà bán lẻ (cửa hàng hoặc đại lý).

Sau khi tiếp nhận sữa từ các trung tâm thu mua và các trung tâm thu mua sữa và các nhà cung ứng nguyên liệu sữa thì giai đoạn sản xuất sản phẩm sẽ được tiến hành tại nhà máy sản xuất. Nguyên liệu sẽ được trải qua một quy trình sản xuất của công ty Vinamilk thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại: Chuẩn hóa, bài khí, phối trộn, đồng hóa, thanh trùng, rót, bảo quản sản phẩm để tạo thành thành phẩm.

Việc phân phối của Vinamilk sẽ thông qua tập đoàn Phú Thái, đến các đại lý, cửa hàng và cuối cùng là người tiêu dùng cũng chính là người trực tiếp tiêu thụ sữa.

  • Khách hàng sẽ tiêu thụ các sản phẩm làm từ sữa thông qua mua tại đại lý bán lẻ.

Bộ phận Logistics: Cho đến hiện nay, bộ phận này vẫn do Công ty Vinamilk tự thực hiện. Vì thế, Logistics chiếm khoảng 15% trong cấu thành giá thành sản phẩm, nếu như muốn giảm chi phí này thì Công ty Vinamilk cần sự tham gia của các công ty chuyên về Logistics. Đặc biệt, Vinamilk còn sở hữu đội ngũ bán hàng và tiếp thị có nhiều kinh nghiệm trong việc xác định thị hiếu cũng như xu hướng của khách hàng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu của người tiêu dùng.

Ratraco Solutions đã chia sẻ cho cá nhân, Doanh nghiệp những kiến thức liên quan đến thuật ngữ chuỗi cung ứng là gì, nhà cung ứng là gì, ví dụ về chuỗi cung ứng giúp bạn dễ hình dung và có cái nhìn tổng quát hơn về mô hình này. Và nếu Quý khách hàng nào đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa nguyên chuyến, nguyên container bằng đường bộ, đường sắt,…với giá cước phí cạnh tranh tốt nhất thì liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline hoặc Email bên dưới để được bộ phận Sales, CSKH tư vấn và hỗ trợ cung cấp dịch vụ tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

TPHCM:

Bình Dương:

  • Địa chỉ: Ga Sóng Thần
  • Điện thoại : 0901 411 247 – 0909 876 247

Đồng Nai:

  • Địa chỉ: Ga Trảng Bom
  • Điện thoại : 0909 986 247 – 0909 876 247

Bình Định:

  • Địa chỉ: Ga Diêu Trì
  • Điện thoại : 0901 411 247 – 0909 986 247

Đà Nẵng:

  • Địa chỉ:  Ga Đà Nẵng
  • Điện thoại : 0909 199 247 – 0906 354 247

Nghệ An:

  • Địa chỉ:  Ga Vinh, Nghệ An
  • Điện thoại : 0901 100 247 – 0902 486 247

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 – 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 – 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Liên hệ trực tuyến:

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!