Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì?
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì? – là câu hỏi thắc mắc của nhiều giáo viên tiểu học nói riêng và đối với khách hàng quan tâm về công việc giáo viên nói chung.
Sau đây, Luật Hoàng Phi sẽ cùng quý vị tìm hiểu những quy định liên quan đến vấn đề thắc mắc này.
Định nghĩa chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là một hệ thống năng lực, phẩm chất mà yêu cầu giáo viên đạt được trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh tại các cơ sở giáo dục tiểu học.
Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học cần đáp ứng những tiêu chí như tại điều 5, điều 6, điều 7, điều 8 trong thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT sau đây:
– Tiêu chuẩn 1: Đối với phẩm chất của nhà giáo
Cần tuân thủ đúng các quy định đồng thời rèn luyện đạo đức về nhà giáo, hỗ trợ đồng nghiệp trong tạo dựng phong cách nhà giáo viên rèn luyện, chia sẻ kinh nghiệm. Trong đó cần đáp ứng 2 tiêu chí là:
Mục Lục
+ Tiêu chí 1: về đạo đức của nhà giáo
Mức đạt: Cần thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà giáo về đạo đức
Mức khá: Luôn có tinh thần tự học hỏi, rèn luyện, phấn đấu để nâng cao phẩm chất về đạo đức nhà giáo
Mức tốt: Luôn là một tấm gương hỗ trợ các đồng nghiệp khác, mẫu mực đạo đức nhà giáo trong việc rèn luyện đạo đức nhà giáo, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp
+ Tiêu chí 2: Đối với phong cách nhà giáo
Mức đạt: có cách thức và tác phong làm việc giáo viên phù hợp của cơ sở giáo dục
Mức khá: Tự có ý thức về rèn luyện để tạo một phong cách nhà giáo, từ đó gây ảnh hưởng tốt tới học sinh
Mức tốt: Để hình thành phong cách nhà giáo cần là tấm gương mẫu mực, có ảnh hưởng tốt, hỗ trợ đồng nghiệp
– Tiêu chuẩn 2: Đối với phát triển chuyên môn và nghiệp vụ
Cần đáp ứng 5 tiêu chí gồm:
+ Tiêu chí 3: về phát triển chuyên môn của bản thân
Mức đạt: Đạt chuẩn về trình độ và hoàn thành tốt các khóa đào tạo đầy đủ, bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn theo quy định, có định hướng kế hoạch bồi dưỡng phát triển về chuyên môn bản thân và có kế hoạch học tập thường xuyên
Mức khá: Tự chủ động nghiên cứu và cập nhật kịp thời về yêu cầu đổi mới trong kiến thức chuyên môn, phù hợp hình thức và phương pháp, lực chọn nội dung học tập, nâng cao, bồi dưỡng năng lực về chuyên môn, vận dụng sáng tạo
Mức tốt: Hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp về phát triển chuyên môn bản thân chia sẻ kinh nghiệm của bản thân để đáp ứng yêu cầu trong đổi mới giáo dục.
+ Tiêu chí 4: Xây dựng về kế hoạch giáo dục và dạy học với hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
Mức đạt: kế hoạch giáo dục và dạy học được xây dựng
Mức khá: Tự chủ động về việc điều chỉnh kế hoạch giáo dục và dạy học phải phù hợp điều kiện thực tế trong địa phương và trường học.
