Chứng nhận OCOP là gì? Những điều cần biết về OCOP
Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” do nhà nước ban hành đang có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế ở nông thôn. Việc các chủ thể cần áp dụng chứng nhận OCOP là điều cần thiết trong chương trình OCOP để tham gia vào hoạt động kinh tế ở các tỉnh vùng quê. Cùng Vinacontrol CE tìm hiểu ngay nhé!
1. Chứng nhận OCOP là gì ?
OCOP – One commune, one product (tiếng việt : mỗi xã một sản phẩm) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chứng nhận OCOP là chứng chỉ chứng minh kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác) và kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) đã áp dụng thành công tiêu chuẩn OCOP.
Chương trình OCOP được nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ; hỗ trợ các khâu : đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.
>>> XEM THÊM: Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm cho OCOP
2. Danh mục phân loại sản phẩm OCOP
Sản phẩm OCOP là những sản phẩm đặc trưng, truyền thống gắn với cộng đồng địa phương thuộc 6 nhóm sản phẩm :
- Thực phẩm : thực phẩm tươi sống ; Thực phẩm thô, sơ chế ; Thực phẩm chế biến ; Gia vị ; Chè ; Cà phê, ca cao;
- Đồ uống : Đồ uống có cồn ; Đồ uống không cồn;
- Thảo dược : Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu;
- Vải và may mặc : Các sản phẩm làm từ bông, sợi;
- Lưu niệm – Nội thất – Trang trí : Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm, sứ, dệt may,…, làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng;
- Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch : Các sản phẩm dịch vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu,…
Tùy theo điều kiện, tiềm năng và lợi thế, các địa phương lựa chọn sản phẩm, mang nét đặc trưng của địa phương để ưu tiên phát triển các sản phẩm OCOP, vừa phát triển kinh tế, vừa thúc đẩy, sức sáng tạo, niềm tự hào của cộng đồng.
>>> XEM THÊM: Chất lượng sản phẩm là gì? 5 tiêu chí đánh giá chất lượng
3. Lợi ích khi đạt chứng nhận OCOP
Sau khi đạt chứng nhận OCOP, những lợi ích sẽ có được như :
- Các chủ thể sản xuất, kinh doanh ở nông thôn được khai thác tiềm năng về đất đai, sản vật, giá trị truyền thống của từng địa phương được tổ chức có quy mô và gắn kết hơn;
- Tạo cơ hội để các sản phẩm địa phương hướng ra thị trường quốc tế;
- Giúp tái cơ cấu tổ chức nền kinh tế tài chính nông thôn ;
- Tạo ra việc làm ở các vùng nông thôn, giảm lượng người lao động đổ ra các thành thị kiếm việc;
- Góp phần tăng trưởng kinh tế nông thôn vững chắc ;
- Làm thay đổi tập quán canh tác lỗi thời.
>>> XEM NGAY: Mô hình SERVQUAL và 6 Tranh cãi về Độ tin cậy
4. Hồ sơ và quy trình đánh giá sản phẩm OCOP
► Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 cấp :
- Công tác đánh giá cấp huyện ;
- Công tác đánh giá cấp tỉnh ;
- Công tác đánh giá tại cấp trung ương.
Ở mỗi cấp, các lãnh đạo sẽ thành lập Hội đồng đánh giá bao gồm các cán bộ ban ngành liên quan và mức độ đánh giá sẽ nâng cao dần, đảm bảo tiêu chí cũng như yêu cầu khắt khe với từng sản phẩm.
>>> XEM THÊM: Bảng đơn vị đo thể tích chi tiết và hướng dẫn quy đổi
► Hồ sơ tài liệu chuẩn bị quá trình đánh giá sản phẩm OCOP.
Hồ sơ bắt buộc sẽ bao gồm :
- Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm;
- Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu;
- Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu đính kèm;
- Giấy đăng ký kinh doanh;
- Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh);
- Sản phẩm mẫu.
>>> ĐỌC NGAY: Cpk là gì? Chỉ số đóng vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng
5. Tài liệu OCOP
Tài liệu tập huấn những kiến thức cơ bản về chương trình một xã một sản phẩm (OCOP) dành cho:
>>> ĐỌC NGAY: Bảng đơn vị đo độ dài chi tiết và cách quy đổi đơn giản
6. Chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm OCOP
Mặc dù các kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác) đã áp dụng thành công chứng nhận OCOP. Nhưng việc tiêu thụ sản phẩm OCOP vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm vào siêu thị hay xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Bởi vì, các nơi tiêu thụ sản phẩm này họ yêu cầu chứng nhận về an toàn thực phẩm. Vì thế, các đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP gặp khó khăn trong việc làm thủ tục hồ sơ xin giấy cấp chứng nhận ATTP. Chứng nhận an toàn thực phẩm có thể là : chứng nhận Vietgap trồng trọt ; Chứng nhận ISO 22000 :2018/ HACCP CODEX.
►Chứng nhận VietGap
Chứng nhận VietGap là tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt nam, là quá trình đánh giá sản phẩm, hàng hóa thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng đề ra, nếu hệ thống sản xuất và sản phẩm đảm bảo chất lượng hiệu quả về chất lượng được chứng nhận. Phù hợp với các hợp tác xã, các nông trường trồng trọt. Một số sản phẩm thường chứng nhận VietGap như chè, lúa, rau, củ, quả tươi.
► Chứng nhận ISO 22000:2018/ HACCP CODEX
ISO 22000:2018 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và HACCP CODEX được hiểu là hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Hai tiêu chuẩn này thường áp dụng cho quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Phù hợp với các đơn vị sản xuất chế biến như : Sản xuất rau củ quả sấy ở dạng đóng hộp ; sản xuất chè khô, mật ong, đồ uống.
Các chủ thể sau khi đạt chứng chỉ OCOP thành công, nhưng đang gặp khó khăn về chứng nhận an toàn thực phẩm. Vui lòng liên hệ Vinacontrol CE qua hotline 1800.646.820 hoặc email [email protected] để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- 7 nguyên tắc HACCP trong quản lý An toàn thực phẩm
- ISO 14001:2015 là gì? Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường
5/5 – (10 bình chọn)