Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non – Tài liệu text
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.16 KB, 34 trang )
Sơ đồ 2.3. Cấu trúc chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là:
I/ Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
1. Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối
với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà
nước;
b. Yêu nghề, tập tuỵ với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ;
c. Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè
và biết yêu quê hương;
d. Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần phát triển đời sống
kinh tế, văn hoá, cộng đồng.
2. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
b. Thực hiện các quy định của địa phương;
c. Giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường, lớp, nơi công cộng;
d. Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của
Nhà nước, các quy định của địa phương.
3. Chấp hành các quy định của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động. Bao gồm
các tiêu chí sau:
a. Chấp hành quy định của ngành, quy định của nhà trường;
b. Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhà trường;
c. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
d. Chấp hành kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm
lớp được phân công.
4. Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu
vươn lên trong nghề nghiệp. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đng nghiệp, nhân dân tín nhiệm và
trẻ yêu quý;
b. Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghịêp vụ, khoẻ
mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ;
c. Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ;
d. Không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm.
5. Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghịêp; tận tình phục vụ nhân
dân và trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ được phân công;
b. Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;
62
c. Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ em;
d. Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà
giáo.
II/ Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức.
1. Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non;
b. Có kiến thức về giáo dục mầm non bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật;
c. Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non;
d. Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ.
2. Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ;
b. Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ;
c. Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ;
d. Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu.
3. Kiến thức cơ sở chuyên ngành. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Kiến thức về phát triển thể chất;
b. Kiến thức về hoạt động vui chơi;
c. Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học;
d. Có kiến thức về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.
4. Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ;
b. Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho trẻ;
c. Có kiến thức về phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ;
d. Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.
5. Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.
Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Có hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và giáo dục của địa phương nơi giáo viên
công tác;
b. Có kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống một
số tệ nạn xã hội;
c. Có kiến thức phổ thông về tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác;
d. Có kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục.
III/ Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm.
1. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc,
giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách;
b. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần;
63
c. Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ;
d. Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Bao gồm các tiêu chí
sau:
a. Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ;
b. Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;
c. Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ;
d. Biết phòng tránh cà xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.
3. Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng
tạo của trẻ;
b. Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp;
c. Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật
liệu vào việc tổ choc các hoạt động giáo dục trẻ;
d. Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.
4. Kỹ năng quản lý lớp học. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Đảm bảo an toàn cho trẻ;
b. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ;
c. Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp;
d. Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc,
giáo dục.
5. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các tiêu
chí sau:
a. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm;
b. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn;
c. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;
d. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.
3. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA
NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON
Ở các nước thường dùng thuật ngữ “Teacher Education” hoặc “Teacher Training” nhằm biểu
thị ý nghĩa về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, bởi khi giáo viên mầm non tốt nghiệp trường Cao
đẳng sư phạm mầm non đã có thể nhận được bằng tốt nghiệp ở trình độ cử nhân, nhưng ra trường
làm việc chỉ vẫn chỉ là giáo viên tập sự và phải sau một năm làm việc tập sự tại trường mầm non,
giáo viên tập sự được đánh giá chất lượng chuyên môn của mình và trở thành giáo viên chính thức.
Hai thuật ngữ giáo dục giáo viên hay đào tạo giáo viên có nghĩa giống nhau, bao hàm cả đào
tạo và bồi dưỡng theo cách hiểu của người Việt. Ở Việt Nam thì quá trình hình thành nghề được
thực hiện qua 2 giai đoạn tách rời nhau: quá trình đào tạo và bồi dưỡng; đây là hai giai đoạn nối tiếp
64
nhau, trong đó đào tạo là quá trình học tập và rèn luyện ở trường sư phạm (Cao đẳng sư phạm hoặc
Đại học sư phạm), còn bồi dưỡng (bao gồm quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng) là quá trình học
tập và rèn luyện qua quá trình sống và làm việc ở trường mầm non.
– Đào tạo là quá trình giáo dục nhằm hình thành và tạo ra năng lực ban đầu cho người giáo
viên;
– Bồi dưỡng là quá trình duy trì, ngăn chặn sự mai một những điều đã được đào tạo ở trường sư
phạm, đồng thời bổ sung những khiếm khuyết mang tính thực tiễn của giáo dục mầm non mà lúc đào
tạo ở nhà trường sư phạm chưa có được, đồng thời cập nhật những điểm mới nhằm đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của thực tiễn giáo dục mầm non.
Quá trình đào tạo trong trường sư phạm dù có cố gắng đến mấy cũng không thể trang bị được
hết kĩ năng, kĩ xảo cho mọi giáo viên mầm non để giải quyết các tình huống sư phạm trong thực tế,
song trường sư phạm là nơi cung cấp những kiến thức và kĩ năng nền tảng, cốt lõi giúp cho giáo
viên có năng lực học tập phát triển nghề lâu dài và bền vững. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên mầm non mang tính thường xuyên là cần thiết, mà ở đây ý thức/ thái độ và kĩ
năng tự học tự bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng.
Song để thành đạt trong hoạt động nghề nghịêp thì giáo viên mầm non cũng cần có một số
phẩm chất và năng lực riêng, phù hợp với công việc chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non như:
tính cách nhẹ nhàng, chịu khó, cần cù và nhẫn nại; hiểu biết về đặc điểm phát triển của trẻ mầm non ở
từng giai đoạn tuổi và phương pháp dạy học có hiệu quả, có năng khiếu/nghệ thuật trong tổ chức các
hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục… song những phẩm chất và năng lực đó đôi khi
có được từ trước khi bước vào trường sư phạm, một phần do bẩm sinh, một phần có được từ văn hóa
và giáo dục gia đình, nhà trường phổ thông. Do đó, những phẩm chất và năng lực của người giáo viên
mầm non được hình thành và phát triển qua các giai đoạn sau:
Giai
đoạn
trước khi
vào
Có một số phẩm
chất và năng lực
của người công
dân và một
người giáo viên
mầm non làm
tiền đề tốt cho
việc phát triển
nghề giáo viên
mầm non
Giai
đoạn học
ở trường
SP
Tham gia vào hoạt
động học tập, rèn
luyện ở trường SP,
thực hành SP ở
trường MN để có
được những phẩm
chất đạo đức kiến
thức, kĩ năng cần
thiết với nghề giáo
viên mầm non
Giáo viên mới vào
nghề học tập theo
chương trình riêng
có sự hướng dẫn của
giáo viên có tay
65
Giai đoạn
ra làm việc
ở cơ sở
GDMN
Tham gia vào hoạt
động chăm sóc,
nuôi dưỡng và giáo
dục, dạy học cho
trẻ ở trường MN;
học tập tu dưỡng
hoàn thiện tay nghề
cho bản thân, nâng
cao kiến thức và kĩ
năng nghề
Giáo viên học tập
theo chương trình
riêng dành cho
người đã có tay
nghề nhằm nâng
cao trình độ và cập