Chứng thư số và chữ ký số có gì khác? Khái niệm, mục đích sử dụng
views
By: admin
Chứng thư số và chữ ký số là 2 trợ thủ đắc lực dành cho doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn điện tử. Nhưng không tránh khỏi việc có nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Bài viết dưới đây giúp bạn phân biệt được rõ sự khác nhau giữa chứng thư số và chữ ký số.
Mục Lục
1. Phân biệt khái niệm chữ ký số và chứng thư số
Chứng thư số và chữ ký số là hai định dạng điện tử hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
Tiêu chí
Chứng thư số
Chữ ký số
Khái niệm
Chứng thư số là một loại chứng thư điện tử do tổ chức dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp.
-
Chứng thư số có thể được coi như một “chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu” của doanh nghiệp.
-
Chứng thư số có vai trò xác nhận danh tính của doanh nghiệp trong môi trường của máy tính và Internet với một khoá công khai (public key).
-
Chứng thư số được cấp bởi tổ chức có thẩm quyền xác định nhận danh và có quyền cấp chứng thư số.
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử:
-
Được mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng thay cho chữ ký trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện đối với các giao dịch điện tử qua mạng Internet.
-
Có chức năng và hiệu lực như chữ ký tay, đều có vai trò xác nhận cam kết của tổ chức hay cá nhân nào đó. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm trong văn bản đã ký và không chối bỏ được.
Công nghệ
Chứng thư số là cặp khóa, đã được mã hóa dữ liệu gồm các thông tin như: Công ty, mã số thuế của doanh nghiệp… Các tài liệu này sẽ sử dụng để nộp thuế qua mạng, khai báo hải quan và thực hiện các giao dịch điện tử khác như hóa đơn điện tử. Trong đó:
-
Khóa là một chuỗi các số nhị phân (0 và 1) dùng trong các hệ thống mật mã.
-
Khóa bí mật là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số.
-
Khóa công khai là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa.
Chữ ký số là chữ ký điện tử, được hình thành dựa trên công nghệ mã hóa công khai RSA, có dạng là một cặp khóa (key pair) bao gồm khóa công khai (public key) và khóa bí mật (private key). Trong đó:
-
Public key: Là khóa được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng.
-
Private key: Là một khóa trong cặp khoá được dùng để tạo chữ ký số và thuộc hệ thống mã không đối xứng.
-
Ký số: Là đưa khóa bí mật vào một phần mềm để nó tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu.
Nội dung
-
Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
-
Tên của thuê bao
-
Số hiệu
-
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
-
Khóa công khai (Public key)
-
Chữ ký số
-
Một vài thông tin khác như: các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng chứng thư số,…
-
Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, Tên Công ty….
-
Số hiệu của chứng thư số (số seri)
-
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
-
Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số (Ví dụ: MISA eSign)
-
Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số
-
Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng số
-
Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
-
Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.
Tóm lại, có thể thấy chữ ký số và chứng thư số mang những vai trò khác nhau. Mối quan hệ giữa chữ ký số và chứng thư số là mối quan hệ hỗ trợ:
-
Chứng thư số là cơ sở để đối tác có thể xác nhận việc ký số có đúng hay không
-
Chữ ký số đóng vai trò xác nhận thông tin văn bản hoặc cam kết của cá nhân hay tổ chức.
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử hợp pháp và an toàn khi được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khóa công khai.
Chứng thư số và chữ ký số là hai định dạng điện tử có vai trò khác nhau
Xem ngay: Chữ ký số để làm gì? 7+ Công dụng và lợi ích trong thời kỳ công nghệ số
Chữ ký số hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động giao dịch thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến và các hoạt động kê khai thuế, hải quan trực tuyến, giao dịch bảo hiểm và ký điện tử vào hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn tạo được chữ ký số thì trước tiên cần có chứng thư số. Với chứng thư số doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu. Sau khi đã có chứng thư số, doanh nghiệp mới được phép tạo lập chữ ký số và sử dụng hoá đơn điện tử.
2. Phân biệt mục đích sử dụng chữ ký số và chứng thư số
Đều được coi như dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp trong những giao dịch hay thủ tục điện tử, tuy vậy chứng thư số và chữ ký số lại có mục đích sử dụng khác nhau:
Tiêu chí
Chứng thư số
Chữ ký số
Xác thực đối tượng
Xác định chắc chắn danh tính của một cá nhân hoặc tổ chức khi tham gia vào giao dịch điện tử dựa trên máy chủ xác thực danh tính.
