Chuỗi cung ứng các sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa

Bạn đã bao giờ thắc mắc làm thế nào mà những giọt sữa đầy bổ dưỡng và các chế phẩm từ sữa của hàng chục ngàn con bò lại có mặt tại các cửa hàng trên toàn quốc?

Hiện nay, nhiều chủ chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến và phân phối đã bắt đầu sử dụng công nghệ tự động hóa nhiều nhiệm vụ mà trước đây từng thực hiện bằng phương pháp thủ công. Công nghệ tự động hóa không chỉ giúp sắp xếp công việc, mà còn cho phép nông dân gia tăng sản lượng và chất lượng sản xuất, đồng thời liên tục theo dõi sức khỏe của đàn gia súc. Bên cạnh, áp dụng phương pháp tự động hóa cũng giúp vận chuyển sản phẩm từ trang trại đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất.

Kết quả hình ảnh cho automatic dairy products supply chainKết quả hình ảnh cho automatic dairy products supply chain

Ron Hurlimann đã dành gần 62 năm cuộc đời để nuôi bò sữa. Mặc dù ông có khả năng cảm nhận được tình trạng bất ổn của một con bò, nhưng thời gian gần đây, Hurlimann lại sử dụng thiết bị RFID tại trang trại bò sữa của mình trên bờ biển Oregon. Các thẻ RFID giúp theo dõi hoạt động của gia súc, chẳng hạn, chúng đang ăn hoặc nghỉ ngơi, cũng như tình trạng sức khỏe. Nếu năng suất hoạt động thấp hoặc thân nhiệt thấp, thì đó là dấu hiệu một con bò đang cảm thấy không khỏe, ngược lại, thân nhiệt cao lại khiến bầy gia súc trở nên hoạt động nhiều hơn thường ngày.

Tổng mức đầu tư của Hurlimann cho thẻ RFID, thiết bị cảm biến và laptop lên đến gần $14.000. Tuy vậy, khoản đầu tư thật sự mang lại giá trị lớn.

“Công nghệ này mang lại một lợi thế rất lớn,” Hurlimann nói. “Tôi có thể đoán được liệu một con bò có mắc bệnh hay không mà không cần kiểm tra chúng một cách trực tiếp.” Ông còn lưu ý, ngay cả những người chăn nuôi có kinh nghiệm cũng sơ suất bỏ qua các thay đổi nhỏ trong hành động của chúng.

Độ phức tạp tăng cao từ chuỗi cung ứng của mặt hàng từ sữa ngày càng đòi hỏi khả năng đáp ứng của công nghệ tiên tiến. Một lý do cho sự phức tạp này chính là độ đa dạng của các chế phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa tách béo, sữa chua hữu cơ, sữa chua Hy Lạp, hay đơn giản là các sản phẩm kem lạnh.

Ngoài ra, pháp luật cũng là một trong những lý do khiến quy trình chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp. Không những sản phẩm từ sữa luôn phụ thuộc vào nhiệt độ và chất lượng kiểm tra vệ sinh, tại Mỹ, các yêu cầu sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn khi một số quy định bổ sung trong Đạo luật Food Safety Modernization có hiệu lực.

Một chuỗi cung ứng có năng suất và hiệu quả cao chính là chìa khóa mang đến thành công cho ngành công nghiệp sữa. Do đó, Josh Thomas – giám đốc thông tin Oregon Dairy Products Commision, từng nói rằng:

“Cần cân nhắc thật tỉ mỉ điều kiện thời gian, nhiệt độ, độ ẩm, chi phí, khoảng cách, nhu cầu, dự báo, và phương thức đóng gói trong giai đoạn xây dựng một chuỗi cung ứng sữa tối ưu” .

Kết quả hình ảnh cho dairy products supply chainKết quả hình ảnh cho dairy products supply chain

Cách thức vận hành của các doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa thời nay

Tại một trong 50.000 trang trại chăn nuôi bò sữa tại Hoa Kỳ. Sữa được thu hoạch sẽ được di chuyển từ bò qua đường ống kết nối với bể chứa, nằm tại kho làm mát. Sữa lưu trong bể chứa và được giữ ở mức dưới 40 độ F, tối đa không quá 48 giờ.

Hình ảnh có liên quanHình ảnh có liên quan

Xe bồn sẽ tiếp nhận và vận chuyển sữa đến khu vực xử lý sữa, nhằm kiểm tra rằng sữa đã được làm lạnh đúng cách và hoàn toàn sạch khuẩn. Bất kỳ lượng sữa không đảm bảo yêu cầu trên đều đượ loại bỏ.