Mức tốt: Hỗ trợ và hướng dẫn đồng nghiệp về xây dựng kế hoạch giáo dục và dạy học
+ Tiêu chí 5: Đối với sử dụng phương pháp giáo dục và dạy học với hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh
Mức đạt: thực hiện việc áp dụng các phương pháp giáo dục và dạy học về phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
Mức khá: Tự chủ động vận dụng linh hoạt, cập nhật, hiệu quả về các phương pháp giáo dục và dạy học phù hợp với việc đáp ứng yêu cầu đổi mới trong điều kiện thực tế
Mức tốt: Hỗ trợ và hướng dẫn đồng nghiệp về kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm để vận dụng phương pháp giáo dục, dạy học với hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
+ Tiêu chí 6: về đánh giá trong kiểm tra với hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
Mức đạt: Tiến hành sử dụng những phương pháp về kiểm tra đánh giá kết quả trong học tập, sự tiến bộ từng học sinh
Mức khá: Chủ động vận dụng sáng tạo đồng thời cập nhật các hình thức , công cụ, phương pháp kiểm tra với hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
Mức tốt: Hỗ trợ, hướng dẫn các đồng nghiệp kinh nghiệm trong triển khai hiệu quả kiểm tra và đánh giá sự tiến bộ cũng như kết quả học tập của học sinh
+ Tiêu chí 7: Hỗ trợ và tư vấn học sinh
Mức đạt: nắm vững quy định trong công tác hỗ trợ, tư vấn và hiểu học sinh, lồng ghép các hoạt động hỗ trợ, tư vấn học sinh trong các hoạt động giáo dục, dạy học
Mức khá: thực hiện các biện pháp hỗ trợ và tư vấn hiệu quả, phù hợp với mỗi học sinh trong giáo dục, giảng dạy
Mức tốt: Hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp trong kinh nghiệm về triển khai hoạt động hỗ trợ và tư vấn hiệu quả trong hoạt động giáo dục, dạy học
– Tiêu chuẩn 3: Đối với xây dựng môi trường giáo dục
Về môi trường giáo dục cần lành mạnh, an toàn, phòng và chống bạo lực học đường
+ Tiêu chí 8: Về xây dựng văn hóa nhà trường
Mức đạt: Thực hiện các nội quy, quy tắc về văn hóa ứng xử đầy đủ theo quy định nhà trường
Mức khá: Có đề xuất về các biện pháp thực hiện quy tắc văn hóa ứng xử, nội quy theo nhà trường, kịp thời có các giải pháp xử lý hiệu quả vi phạm quy tắc nội quy văn hóa ứng xử tại trường học, lớp học
Mức tốt: Để xây dựng về môi trường văn hóa lành mạnh tại nhà trường cần là một tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm
+ Tiêu chí 9: Thực hiện về quyền dân chủ tại nhà trường
Mức đạt: Tổ chức cho học sinh thực hiện dùng quyền dân chủ tại nhà trường thông qua thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ
Mức khá: phản ánh, phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong quy chế dân chủ và đề xuất các biện pháp về phát huy quyền dân chủ của học sinh, bản thân,…
Mức tốt: Hỗ trợ, hướng dẫn các đồng nghiệp về việc phát huy, thực hiện quyền dân chủ bản thân, học sinh, cha mẹ học sinh, giám hộ, đồng nghiệp
+ Tiêu chí 10: Xây dựng, thực hiện trường học phòng chống bạo lực học đường, an toàn.