Xác nhận nội dung các văn bản sau mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty:
-
Kê khai nộp thuế, hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội
-
Giao dịch ngân hàng, chứng khoán điện tử
-
Thủ tục trên cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính,…
-
Ký và xác thực hóa đơn điện tử của đơn vị phát hành.
Bằng chứng xác thực
Là “chứng minh thư” của doanh nghiệp dùng trong môi trường Internet.
Thay thế chữ ký tay, con dấu trong các giao dịch trực tuyến.
Chứng thư số và chữ ký số có mục đích sử dụng khác nhau
3. Cách hoạt động của chữ ký số và chứng thư số
Thông thường, chữ ký số có 2 phần:
-
TOKEN: là một thiết bị phần cứng (là một chiếc USB), không chứa dữ liệu gì nên không thể gọi thiết bị này là chữ ký số được.
-
Dịch vụ cấp chứng thư số: Đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số sẽ tiến hành nhập các thông tin liên quan đến doanh nghiệp vào USB Token, từ đó sinh ra một cặp khóa: khóa bí mật và khóa công khai. Khóa công khai có chức năng xác thực chữ ký số còn khóa bí mật sẽ thực hiện ký số.
Như vậy, một TOKEN đã được cấp chứng thư số mới có khả năng tạo ra chữ ký số và sử dụng trong các hoạt động cần thiết. Khi chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khoá công khai thì chữ ký số sẽ được coi là hợp pháp và an toàn khi được tạo.
Một TOKEN đã được cấp chứng thư số mới có khả năng tạo ra chữ ký số
4. MobiCA – Dịch vụ xác thực và cung cấp chứng thư số uy tín hàng đầu hiện nay
Thị trường chứng thư và chữ ký số ngày càng được mở rộng theo sự phát triển của các giao dịch điện tử. Nắm bắt được nhu cầu này từ sớm, MobiFone đã trở thành đơn vị đầu tiên được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số, xác thực điện tử và mã hoá giao dịch cho khách hàng.
MobiFone đã cho ra đời MobiCA – hệ thống cung cấp dịch vụ ký số, xác thực điện tử và mã hoá giao dịch cho khách hàng. Ưu điểm của Mobica có thể kể đến như:
-
Đến từ thương hiệu MobiFone: MobiFone có với kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp và lợi thế về hạ tầng, công nghệ và mạng lưới phủ rộng toàn quốc giúp hỗ trợ việc thực hiện ký số.
-
Hỗ trợ ký số qua USB Token và qua SIM PKI: Khách hàng có thể thực hiện ký số mọi lúc, mọi nơi với USB Token và máy tính hoặc thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng) với sim PKI.
-
Tính bảo mật cao: MobiCA được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư CNTT giàu kinh nghiệm với hệ thống bảo mật tiên tiến, giải quyết vấn đề toàn vẹn dữ liệu, chống mạo danh, đánh cắp thông tin hay virus. Từ đó giúp khách hàng an tâm với các giao dịch điện tử của mình.
-
Tính xác thực cao: MobiCA sẽ giúp xác định cụ thể, chính xác đơn vị, doanh nghiệp thực hiện giao dịch và thông tin được giao dịch, giúp khách hàng dễ dàng xác minh quyền hạn và trách nhiệm mỗi bên trong nội dung văn bản ký kết.
-
Tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại: MobiCA giúp khách hàng có thể ký số mọi lúc, mọi nơi thông qua môi trường mạng, giảm thời gian di chuyển đến nơi giao dịch hay ký kết.
MobiCa-giải pháp cho doanh nghiệp trong các thủ tục điện tử
Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm các thông tin về chứng thư số, bạn hãy liên hệ ngay đến Hotline của MobiFone 0936 110 116 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Chứng thư số và chữ ký số tưởng như là một nhưng lại mang những chức năng khác nhau. Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin về chứng thư số và chữ ký số để biết cách tiến hành các hoạt động giao dịch và kê khai trực tuyến một cách tốt nhất.
Xem ngay: Chứng thư số bị thu hồi: Nguyên nhân và cách giải quyết?