Chức năng nhiệm vụ


NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA

TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THANH

———————————————

Trích Điều lệ Trường Tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Điều 2. Vị trí trư­ờng tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân:
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của tr­ường tiểu học:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo
mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trư­ởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em đi học đúng độ
tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện
phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp
các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở
giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công
của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương
trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn
trường được phân công phụ trách.
3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
5. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
6. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
8. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Hiệu trưởng:
1. Hiệu trưởng trư­ờng tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản
lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà tr­ường. Hiệu trưởng do
Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công
lập, công nhận đối với trư­ờng tiểu học tư­ thục theo quy trình bổ nhiệm
hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trư­ờng tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
3. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu
trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối
với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu
học không quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một
trường tiểu học.
4. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu
trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có
thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo
dục của nhà trường theo quy định.    
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực
hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển
dụng, thuyên chuyển; khen th­ưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên,
nhân viên theo quy định;
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trư­ờng;
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà tr­ường;
tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ
luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp,
ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu
học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn
trường phụ trách;
g) Dự các lớp bồi d­ưỡng về chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần;
được hư­ởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức
chính trị – xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục;    
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức,
huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy
vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Điều 21. Phó Hiệu trưởng:

1. Phó Hiệu trưởng là ngư­ời giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách
nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm
đối với trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình
bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi
trường tiểu học có từ 1 đến 2 Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có
thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm.
2. Người được bổ nhiệm hoặc
công nhận làm Phó Hiệu trưởng trư­ờng tiểu học phải đạt mức cao của
chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ
do Hiệu trưởng phân công.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng :
a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;
b) Điều hành hoạt động của nhà trư­ờng khi đ­ược Hiệu trưởng uỷ quyền;
c) Dự các lớp bồi d­ưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;
tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hư­ởng chế độ
phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
Điều 22. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
1. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (sau đây gọi là
Tổng phụ trách Đội) là giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về công tác
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh.
2.
Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lí các hoạt động của Đội
Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3. Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ
trách Đội do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của
Hiệu trưởng trư­ờng tiểu học.
Điều 34. Nhiệm vụ của giáo viên
1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo ch­ương trình giáo dục,
kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học
sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ
chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng,
hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh
thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;
g­ương mẫu trước học sinh, th­ương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng
nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học
sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
4. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của
ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân
công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí
giáo dục.
6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia
đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo
dục.
Điều 41. Nhiệm vụ của học sinh:
1. Thực
hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà
trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.

2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô
giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè,
người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn,
bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường,
thực hiện trật tự an toàn giao thông.   
5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.