Chứng Nhận Sản Phẩm Hữu Cơ Và Những Thông Tin Cần Biết

Khi sức khỏe của con người ngày càng được chú trọng thì một xu hướng mới được người tiêu dùng đón nhận đó chính là sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Vậy sản phẩm hữu cơ là gì? Các chứng nhận sản phẩm hữu cơ (thực phẩm organic) là gì, có những loại nào? Mời bạn cùng Roots tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Sản phẩm hữu cơ là gì?

Trước khi tìm hiểu các chứng nhận sản phẩm (thực phẩm) hữu cơ, bạn đã biết về khái niệm này chưa? Dành cho những bạn chưa biết thì sản phẩm hữu cơ hay còn gọi là organic được sản xuất theo phương pháp tuân thủ những tiêu chuẩn canh tác hữu cơ. Cụ thể hơn:

Đối với nông sản, sản phẩm hữu cơ được trồng mà không sử dụng những loại thuốc trừ sâu thông thường, phân bón nhân tạo, phóng xạ, bùn thải và sinh vật biến đổi gen. Đối với các loại thịt động vật thì sản phẩm hữu cơ không được tiêm hormone và kháng sinh.

Như vậy, thực phẩm hữu cơ không chỉ đa dạng từ các loại rau tươi xanh mà còn bao gồm cả những loại thực phẩm tươi như thịt, cá, trứng, sữa,…. cho đến thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, soda, ngũ cốc,…

Các sản phẩm hữu cơ organic

Chứng nhận sản phẩm hữu cơ organic là gì?

Tiếp theo là nội dung chính mà rất nhiều người quan tâm: Chứng nhận sản phẩm hữu cơ organic là gì. Hiểu một cách đơn giản, chứng nhận sản phẩm hữu cơ là hoạt động phân tích, đánh giá; và xác minh độ tinh khiết cũng như tính an toàn của thực phẩm; theo những tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia hoặc quốc tế nhất định. Nếu muốn đạt tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ; mỗi sản phẩm đều cần đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm; độ đa dạng sinh học, nguyên vật liệu hay đầu vào hữu cơ,…

Các loại chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố các tiêu chuẩn chứng nhận thực phẩm hữu cơ quốc gia TCVN 11041:2017 bao gồm:

– TCVN 110411:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Các yêu cầu chung trong sản xuất, chế biến; ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

– TCVN 110412:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ

– TCVN 110413:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ

Doanh nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn organic để tăng giá trị và niềm tin vào sản phẩm kinh doanh

Đối tượng áp dụng

– Rau hữu cơ các loại: rau ăn củ, rau ăn lá, rau gia vị, rau thơm,…

– Trái cây hữu cơ các loại

– Ngũ cốc hữu cơ: ngô, lúa, khoai, sắn, vừng, đỗ, lạc,…

– Trà hữu cơ, chè hữu cơ các loại

– Thảo dược hữu cơ các loại

– Gia súc và các sản phẩm từ gia súc: ngựa, bò, lợn, cừu, dê, sữa,…

– Gia cầm hữu cơ hoặc trứng gia cầm hữu cơ: vịt, gà,chim, ngang, ngỗng,…

– Nuôi ong và những sản phẩm ong: mật ong, sữa ong chúa,…

– Vận chuyển, bảo quản, tiến hành sơ chế và chế biến thực phẩm hữu cơ.

Quy trình chứng nhận sản phẩm hữu cơ

Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng

Mục đích của việc trao đổi thông tin giữa tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ và khách hàng; là nhằm xác định tính thống nhất giữa những thông tin được trao đổi trước đó của hai bên; đảm bảo việc đánh giá chứng nhận là đạt đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng.

Trong đó, các thông tin cần trao đổi bao gồm:

– Những yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận sản phẩm hữu cơ;

– Trình tự, thủ tục các bước nhận chứng nhận organic;

– Trao đổi những tiêu chuẩn chứng nhận;

– Dự tính chi phí trong hoạt động đánh giá chứng nhận;

– Trao đổi kế hoạch làm việc cụ thể khi tới doanh nghiệp.

Tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ và khách hàng cần thống nhất thông tin chính xác

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Doanh nghiệp gửi đến cơ quan chứng nhận organic những loại giấy tờ sau: Đơn đăng ký chứng nhận sản phẩm hữu cơ; những hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN 11041 và kiểm soát chất lượng của sản phẩm. Tổ chức chứng nhận sẽ phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng tiến hành đánh giá tình trạng thực tế; nhằm phát hiện ra các điểm yếu của văn bản, tài liệu và việc áp dụng những quy trình kiểm soát chất lượng tại thực địa.

Sau khi hoàn thành kiểm tra và đánh giá sơ bộ; các chuyên gia phải chỉ rõ những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng TCVN 11041 cần sửa chữa; để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh. Bước đánh giá sơ bộ này đóng vai trò rất quan trọng; giúp định hình cho doanh nghiệp và định hướng khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

Bước 3 : Đánh giá chính thức tại doanh nghiệp

Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra, thẩm định tại thực địa, xem xét các hồ sơ có phù hợp với thực tế hay không và kiến nghị những điểm không phù hợp cần sửa chữa; đồng thời xác định hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Sau khi kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc; doanh nghiệp sẽ có thể trình bày ý kiến về những vấn đề đã nêu ra.

Dựa theo kết quả thẩm định để đánh giá chung về doanh nghiệp có đủ điều kiện đạt chứng nhận hay không

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận

Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ nếu đạt được hai điều kiện sau:

– Toàn bộ tài liệu hồ sơ đều phù hợp với kiểm nghiệm thực tế; đồng thời các điểm không phù hợp đã được khắc phục thỏa đáng; thông qua xác nhận của trưởng đoàn.

– Kết quả thử nghiệm sản phẩm phù hợp theo quy định.

Lưu ý: Giấy chứng nhận hợp chuẩn sẽ có hiệu lực trong vòng 03 năm. Hàng năm, ít nhất cứ 12 tháng thì tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá giám sát một lần.

Tạm kết

Những thông tin về các tiêu chuẩn và quy trình chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam đã được Roots tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Tại cửa hàng thực phẩm hữu cơ Roots, chúng tôi luôn tự hào vì các sản phẩm luôn đáp ứng các tiêu chí; về vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt chứng nhận thực phẩm hữu cơ; người tiêu dùng có thể hoàn toàn an tâm sử dụng. Hãy liên hệ ngay với Roots để sở hữu những thực phẩm tươi ngon cho bữa ăn thêm phong phú nhé!