Chức năng và nhiệm vụ của phòng giáo dục và đào tạo

Chức năng của phòng giáo dục và đào tạo? Nhiệm vụ của phòng giáo dục và đào tạo?

Trong cuộc sống hiện nay thì giáo dục là lĩnh vực luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Bởi vì được đưa ra nhận định đó là do Giáo dục vừa trang bị kiến thức cho người học, vừa đào tạo nguồn nhân lực tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế – xã hội của một đất nước. Chính vì sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của việc giáo dục ảnh hưởng đến cuộc sống của các cá nhân, tổ chức trong sự nghiệp phát triển tri thức, phát triển nguồn nhân lực dồi dào và tiến bộ hơn. Cũng vì thế mà pháp luật Giáo dục hiện hành đã đưa ra các quy định về việc phân cấp quản lý và thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo chia nhở đến từng địa phương theo sơ đồ hệ thống hành chính của nước ta. Và cấp quản lý giáo dục thấp nhất thực hiện việc chịu trách nhiệm quản lý giáo dục đó là Phòng giáo dục và đào tạo là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý giáo dục ở địa phương.

Vậy đối với cơ quan này thì pháp luật đã quy định về chức năng và nhiệm vụ của phòng giáo dục và đào tạo này có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến việc pháp luật quy định chức năng và nhiệm vụ của phòng giáo dục và đào tạo ra sao.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục

– Thông tư 12/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

1. Chức năng của phòng giáo dục và đào tạo

Phòng giáo dục và đào tạo được biết đến là tên gọi chung của cơ quan chủ quản giáo dục tại địa phương (cơ quan giáo dục cấp huyện) và đây được biết đến là cơ quan chủ quản giáo dục tháp nhất và gần với các trường học ở địa phương của Việt Nam – đứng đầu là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bên cạnh đó thì pháp luật hiện hành cũng có đưa ra quy định về chức năng của phòng giáo dục và đào tạo  như bao cơ sở quản lý giáo dục cấp trên thì tại đây. Phòng giáo dục và đào tạo cũng được quy định về chức năng tại Điều 3 Thông tư 12/2020/TT-BGDĐT  mà cụ thể thì được quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện”.

Từ quy định vừa được nêu ra thì có thể thấy rằng, phong giáo dục và đào tạo là cơ quan chuyên trách thực hiện việc quản lý về giáo dục đào tạo trực tiếp tại các trường học trong một huyện được Nhà nước và pháp luật hiện hành quy định. Cũng chính vì thể mà phòng giáo dục và đào tạo được quy định về chức năng của mình riêng biệt so với các cơ quan khác. Do đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo được quy định ở đây là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng sau:

Thứ nhất, Phòng Giáo dục và Đào tạo có chức năng rất quan trọng đó là thực hiện việc tham mưu, đồng thời thực hiện các công việc và đưa ra các ý kiến để giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Việc tham mưu được nhắc đến trong nội dung của chức năng này được hiểu là việc mà Phòng Giáo dục và Đào tạo đưa ra các ý kiên và định hướng hoạt động giáo dục để phù hợp hơn với sự phát triển giáo dụng ở địa phương đó. Bởi vì có sự nhận định này là do, ở mỗi địa phương, mỗi cơ sở giáo dục khác nhau thì sẽ phải đưa ra các kế hoạch giáo dục và đào tạo khác nhau để phù hợp với điều kiện tư nhiên và phong tục tập quán của từng địa phương khác nhau. Việc tham mưu này nhằm mục đích giải quyết các khó khăn sảy ra ở trên địa bàn huyện mà ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giáo dục.

Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Theo như quy định này thì có thể thấy rằng chức năng của Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng có đưa ra các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo dựa trên phân cấp ủy quyền mà do cơ quan có thẩm quyền cụ thể ở đây là Ủy ban nhân dân cấp huyện theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Phòng Giáo dục và đào tạo chịu sự quản lý chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và các quy định khác của Sở Giáo dục và Đào tạo

Như vậy, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cùng lúc chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo.

2. Nhiệm vụ của phòng giáo dục và đào tạo

Trên cơ sở quy định của pháp luật giáo dục hiện hành thì việc pháp luật đưa ra quy định về việc thành lập phòng giáo dục và đào tạo để nhằm mục đích sát sao hơn trong việc giám sát, quản lý các hoạt động giáo dục ở địa phương cũng với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo như quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, theo như quy định tại Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục mà cụ thể việc này được quy định tại Điều 13 của Nghị định này về nhiệm vụ của Phòng giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, thì nhiệm vụ của phòng giáo dục và đào tạo cũng đã đucợ sửa đổi bổ sung tại Thông tư 12/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để thực hiện chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương, Phòng Giáo dục và đào tạo được quy định các nhiệm vụ, quyền hạn nhất định.

Trên cơ sở quy định tại Điều 4 theo quy định tại thông tư 12/2020/TT-BGDĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

“1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về giáo dục; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện phù hợp với kế hoạch của tỉnh; các văn bản pháp luật về giáo dục theo thẩm quyền;

b) Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

….

4. Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, an toàn trường học; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; thực hiện và chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông giáo dục trên địa bàn.

5. Thường xuyên cập nhật thông tin về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ hằng năm về công khai lĩnh vực giáo dục của địa phương thuộc phạm vi quản lý với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định”.

Từ quy định này có thể thấy rằng, Phòng giáo dục và đào tạo được biết đến là một đơn vị tiếp xúc và thực hiện việc quản lý trực tiếp đối với các trường học ở địa phương nên cần phải thực hiện các nhiệm vụ chính của mình về việc tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện để đưa ra các quyết định, kế hoạch, chương trình hay những dự án phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó thì phòng giáo dục còn được xác định nhiệm vụ chính của mình là việc quản lý các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường theo như quy định của pháp luật giáo dục những vẫn phải đảm bảo về việc hoạt động giáo dục vẫn phù hợp với điều kiện của địa phương và các phong tục tập quán của địa phương hiện tại.

Đồng thời thì phòng giáo dục và đào tạo thường xuyên cập nhật thông tin về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý của mình để cơ quan cấp trên thực hiện hoạt động giám sát và quản lý theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Qua bài viết chức năng và nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chúng ta thấy được rằng Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý giáo dục với ba cấp giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân là mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.