Chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng – CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết –

Chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng

C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết

1. Chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng

Từ năm 1990 đến nay, chuyên ngành Điều dưỡng đã có những tiến bộ và thay đổi rất
cơ bản. Hệ thống quản lý điều dưỡng được được hình thành, 100 bệnh viện đã có phòng điều
dưỡng, các sở y tế đã có điều dưỡng trưởng và tại Bộ đã có phòng điều dưỡng trong Vụ Điều
trị. Về đào tạo đã có thêm trình độ cao đẳng (từ năm 1993), cử nhân điều dưỡng (từ năm
1995). Ngày 26/2/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập trường Đại học
Điều dưỡng đầu tiên ở Việt Nam: Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

Chất lượng chăm sóc đã có những chuyển biến rõ rệt, thông qua mô hình chăm sóc
toàn diện, góp phần tăng cường sự tín nhiệm và sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch
vụ y tế. Các chức năng của Điều dưỡng trưởng sở y tế, bệnh viện cũng như chức năng
của Điều dưỡng hành chính, Điều dưỡng cộng đồng đã được quy định rõ ràng.

1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng Sở Y tế

– Xây dựng kế hoạch, phương án công tác điều dưỡng trong tỉnh, thành để đưa vào
kế hoạch của Sở.

– Kiểm tra, thanh tra, đánh giá chất lượng công tác chăm sóc điều dưỡng người
bệnh ở bệnh viện và chăm sóc sức khỏe ban đầu ở y tế cơ sở.

– Triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc sở, các chủ trương của ngành về
công tác điều dưỡng.

– Phối hợp với các phòng chức năng, các bệnh viện và trường y tế để xây dựng và
tổ chức công tác bổ túc, huấn luyện cho cán bộ ĐD.

– Định kỳ báo cáo hoạt độïng ĐD cho giám đốc sở và phòng điều dưỡng bộ.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Điều dưỡng trưởng bệnh viện, Trung tâm y tế
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

-Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng ĐD.

– Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng ĐD, của ĐD trưởng khoa, nữ hộ sinh
trưởng khoa, kỹ thuật viên trưỡng khoa.

– kiểm tra, đôn đốc Điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, và hộ lý thực hiện quy
chế bệnh viện, quy định kỹ thuật, và các nhiệm vụ thường quy. Báo cáo kịp thời những
việc đột xuất xãy ra ở khoa.

– Hướng dẫn ĐD trưởng khoa xây dựng bảng mô tả công việc cho ĐD, nữ hộ sinh,
kỹ thuật viên và hộ lý.

– Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyện và chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực chăm
sóc người bệnh.

– Dự trù, phân bổ vật tư tiêu hao, và dụng cụ y tế cho công tác chăm sóc phục vụ
người bệnh và giám sát sử dụng vật tư tiêu hao, đảm bảo tiết kiệm và chống lãng phí.

– Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc cho ĐD,
nữ hộ sinh, kỹ thuật viên.

– Chỉ định và giám sát công tác vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật.
– Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh.

– Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác ĐD lên giám đốc.

1. 2.2. Quyền hạn

– Chủ trì giao ban hằng ngày và dự giao ban bệnh viện.
– Chủ trì các cuộc họp ĐD.

– Đề xuất ý kiến với giám đốc về vấn đề tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng,
kỷ luật, tăng lương, và học tập đối với ĐD, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, và hộ lý.

– Đề nghị với giám đốc bệnh viện về việc bổ nhiệm hoặc thôi chức vụ ĐD trưởng
khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, hoặc kỹ thuật viên trưởng khoa.

– Điều động tạm thời ĐD và hộ lý khi cần để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh.
– Đề nghị cấp phát bổ sung vật tư tiêu hao cho các khoa khi có yêu cầu đột xuất.
– Được tham gia các hội đồng theo qui định của Nhà nước và sự phân công của giám đốc.

1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Điều dưỡng trưởng khoa – Hộ sinh trưởng khoa
trưởng khoa

1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ

– Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.

– Hàng ngày đi thăm người bệnh. Nhận các y lệnh về điều trị và chăm sóc của
trưởng khoa để tổ chức thực hiện.

– Quản lý buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn, chống nhiễm khuẩn trong khoa.
– Kiểm tra, đôn đốc ĐD, hộ lý thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị, quy chế bệnh
viện, quy định kỹ thuật, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất, những diễn biến
bất thường của người bệnh để kịp thời xử trí.

– Lập kế hoạch và phân công công việc cho ĐD, hộ sinh, hộ lý và tham gia công
tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công.

– Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử
dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu
sửa chữa dụng cụ hỏng.

– Kiểm tra việc ghi chép sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành
chính, thống kê và báo cáo trong khoa.

– Theo dõi, chấm công lao động hàng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo.
– Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh.

– Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh cấp khoa.

1.3.2. Quyền hạn

– Phân công ĐD, hộ lý đáp ứng yêu cầu công việc của khoa.
– Kiểm tra ĐD, hộ lý thực hiện các quy định, quy chế bệnh viện.

1.4. Chức năng nhiệm vụ của Điều dưỡng hành chính khoa

– Thực hiện công tác thống kê theo quy định.

