Chứng nhận OCOP là gì? 5 Nội dung quan trọng về OCOP

Nội dung chính[Ẩn]

Các sản phẩm truyền thống đang có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước cũng như nâng cao đời sống người dân. Do đó, để phát triển hơn nữa các sản phẩm truyền thống, thì việc áp dụng OCOP và chứng nhận OCOP là cực kỳ cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm đưa sản phẩm này vươn xa vươn cao.

 

1. OCOP là gì?

1.1   Thông tin về OCOP

OCOP là tên viết tắt của cụm từ “One Commune One Product” được hiểu là “Mỗi xã một sản phẩm”. Thủ tướng Chính phủ ban hành OCOP  như một  chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và khuyến khích thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên OCOP lại được khởi nguồn từ xứ Phù Tang từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Hiện tại, OCOP đã có hơn 40 quốc gia trong đó có Việt Nam học tập, triển khai thành công và đạt được nhiều thành tựu to lớn từ chương trình này.

Dưới đây là một số thông tin về hình ảnh logo của OCOP:

  • Chữ O màu nâu: Tượng trưng cho đất, nền tảng sản xuất, cuộc sống của làng xã.
  • Chữ C màu xanh lá cây: Tượng trưng cho nông nghiệp và sản xuất bền vững
  • Chữ O màu dương: Tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ của con người Việt Nam.
  • Chữ P màu vàng: Tượng trưng cho lợi ích, lợi nhuận của chương trình mà mỗi người dân, tổ chức tham gia được hưởng lợi.

 

Giấy chứng nhận OCOP cho sản phẩm nấm của Sóc Trăng

Giấy chứng nhận OCOP cho sản phẩm nấm của Sóc Trăng

1.2   Chương trình OCOP

Chương trình OCOP là giải pháp thúc đẩy kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng phát triển của các địa phương. Trọng tâm của chương trình này là phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ nổi bật ở mỗi địa phương; giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Từ đó giúp tạo ra công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

1.3   Trách nhiệm của các chủ thể tham gia OCOP

► Nhà nước

  • Tổ chức đề án, xây dựng, phối hợp, làm việc bên tư vấn về triển khai.
  • Huy động nguồn kinh phí.
  • Tham mưu, ban hành những chính sách phù hợp để tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển. Cụ thể như qua các hoạt động đào tạo, trau dồi thêm kiến thức, đề ra bộ tiêu chuẩn sản phẩm, tạo các kênh phối hợp để phân phối sản phẩm, khâu quảng bá, định hướng,…

► Chính quyền các cấp

  • Quản lý trực tiếp các bộ phận, cá nhân trong hệ thống tổ chức đề án cùng cấp. Đồng thời ban hành, triển khai chính sách hỗ trợ chủ thể tham gia dự án;
  • Phân bổ, điều chỉnh nguồn lực. Cùng với đó là tuyên truyền về đề án thông qua hệ thống;
  • Chịu trách nhiệm tổ chức cuộc thi sản phẩm OCOP cấp huyện để chọn ra sản phẩm tốt nhất thi vòng tỉnh.

► Các tổ chức chính trị – xã hội – ngành nghề

  • Liên minh Hợp tác xã (HTX) và Doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Xây dựng, phát triển HTX, doanh nghiệp ngoài nhà nước.
  • Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh: Tham gia vào những giá trị hình thành trong chương trình OCOP.
  • Hội Nông Dân: Tuyên truyền, động viên hội viên tham gia vào đề án.
  • Các trường nghề trong tỉnh: Đào tạo ngành nghề liên quan, tuyên truyền cho cộng đồng tham gia đề án.

► Người dân và tổ chức kinh tế

Người trực tiếp làm ra các sản phẩm OCOP chính là người dân và các tổ chức kinh tế. Do đó, người dân và tổ chức kinh tế có vai trò chủ đạo “nòng cốt” khi thực hiện đề án OCOP. Dựa vào thực tiễn, tiềm năng của quê hương, họ sẽ tính toán và đưa ra quyết định “trồng cây gì, nuôi con gì”  và sản phẩm nào sẽ có tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh cho địa phương. Sau khi xác định sản phẩm thì cũng chính họ là những người lập kế hoạch và bắt tay vào sản xuất. Quan trọng nhất là tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

UBND Tỉnh Gia Lai trao chứng nhận OCOP cho cá nhân, tổ chức doanh nghiệp

UBND Tỉnh Gia Lai trao chứng nhận OCOP cho cá nhân, tổ chức doanh nghiệp 

1.4  Mục tiêu của OCOP

Chương trình OCOP được tổ chức triển khai thực hiện nhằm mục đích:

  • Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
  • Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới. Có thể thấy OCOP đưa ra hướng đi phát triển hình thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm đậm chất truyền thống, có tiềm năng phát triển ở khu vực nông thôn. Từ đó thực hiện tốt tiêu chí đề ra trong bộ tiêu chí của chương trình nông thôn mới.
  • Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương.

 Xem thêm: Thủ tục đăng ký chất lượng sản phẩm| 5 Nội dung cần lưu ý

2. Chứng nhận OCOP

Chứng nhận OCOP là hoạt động đánh giá, xác nhận về hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm là đạt các yêu cầu theo chương trình OCOP. Theo đó, sản phẩm đủ điều kiện cũng như được biết đến như một sản phẩm có chất lượng, đặc trưng, tiêu biểu, truyền thống của địa phương và người dân ở đó.

Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 cấp:

  • Công tác đánh giá cấp huyện
  • Công tác đánh giá cấp tỉnh
  • Công tác đánh giá tại cấp trung ương

Ở mỗi cấp, các lãnh đạo sẽ thành lập Hội đồng đánh giá bao gồm các cán bộ ban ngành liên quan. Ở mỗi 1 cấp, mức độ đánh giá sẽ nâng cao dần, đảm bảo tiêu chí cũng như yêu cầu khắt khe với từng sản phẩm.

Để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đánh giá, chủ thể OCOP phải chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng để khả năng được xét duyệt là cao nhất. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm;
  • Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu;
  • Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu đính kèm;
  • Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh);
  • Sản phẩm mẫu.

 

 Cần thực hiện tốt các tiêu chí đề ra trong bộ tiêu chí của chương trình nông thôn mới để đạt chứng nhận OCOP

Cần thực hiện tốt các tiêu chí đề ra trong bộ tiêu chí của chương trình nông thôn mới để đạt chứng nhận OCOP

 Xem thêm: Chứng nhận VietGAP Trồng trọt| Hướng dẫn áp dụng

3. Tại sao sản phẩm chứng nhận OCOP lại được quan tâm?

Những sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” được khách hàng quan tâm, chú trọng hơn rất nhiều. Có thể kể tới những lý do khiến sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP được chú trọng như sau:

  • Sản phẩm OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt. Hội đồng đánh giá gồm những cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan như y tế, môi trường,…. Không chỉ vậy, việc đánh giá còn trải qua nhiều cấp khác nhau, từ cấp huyện tới tỉnh, sau đó lên Trung Ương.
  • Những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 4 sao đều có giấy chứng nhận quan trọng như VietGap, ISO,…Những ngôi sao đánh giá của một sản phẩm có được trải qua nhiều cơ quan thẩm định với các bộ phận chuyên môn. Cùng với đó là đánh giá của người đại diện tỉnh.
  • Sản phẩm OCOP được đầu tư, chú trọng về nhiều mặt. Không chỉ chất lượng mà bao bì, hình thức sản phẩm cũng đặc biệt được quan tâm. Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3-4 sao cấp tỉnh được nâng cao về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc.
  • Sau khi đạt được số sao, sản phẩm nằm dưới sự quản lý của cơ quan OCOP cấp tỉnh. Những sản phẩm từ 4 sao sẽ do cơ quan Trung Ương quản lý, kiểm nghiệm cũng như duy trì chất lượng. Một sản phẩm OCOP được tin dùng bởi số sao nhận được thể hiện được sự đầu tư, chú trọng trong các khâu. Từ nguyên liệu đầu vào, chế biến, bảo quản cho tới đầu ra.

 

Sản phẩm chứng nhận OCOP khách hàng được quan tâm và chú trọng

Sản phẩm chứng nhận OCOP khách hàng được quan tâm và chú trọng

4. Lợi ích của việc tham gia chương trình OCOP

Khi áp dụng thành công OCOP, sẽ có những lợi ích dễ nhận thấy như:

  • Mức sống của người dân cải thiện, có công ăn việc làm và thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, hướng tới nền kinh tế thị trường;
  • Nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống;
  • Tạo cơ hội để vươn ra thị trường lớn, xuất hiện tên “kệ sản phẩm” của những thị trường nước ngoài;
  • Phát triển kinh tế nông thôn bền vững;
  • Người tiêu dùng được tiếp cận các đặc sản, sản vật vùng miền với chất lượng tốt nhất;
  • Mang các sản phẩm đặc trưng, chất lượng của từng vùng miền đến với người tiêu dùng cũng là cách để tôn vinh sản phẩm của người Việt.

 

5. Chứng nhận An toàn thực phẩm cho sản phẩm OCOP

► Chứng nhận VietGAP

Là chứng nhận thực hành nông nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Những mô hình trồng trọt được cấp loại giấy chứng nhận này cần đảm bảo tiêu chí “sạch” lên hàng đầu và là những sản phẩm an toàn. Tiêu chuẩn VietGAP đưa ra nhiều nguyên tắc, quy định trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Cần thực hiện các quy chuẩn quan trọng để có được sản phẩm an toàn cho sức khỏe của người. Cụ thể là khâu sản xuất, sơ chế.

Chứng nhận VietGAP dành cho các hợp tác xã, nông trường trồng trọt. Các loại sản phẩm thường làm giấy chứng nhận VietGap là lúa, rau quả, chè,…

► Chứng nhận ISO 22000:2018/ HACCP

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là hệ thống quản lý An toàn thực phẩm. HACCP được hiểu là hệ thống phân tích mối nguy cũng như điểm kiểm soát tới hạn. Hai tiêu chuẩn này áp dụng cho cả 2 quá trình sản xuất, chế biến. Các đơn vị chế biến đồ hộp, sản xuất chè khô, đồ uống thường tiến hành chứng nhận ISO 22000:2018/ HACCP.

 

Kết luận 

Trên đây là một số thông tin về tiêu chuẩn và chứng nhận OCOP. Có thể thấy, nếu chứng nhận OCOP thành công thì không chỉ thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà đời sống của người dân cũng được cải thiện. Sản phẩm Việt muốn vươn mình ra biển lớn thì việc đạt được những giấy chứng nhận là tiên quyết và cần thiết. Nỗ lực vì tương lai, chú trọng vào các quá trình để có thể nhận lại những thành quả ngọt ngào chính là phương châm mà người dân, doanh nghiệp cùng các thành phần tham gia chương trình OCOP cần hướng tới để xây dựng một động lực phát triển bền vững và tích cực lao động, sản xuất.

 

Vinacontrol CE hân hạnh được đồng hành và hỗ trợ bà con trong hoạt động phát triển sản phẩm truyền thống. Mọi thông tin và yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 và email [email protected] để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất!