Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

Vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên các cấp luôn là chủ đề có nhiều tranh luận. Tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam liên tục nhận được rất nhiều cuộc gọi về việc giáo viên nào bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên nào có thể không cần.

Yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên các cấp

Từ 20/3/2021, theo quy định tại chùm bốn Thông tư 01 về giáo viên mầm non, Thông tư 02 về giáo viên tiểu học, Thông tư 03 về giáo viên trung học cơ sở (THCS), Thông tư 04 về giáo viên trung học phổ thông (THPT), yêu cầu về trình độ đào tạo trong đó có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên cũng có nhiều thay đổi.

Đồng thời, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 971/BGDĐT-NGCBQLGD, yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên các cấp tương ứng như sau:

TT

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 1

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 2

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 3

1

Giáo viên mầm non hạng 1

Giáo viên mầm non hạng 2

– Giáo viên mầm non hạng 3 cũ bổ nhiệm vào hạng 3 mới

– Giáo viên mầm non hạng 3 được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021

2

Giáo viên tiểu học hạng 1

Giáo viên tiểu học hạng 2

– Giáo viên tiểu học hạng 3 cũ bổ nhiệm vào hạng 3 mới

– Giáo viên tiểu học hạng 3 được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021

3

Giáo viên trung học cơ sở (THCS) hạng 1

Giáo viên THCS hạng 2

Giáo viên THCS hạng 3 được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021

4

Giáo viên trung học phổ thông (THPT) hạng 1

Giáo viên THPT hạng 2

Giáo viên THPT hạng 3 được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021

Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Viên chức năm 2010, giáo viên được bổ nhiệm ở vị trí làm việc nào thì phải đáp ứng tiêu chuẩn của chức danh đó. Do đó, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong bảng nêu trên được hiểu như sau:

– Với giáo viên mầm non: Yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

– Với giáo viên tiểu học: Yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

– Với giáo viên THCS: Yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS.

– Với giáo viên THPT: Yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT.

Không đáp ứng chứng chỉ chức danh phù hợp, giáo viên sẽ thế nào?

Về nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp, tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 01, khoản 1 Điều 6 Thông tư 02, khoản 1 Điều 6 Thông tư 03 và khoản 1 Điều 6 Thông tư 04, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Có thể thấy, để bổ nhiệm hạng cho giáo viên các cấp, giáo viên phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của chức danh nghề nghẹp tương ứng. Trong đó, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc.

Do đó, để được bổ nhiệm, giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh phù hợp với tiêu chuẩn của hạng giáo viên tương ứng. Cũng tại các Thông tư này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định, nếu giáo viên nào chưa đáp ứng trình độ chuẩn thì sẽ có thời gian để đạt trình độ chuẩn hoặc cho đến khi nghỉ hưu.

Bởi vậy, giáo viên sẽ có một khoảng thời gian để bổ sung chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. đồng thời, trong thời gian đó, giáo viên chưa đạt chuẩn sẽ được xử lý như sau:

– Giáo viên mầm non hạng IV chưa đạt chuẩn sẽ giữ nguyên mã số hạng 4 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B cho đến khi đạt chuẩn sẽ được bổ nhiệm vào hạng 3.

– Giáo viên tiểu học hạng 2 chưa đạt chuẩn sẽ bổ nhiệm vào giáo viên tiểu học hạng 3 mới và hưởng lương viên chức loại A1 từ 2,34 đến 4,98…

Trên đây là quy định về việc giáo viên nào phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?

 

Theo: https://luatvietnam.vn/