Kết quả hình ảnh cho dairy products truckingKết quả hình ảnh cho dairy products trucking

Tại khu vực vi xử lý, sữa được tiệt trùng, đóng gói và vận chuyển đến các nhà bán lẻ trong xe tải lạnh. Chỉ trong vòng hai ngày sau sau khi rời khỏi trang trại, sản phẩm sẽ được trưng bày tại các cửa hàng, các chế phẩm từ sữa khác chẳng hạn như pho mát lại mất nhiều thời gian hơn.

Kết quả hình ảnh cho dairy products packagingKết quả hình ảnh cho dairy products packaging

Nhiệm vụ đảm bảo sữa được vận chuyển nhanh chóng từ trang trại đến các cửa hàng là một quy trình cực kì phức tạp. Mặc dù sữa có nguy cơ hết hạn và hư hỏng cao, nhưng do trọng lượng đặc thù, sữa thường được di chuyển bằng xe tải thay vì các phương thức vận chuyển nhanh và đắt đỏ hơn. Giáo sư chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học bang Arizona – Elliot Rabinovich cho biết rằng: “Chuỗi cung ứng cần khả năng phục hồi để loại bỏ khâu vận chuyển và lưu trữ bị gián đoạn”.

Kết quả hình ảnh cho dairy products distributionKết quả hình ảnh cho dairy products distribution

Một thách thức khác nữa thuộc về khả năng sản sinh ra sữa. Hầu hết quy trình sản xuất sữa bò theo cách tự nhiên xảy ra khoảng 10-15% vào mùa xuân và không đáp ứng đủ lượng tiêu thụ sữa. Charles Nicholson, phó giáo sư khoa quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Penn State cho biết: “Các trang trại bò sữa cần phải tăng cường sản xuất để xử lý những tháng có mức tiêu thụ cao điểm, rồi sau đó sử dụng lượng sản phẩm còn lại cho các thời điểm khác. Đó chính là vấn đề của sự cân bằng.”

Phương pháp tối ưu

Các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua hay kem cũng làm tăng độ phức tạp chuỗi cung ứng. Ví dụ như whey, chế phẩm này thường được sử dụng trong sữa bột, thực phẩm ăn nhẹ, các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung và trong thành phần của nhiều loại thực phẩm khác. Nhờ những chếphẩm trên, doanh nghiệp có cơ hội thu về cho mình thêm lợi nhuận. Tuy vậy, họa t động chế biến lại diễn ra tại một nhà máy khác với nơi sản xuất pho mát, và tất nhiên, gia tăng công đoạn trong chuỗi cung ứng.

Kết quả hình ảnh cho dairy productsKết quả hình ảnh cho dairy products

Tình huống trên tương tự như tình trạng gia tăng quy trình đóng gói theo nhu cầu khách hàng, chẳng hạn, mỗi thùng carton chỉ chứa bốn gói sữa chua và mỗi thùng chứa là một hương vị khác nhau; cũng như mối quan tâm đến loại sản phẩm đặc biệt, chẳng hạn, sữa không đường hoặc sữa hữu cơ. Điều này khiến đa dạng hóa các SKU.

Một khi đối mặt với thách thức, công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng. Vấn đề thường bắt nguồn từ giai đoạn còn ở trang trại. Việc sử dụng các công nghệ để đo lường chỉ số sản xuất, hành vi, vấn đề sinh lý trên cá thể động vật chính là các yếu tố đang quan tâm trong giai đoạn này. Theo đó, các mục tiêu khi áp dụng công nghệ bao gồm: tối đa hóa hiệu suất sản sinh ra sữa của động vật, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, xác định rủi ro trong khâu sản xuất và giảm thiểu sử dụng thuốc thông qua các biện pháp y tế dự phòng.

Một trong số những ví dụ chính là máy vắt sữa. Sau khi dẫn gia súc vào phòng vắt sữa và được quét laser, cánh tay robot của máy sẽ gắn vào bầu vú và bắt đầu vắt sữa. Trong khi tiến hành vắt sữa, hệ thống giám sát ngăn chặn mọi tạp chất.

Những chiếc máy này mang nhiều lợi ích. Thứ nhất, nông dân vắt sữa bò không cần phụ thuộc vào bất cứ một lịch trình nào và phương pháp này tốt hơn cho sức khỏe của đàn gia súc. Thứ hai, máy vắt sữa giảm khối lượng công việc của người nông dân. Tuy nhiên, giá thành của công nghệ này khá đắt, thường giao động từ 100.000 đến 150.000 USD. Do đó, công nghệ này thường nằm ngoài tầm đầu tư của nông dân.

