Chứng nhận sản phẩm hàng hóa | Thủ Tục và Trình tự

Nội dung chính[Ẩn]

Nhằm mục đích thương mại sản phẩm hàng hóa trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải thực hiện chứng nhận chất lượng sản phẩm trước khi lưu hành hàng hóa. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin phục vụ cho doanh nghiệp mình.

 

1. Chứng nhận sản phẩm – hàng hóa là gì?

Chứng nhận sản phẩm – hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba). Chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu pháp lý trước khi lưu hành sản phẩm, hàng hóa trên thị trường; nâng cao uy tín, hình ảnh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm

Giấy chứng nhận hợp chuẩn(trái) và chứng nhận hợp quy (phải) cho sản phẩm hàng hóa

► Xem thêm: Danh mục sản phẩm cần chứng nhận hợp quy 

  1.2 Đối tượng cần chứng nhận hợp quy 

Là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, quy trình, môi trường thuộc danh mục có yêu cầu chứng nhận và công bố hợp quy được quy đinh tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP). Những đối tượng được quy định thường liên quan đến an toàn kỹ thuật, sức khỏe, môi trường có tính chất bắt buộc. Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thuộc những đối tượng quy định này trên thị trường Việt Nam.

Để thực hiện chứng nhập hợp quy thì các doanh nghiệp phải trải qua các quá trình đánh giá phù hợp nhất. Vậy, quy trình đó như thế nào để có thể lấy được chứng nhận hợp quy 1 cách nhanh nhất?

 

  1.2 Các hình thức chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa?

  •  Chứng nhận hợp chuẩn: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Đây là hoạt động mang tính chất tự nguyện từ doanh nghiệp.
  •  Chứng nhận hợp quy: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước (ở Trung ương hoặc Địa phương). Chứng nhận hợp quy mang tính chất bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp.

Chứng nhận chất lượng sản phẩm điều kiện giúp doanh nghiệp thương mại sản phẩm

Chứng nhận chất lượng sản phẩm điều kiện giúp doanh nghiệp thương mại sản phẩm

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Thông tin cần biết 

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy là gì?  Thủ tục và hô sơ cần rõ 

 

2. Quy trình chứng nhận sản phẩm hàng hóa 

  – Bước 1: Tiếp xúc ban đầu

  • Tổ chức chứng nhận khảo sát doanh nghiệp: Việc thực hiện theo quy định pháp luật cụ thể như: công bố tiêu chuẩn áp dụng, hiệu chuẩn, kiểm định phương tiện đo, bảo dưỡng, bảo trì máy móc, sở hữu trí tuệ…
  • Tổ chức chứng nhận hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện trước các bước đã nêu trên và các việc khác đến hệ thống đảm bảo chất lượng như khảo sát mặt bằng, nhân sự, máy móc…
  • Tổ chức chứng nhận hướng dẫn doanh nghiệp làm hồ sơ bao gồm: làm hợp đồng, phiếu đăng ký chứng nhận, mô tả sản phẩm…

  – Bước 2: Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng

  • Xây dựng sơ đồ tổ chức và xác định trách nhiệm, quyền hạn;
  • Các hướng dẫn công việc và hướng dẫn vận hàng máy móc;
  • Xây dựng cụ thể các biểu mẫu có liên quan đến doanh nghiệp áp dụng.

  – Bước 3: Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện

  • Thời gian thực hiện từ 3-7 ngày;
  • Tổ chức chứng nhận hướng dẫn cách thực hiện tất cả các vấn đề liên quan đến việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng nêu tại bước 2;
  • Kiểm tra việc thực hiện tại Doanh nghiệp.

  – Bước 4: Chứng nhận và khắc phục (nếu có)

  • Tổ chức chứng nhận đến doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, lấy mẫu thử nghiệm( thực hiện theo hợp đồng chứng nhận giữa doanh nghiệp và tổ chức doanh nghiệp);
  • Thực hiện khắc phục vấn khi có sự cố phát sinh;
  • Nếu kết quả thử nghiệm và đánh giá đạt, tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm.

  – Bước 5: Công bố hợp quy 

  • Doanh nghiệp làm thủ tục công bố hợp quy sản phẩm theo hướng dẫn quy định tại Thông tư 28/2012/BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật. Thời gian công bố hợp quy đối với Doanh nghiệp thường là 10 ngày.

Mẫu tem chứng nhận hợp quy

Mẫu dấu chứng nhận hợp quy của Vinacontrol CE

✍ Xem thêm:  8 phương thức đánh giá hợp quy sản phẩm hàng hóa 

3. Lợi ích khi chứng nhận sản phẩm 

  – Đối với nhà sản xuất:

Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà họat động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất. Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng nhận.

  – Đối với người tiêu dùng:

Sản phẩm được chứng nhận cung cấp sự đảm bảo độc lập của bên thứ ba cho người tiêu dùng, đó là sản phẩm đã được chứng nhận theo một phương thức phù hợp bao gồm: thử nghiệm; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng; giám sát và kiểm soát. Người tiêu dùng không cần thiết phải tốn chi phí cho việc thực hiện những thử nghiệm đối với sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn và luôn yên tâm vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.

  – Đối với Cơ quan quản lý: 

Sản phẩm được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn/ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.

 

4. Tổ chức chứng nhận sản phẩm, thiết bị tại Việt Nam 

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) được Nhà nước cấp phép, chỉ định thực hiện chứng nhận sản phẩm trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp đầy đủ, trọn gói cho khách hàng các sản phẩm:

  • Chứng nhận hợp quy Máy móc, thiết bị;
  • Chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng;
  • Chứng nhận hợp quy Khăn giấy, giấy vệ sinh;
  • Chứng nhận hợp quy Thức ăn chăn nuôi;
  • Chứng nhận hợp quy Thức ăn thủy sản;
  • Chứng nhận hợp quy Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
  • Chứng nhận hợp quy Thuốc thú y;
  • Chứng nhận Bàn ghế học sinh.

Bên cạnh đó, Vinacontrol CE còn cung cấp nhóm dịch vụ cần thiết khác, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, các dịch vụ như:

  • Kiểm định an toàn máy móc, thiết bị;
  • Kiểm tra chất lượng đối với hàng nhập khẩu;
  • Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001, ISO 14001; ISO 22000; HACCP; ISO 45001;
  • Đào tạo An toàn lao động hàng đầu Việt Nam. 

Với hệ thống văn phòng trên khắp cả nước, Vinacontrol luôn sẵn sàng phục vụ Quý khách hàng khi có yêu cầu về chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, thiết bị .

Khách hàng có nhu cầu chứng nhận sản phẩm hay cần tư vấn về quá trình chứng nhận chất lượng sản phẩm của Vinacontrol CE để đăng ký hoặc gọi hotline miễn phí 1800.6083, email [email protected] để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.