Mức đạt: Đối với các quy định nhà trường về phòng chống bạo lực học đường, an toàn cần thực hiện đầy đủ
Mức khá: Có các đề xuất về biện pháp về phòng chống bạo lực học đường, an toàn đồng thời phản ánh phát hiện các hành vi vi phạm quy định
Mức tốt: điển hình tiên tiến về xây dựng và thực hiện, chia sẻ kinh nghiệm trường học an toàn và phòng chống bạo lực trong học đường
– Tiêu chuẩn 4: Đối với phát triển mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội
+ Tiêu chí 11: Tạo dựng về mối quan hệ hợp tác cha mẹ – người giám hộ – các bên liên quan
Mức đạt: Thực hiện các quy định hiện hành với người giám hộ hoặc cha mẹ, bên liên quan một cách đầy đủ
Mức khá: Tạo mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng đối với người giám hộ hoặc cha mẹ, các bên liên quan khác
Mức tốt: có đề xuất tới nhà trường về các biện pháp đẩy mạnh tăng cường sự phối hợp với cha mẹ (người giám hộ), các bên liên quan khác
+ Tiêu chí 12: Thực hiện phối hợp nhà trường – xã hội – gia đình để có thể thực hiện dạy học cho học sinh
Mức đạt: Kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin về việc rèn luyện, học tập học sinh tại lớp, các thông tin khác, tiếp nhận thông tin từ phía cha mẹ (người giám hộ), các bên liên quan của học sinh trong rèn luyện và học tập của học sinh
Mức khá: cần chủ động phối hợp với cha mẹ, người giám hộ, các bên liên quan, đồng nghiệp về biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn, động viên học sinh thực hiện chương trình, học tập, hoạt động giáo dục, kế hoạch chuyên môn
Mức tốt: kịp thời giải quyết các thông tin nhận từ phản hổi của cha mẹ, người giám hộ, các bên liên quan
+ Tiêu chí 13: Thực hiện phối hợp nhà trường – xã hội – gia đình để có thể thực hiện giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh
Mức đạt: tham gia để tổ chức, cung cấp thông tin trong quy tắc ứng xử văn hóa, nội quy nhà trường tới phụ huynh, người giám hộ, bên liên quan khác
Mức khá: Tự chủ động phối với với cha mẹ, người giám hộ, các bên liên quan, đồng nghiệp về thực hiện giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh
Mức tốt: kịp thời giải quyết các thông tin nhận từ phản hổi của cha mẹ, người giám hộ, các bên liên quan
+ Tiêu chí 14: Về sử dụng ngoại ngữ, tiếng dân tộc
Mức đạt: Được sử dụng các từ ngữ bằng ngoại ngữ đơn giản, ngoại ngữ thứ 2, tiếng dân tốc nếu thuộc vị trí làm việc có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc
Mức khá: Trao đổi các thông tin trong những chủ đề quen thuộc, đơn giản,… ngoại ngữ thứ 2, tiếng dân tốc nếu thuộc vị trí làm việc có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc
Mức tốt: Viết, trình bày về đoạn văn chủ đề quen thuộc đơn giản trong dạy học và giáo dục bằng ngoại ngữ thứ 2, tiếng dân tốc nếu thuộc vị trí làm việc có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc
+ Tiêu chí 15: về ứng dụng công nghệ thông tin khai thác, sử dụng các thiết bị công nghệ về giáo dục giảng dạy
Mức đạt: sử dụng các phần mềm về ứng dụng cơ bản và thiết bị về công nghệ trong giáo dục và dạy học, quản lý học sinh đúng quy định
Hoàn thành về các khóa bồi dưỡng, đào tạo, khai thác ứng dụng cơ bản và thiết bị về công nghệ trong giáo dục dạy học, quản lý học sinh theo quy định
Mức khá: Ứng dụng học liệu số và công nghệ thông tin trong giáo dục, giảng dạy. Cập nhật, sử dụng các phần mềm hiệu quả, sử dụng khai thác các thiết bị công nghệ về giáo dục, dạy học
Mức tốt: Hỗ trợ, hướng dẫn các đồng nghiệp về nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.
Ý nghĩa trong việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì?
Ý nghĩa trong việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì? – mời quý vị tham khảo nội dung sau để hiểu thêm ý nghĩa:
+ Nhằm mục đích để xây dựng, cải thiện đổi mới nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tại bậc tiểu học
+ Dựa vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học mà giáo viên có thể tự chủ động đánh giá về năng lực của chính mình, từ đó đưa ra các phương hướng nâng cao về trình độ chuyên môn, phẩm chất, đạo đức, chính trị phù hợp đáp ứng theo yêu cầu của nghề giáo viên
+ Thông qua việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học mà phía bên đơn vị, nhà trường, trung tâm có thể đưa ra các chính sách, chế độ, quyền lợi để để xuất khi có giáo viên tiểu học có năng lực về nghề nghiệp, có phấn đấu cố gắng nỗ lực trong công việc
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì?
Trân trọng cảm ơn quý vị vì đã tham khảo bài viết!