Ngoài máy vắt sửa còn có các phần mềm quản lý hoạt động cho ăn và vắt sữa, nhằm theo dõi chế độ ăn uống và lượng sữa sản xuất ra mỗi ngày. Một số trang trại lớn còn sử dụng công nghệ loại bỏ công đoạn trong chuỗi cung ứng truyền thống. Một số nông dân sử dụng các thẻ RFID và phần mềm GPS, kiểm soát vị trí mỗi con bò. Ở nhiều nơi trên thế giới, nông dân còn áp dụng máy bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle -UAV) giám sát đàn gia sức và trang trại có quy mô lớn.

Hình ảnh có liên quanHình ảnh có liên quan

Nhiều công cụ kỹ thuật với giá thành vô cùng hợp lý cho nông dân chăn nuôi bò sữa là một trong những lý do vì sao quy mô các trang trại đang dần tăng lên.

Vào những năm 1990, tính kinh tếtheo quy mô thúc đẩy xu hướng tập hợp lại các nhà máy chế biến nhỏ. Những cải tiến về công nghệ đòi hỏi điều kiện tập trung quy mô và các trang trại sản xuất sữa phải có quy mô lớn và tận dụng mọi phần cứng và phần mềm có sẵn.

Phần mềm định tuyến và lập lịch trình giúp tối ưu hóa thời gian cần thiết vận chuyển sữa từ các trang trại đến các nhà máy chế biến. Giải pháp này xác định tuyến đường hiệu quả nhất và đảm bảo xe tải có kích thước phù hợp được điều động đến từng trang trại. Người nông dân không muốn lãng phí sữa đã sản xuất do không thể vận chuyển vì kích thước xe tải quá nhỏ. Đồng thời, lãng phí chi phí cũng sẽ xảy ra nếu xe tải có kích thước lớn hơn so với nhu cầu.

Khi vận chuyển sản phẩm đến các nhà bán lẻ, hầu hết các nhà máy chế biến đều cố gắng giao hàng vào đầu ngày, đảm bảo sản phẩm được trưng bày ngay trên kệ hàng và xuất hiện kịp lúc. Theo đó, nhà chế biến cập nhập thời gian giao hàng của từng cửa hàng vào hệ thống; đồng thời, phần mềm định tuyến cũng được chỉnh sửa sao cho phù hợp với thời gian trên.

Siêu thị có thể sử dụng phần mềm theo dõi xe tải trên quãng đường vận chuyển. Khi đó, nhân viên tại cửa hàng sẽ kịp thời sẵn sàng tiếp nhận, bốc dỡ, và bảo quản sản phẩm sữa cùng cácchế phẩm khác nhạy cảm với nhiệt độ. Bên cạnh, bộ phận vận chuyển cũng thông báo đến từng cửa hàngvề bất kỳ rủi ro trì hoãn hoặc phân phối trong thời gian sớm nhất bằng điện thoại, email hoặc tin nhắn.

Đối với hầu hết các sản phẩm sữa, vận tải đường bộ là phương thức vận chuyển duy nhất có thể chấp nhận được, vì cần phải nhanh chóng lại ít tốn kém khi vận chuyển thành phẩm đến các nhà bán lẻ và nhà hàng. Tuy vậy, một số công ty sản xuất các sản phẩm từ sữa có ngày hết hạn lâu hơn, chẳng hạn như phô mai, thường được vận chuyển bằng đường sắt.

Tại Hoa Kỳ, với chi phí vận chuyển hiện tại, việc vận chuyển sữa ở dạng lỏng đi khắp cả nước thật sự rất tốn kém, có khả năng gây ra các thách thức khó có thể vượt qua được một khi sản lượng sữa leo thang. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, số cân sữa sản xuất trên một con bò đã tăng từ khoảng 17.186 năm 1998 lên 22.258 vào năm 2014. David Closs,trưởng khoa quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học bang Michigan cho biết: “Gần 68 triệu người ở vùng Trung Tây trong tương lại sẽ uống nhiều sữa hơn” và “Đây chính là nơi chuỗi cung ứng thực sự hình thành.” Do vậy, một lựa chọn khác trong ngành này chính là vận chuyển sữa bột.

Tóm lại, bài viết cung cấp cái nhìn khá đầy đủ về tổng quan tình hình chuỗi cung ứng ngành sữa. Qua đó, làm nổi bật tầm quan trọng của một chuỗi cung ứng hiệu quả. Với các yếu tố luôn thay đổi như chi phí trong và ngoài nước, lượng SKU, quy định và thời gian hết hạn sản phẩm v.v thì việc gia tăng năng suất và xác định lại tầm nhìn là vô cùng cần thiết.