Chứng minh thư hết hạn có dùng được không? Bị phạt không?

Chứng minh nhân dân là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Các trường hợp đổi CCCD? Thời hạn sử dụng CMND, CCCD? Dùng chứng minh thư hết hạn sẽ có bị phạt không?

Chứng minh nhân dân là giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi đủ độ tuổi theo quy định. Giấy tờ này dùng để chứng minh, cung cấp các thông tin xác minh quyền lợi của công dân trên lãnh thổ Việt nam. Trên chứng minh thư cũng ghi thời hạn sử dụng để cá nhân nắm được, đảm bảo nhu cầu sử dụng. Do đó, khi chứng minh thư hết thời hạn, cá nhân phải làm thủ tục cấp lại hoặc cấp mới Căn cước công dân theo quy định. Hiện nay, căn cước công dân được sử dụng để thay thế, tích hợp nhiều thông tin quản lý về công dân.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Căn cước công dân năm 2014;

– Nghị định 144/2021/NĐ-CPQuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;…;

– Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP…;

– Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung 2007, 2013).

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Chứng minh nhân dân là gì?

Chứng minh nhân dân (CMND) là gì?

CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho công dân. Khi đến độ tuổi quy định, công dân có nghĩa vụ phải làm chứng minh thư. Hiện nay, Căn cước công dân được cấp thay thế trong sử dụng, quản lý công dân theo quy định pháp luật.

Về mục đích: CMND giúp chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định. Đây là giấy tờ cần cung cấp khi tham gia thủ tục hành chính, các thủ tục khác. Nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cước công dân (CCCD) là gì?

CCCD là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Hiện nay, căn cước gắn chip được cấp thay thế, mang đến ý nghĩa và hiệu quả cao trong quản lý công dân. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Cho đến nay, căn cước đã gần như thay thế các nhu cầu sử dụng giấy tờ tùy thân của cá nhân.

Theo Luật căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.

Nơi làm thủ tục cấp căn cước công dân:

Về nơi làm thủ tục cấp CCCD gắn chip, Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:

“1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.”

Khoản 1 Điều 13 Thông tư này tiếp tục khẳng định:

“1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.”

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, công dân có thể yêu cầu cấp CCCD tại nơi thường trú hoặc tạm trú.

2. Thuật ngữ tiếng Anh:

Chứng minh thư hết hạn tiếng Anh là ID card expired.

3.

Các trường hợp đổi CCCD:

Theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân, những trường hợp đổi căn cước công dân gồm:

Đổi Căn cước công dân được thực hiện khi công dân đã có CCCD hoặc CMND, nhưng yêu cầu đổi vì một số trường hợp sau:

– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;

– Khi công dân có yêu cầu.

Xác định trên nhu cầu của công dân, hoặc để đảm bảo phản ánh thông tin gắn với công dân đó.

Bên cạnh đó, thẻ căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

– Bị mất thẻ CCCD;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Công dân thuộc những trường hợp trên phải thực hiện thủ tục đề nghị đổi/cấp lại thẻ căn cước công dân.

05 trường hợp phải đổi và 1 trường hợp phải đề nghị cấp lại chứng minh nhân dân:

Tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

– Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

+) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

+) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

+) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

+) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

– Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

Các quy định này xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân khi CMND hết hạn hoặc thuộc một số trường hợp khác. Do đó phải hiểu rằng, khi CMND hết hạn, công dân phải tiến hành cấp lại, đổi sang Căn cước công dân theo quy định.

4. Thời hạn sử dụng CMND, CCCD:

Căn cứ điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung 2007, 2013):

“Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp”.

Quy định này nhằm xác minh thời hạn, giá trị sử dụng. Thời hạn này cũng được ghi trên thông tin chứng minh thư, ở góc trái phía dưới cùng của mặt trước.

Thời hạn sử dụng của CMND:

Căn cứ khoản 2 điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014, Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Bởi đây vẫn là các giấy tờ có giá trị, dùng trong hoạt động quản lý công dân. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân. Bên cạnh đó, các nhu cầu sử dụng Chứng minh thư vẫn được bảo đảm thực hiện.

Do đó nếu chưa hết hạn sử dụng thì chứng minh thư vẫn có giá trị và được phép sử dụng. Trong các thủ tục hành chính, CMND được sử dụng hoàn toàn đảm bảo giá trị. Nó sẽ không bị so sánh với căn cước trong nhu cầu, mục đích sử dụng.

Sau khi hết thời hạn đó bạn phải làm thủ tục xin cấp căn cước công dân. Bởi từ năm 2016, nhà nước sẽ ngừng cấp CMND, chuyển sang cấp CCCD. Vừa đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước cao hơn. Khi CCCD gắn chip quản lý được rất nhiều thông tin của cá nhân trong quyền lợi, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Thời hạn sử dụng của CCCD:

Theo Điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Tức là các thời hạn cũng được xác định theo tính chất về độ tuổi.

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Việc quy định này nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh trung thực, gắn với độ tuổi. Do đó mà nhà nước có thể thực hiện quản lý thông tin cá nhân hiệu quả.

Ví dụ như một công dân được cấp CCCD năm 24 tuổi. Như vậy, họ được sử dụng CCCD này đến 40 tuổi thì mới phải yêu cầu đổi mới.

Kết luận:

Sau khi hết hạn, CMND không có giá trị pháp lý theo quy định. Do đó giấy tờ này sau đó sẽ không được sử dụng, không được giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật.

5. Dùng chứng minh thư hết hạn có bị phạt không?

Công dân nếu thuộc 05 trường hợp phải đổi và 1 trường hợp phải đề nghị cấp lại nêu trên (hiện tại khi đổi/cấp lại từ CMND thì công dân sẽ được cấp căn cước công dân). Đây là nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của công dân. Để đảm bảo tham gia, được cấp giấy tờ chứng minh quyền lợi tương ứng của công dân nước Việt nam. Các giấy tờ này được sử dụng và có giá trị trong phạm vi lãnh thổ nước ta.

Chính phủ vừa có Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh trật tự. Nghị định mới này cũng quản lý đối với trường hợp sử dụng CMND hết hạn mà không có nhu cầu cấp mới. Trong đó hành vi không đổi căn cước công dân khi hết hạn bị phạt tới 500 nghìn đồng.

Mức xử phạy vi phạn hành chính:

Cụ thể, theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Nội dung nghị định nêu rõ đối tượng là Căn cước công dân. Do đó, nếu công dân không đổi sang căn cước công dân khi hết hạn thì có thể bị phạt tới 500 nghìn đồng. Công dân phải đảm bảo sở hữu các giấy tờ liên quan còn thời hạn, giá trị sử dụng. Đây vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ vừa là quyền lợi của công dân.

Theo điểm b khoản 1 điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2022,

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.”

Thông thường, mức phạt sẽ được sử dụng ở mức trung bình theo quy định. Tùy thuộc vào mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi mà lựa chọn mức phạt cao hoặc thấp hơn mức trung bình.

Các quy định cũ đã hết giá trị pháp lý:

Trước đây, chỉ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với hành vi Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân (theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). Bởi trong thời gian trước, Căn cước công dân chưa được sử dụng trong hoạt động quản lý nhà nước. Do đó không có quy định phạt hành vi không đổi căn cước công dân khi hết hạn.

Nghị định 144/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Công dân phải tuân thủ quy định, thực hiện đúng nghĩa vụ cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân khi Chứng minh thư hoặc căn cước hết thời hạn sử dụng.