– Ghi cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong.
– Báo cáo tình hình người bệnh hàng ngày, hàng tháng, hàng quý theo quy định.
– Chuyển bệnh án đã được trưởng khoa duyệt của người bệnh ra viện, tử vong đến
phòng lưu trữ.

– Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa.

– Quản lý thuốc dùng hàng ngày theo y lệnh và viết phiếu lĩnh thuốc để trình
trưởng khoa duyệt.

– Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để ĐD chăm sóc thực hiện cho từng
người bệnh theo y lệnh.

– Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và bổ sung thuốc trực theo cơ số quy định.
– Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy chế sử dụng thuốc.

– Tổng hợp thuốc đã dùng cho mỗi người bệnh trước khi ra viện.

– Lĩnh dụng cụ y tế, văn phòng phẩm. Lập sổ theo dõi và cấp phát sử dụng theo kế
hoạch của ĐD trưởng và trưởng khoa.

– Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần.
– Thay ĐD trưởng khoa khi được ủy quyền.

1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Điều dưỡng chăm sóc

– Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt chú ý thực hiện quy chế
chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật .

– Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc.

– Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng qui định thủ thuật bệnh viện.

– Thực hiện các kỹ thuật cơ bản như: Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, cho bệnh
nhân uống thuốc, thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng, đặt thông tiểu, kỹ thuật
cấp cứu theo quy định và vận hành bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công.

– Đối với những trường hợp bệnh nặng, nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh, báo
cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều trị kịp thời xử trí.

– Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh, cách xử
trí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.

– Hàng ngày, vào cuối giờ làm việc phải bàn giao người bệnh cho ĐD trực và ghi
vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng
người bệnh, đặc biệt là những người bệnh nặng.

– Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế, trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ
thuật trong phạm vi được phân công.

– Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn
thực hành về công tác chăm sóc người bệnh cho học sinh khi được ĐD trưởng khoa phân công.

– Tham gia thường trực theo sự phân công của ĐD trưởng khoa.
– Động viên người bệnh an tâm điều trị.

– Thực hiện tốt quy định về y đức.

– Thường xuyên tự học tập, cập nhật kiến thức.

1.6. Chức năng nhiệm vụ của Điều dưỡng cộng đồng

– Xác định nhu cầu sức khỏe của cộng đồng, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên và
đề ra biện pháp giải quyết.

– Nhận định chính xác tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người bệnh, gia đình và cộng đồng.
– Lập kế hoạch ĐD cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng, cùng với các nhân
viên y tế khác cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

– Sơ cứu, cấp cứu tai nạn, thảm họa với trang bị và kỹ thuật điều dưỡng tại cộng đồng.
– Tham gia chăm sóc môi trường sinh sống của cộng đồng. Thực hiện các chương
trình y tế tại địa phương.

– Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn, giảng dạy về sức khỏe cho cộng đồng, người
bệnh và nhân viên y tá thôn bản.

– Huy động cộng đồng, các gia đình và các cá nhân vào chăm sóc, nâng cao sức
khỏe và phát triển cộng đồng.

– Lập kế hoạch hành động, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động y tế tại địa phương.

2. Chức năng nhiệm vụ của người Hộ sinh trung cấp:

– Tiếp nhận, hướng dẩn sản phụ, người bệnh đến khám bệnh, điều trị, thực hiện
đúng qui chế chăm sóc người bệnh toàn diện.

– Thăm khám thai, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đở đẻ, theo dõi chuyển dạ chu đáo mọi
mặt trước khi sản phụ dẻ, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường phải báo cáo BS để xử lý
kịp thời.

– Thực hiện đỡ đẻ thường, phụ BS thực hiện kỹ thuật đõ đẻ khó.

+ Nữ hộ sinh trung cấp (NHS chính): Thực hiện kỹ thuật chăm sóc sãn phụ, người
bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.

+ Nữ hộ sinh cao cấp (Cử nhân HS): Thực hiện kỹ thuật chăm sóc phức tạp khi
NHS trung cấp không thực hiện được; thực hiện kỹ thuật hút điều hòa kinh nguyệt; trực
tiếp theo dõi, chăm sóc những cuộc đỡ đẻ có nguy cơ cao; sử dụng thành thạo các thiết
bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.

– Thực hiện đầy đủ, chính xác y lệnh bác sĩ điều trị, thường xuyên theo dõi tình
trạng sản phụ và trẻ sơ sinh, kịp thời báo cáo bác sĩ điều trị khi có diển biến bất thường
và ghi đầy đủ các diển biến vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc.

– Nhận và bàn giao tình trạng sản phụ, người bệnh, thuốc, công việc, tài sản đầy đủ
với kíp thường trực.

– Bảo quản tài sản, thuốc và các thiết bị y tế, hồ sơ bệnh án; vệ sinh buồng bệnh và
buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công.

– Nghiêm túc thực hiện sự phân công của trưởng khoa và Nữ hộ sinh trưởng khoa.
– Tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẩn học viên thực tập theo sự phân
công của trưởng khoa.

– Thực hiện công tác tuyên truyền, GDSK, KHHGĐ, BVSKBM và trẻ sơ sinh cho các sản
phụ và người bệnh tại khoa. Tham gia công tác chuyên khoa tại cộng đồng khi được phân công.