Chuẩn mực phong tục tập quán là gì ? Quan hệ giữa chuẩn mực phong tục, tập quán và pháp luật

Quá trình hình thành, phát triển của phong tục, tập quán là quá trình biến đổi không ngừng cùng với sự biến đổi của văn hóa – xã hội qua các thời ki lịch sử, nhưng dai dẳng hom và có những quy luật riêng của nó.

1. Khái niệm chuẩn mực phong tục, tập quán

Thuật ngữ “phong tục” và thuật ngữ “tập quán” thường được sử dụng song hành với nhau, tạo thành thuật ngữ “phong tục, tập quán”. Một phong tục, tập quán không dễ gì được mọi người, mọi nhà, mọi cộng đồng xã hội thừa nhận và tuân theo trong một sớm, một chiều. Phong tục hay thì được nhiều người bắt chước nhau làm, tập quán dở thì nhiều người cũng sẽ bắt chước nhau bỏ dần. Bản thân các phong tục, tập quán cũng nằm trong cuộc đấu tranh xã hội đã, đang và sẽ tiếp diễn giữa cái cũ và cái mới. Đó cũng là quá trình hình thành, biến đổi của các chuẩn mực phong tục, tập quán.

Chuẩn mực phong tục, tập quán là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đỏi hỏi được xác lập nhằm củng cố những mẫu mực giao tiếp, ứng xử trong các cộng đồng người, các quy tắc sinh hoạt công cộng lâu đời của con người, được hình thành qua quá trình lịch sử lặp đi, lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen trong lao động, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của các cộng đồng xã hội.

 

2. Đặc điểm của chuẩn mực phong tục, tập quán

Chuẩn mực phong tục, tập quán không phải là ý chí cá nhân đơn lẻ, mà là sự thể hiện ý chí chung của một cộng đồng xã hội, được biểu hiện ra trong hành vi, hoạt động của mỗi thành viên xuất phát từ sự thừa nhận, tôn trọng và tuân thủ các

 

3. Mối quan hệ giữa chuẩn mực phong tục, tập quán và pháp luật

Chuẩn mực phong tục, tập quán và pháp luật có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Do gắn bó chặt chẽ với những thói quen, nếp sống của các cộng đồng xã hội nên chuẩn mực phong tục, tập quán được coi là các quy tắc xử sự chung, điều chỉnh các quan hệ xã hội ngay từ khi trong xã hội còn chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật. Nhiều phong tục, tập quán trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ rất bền chặt trong nhân dân và có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Nhiều thuần phong mĩ tục rất cần thiết cho đạo lý làm người, giữ gìn trật tự, kỉ cương xã hội. Khi nhà nước xuất hiện, nhà nước đã tìm cách vận dụng các phong tục, tập quán để phục vụ cho lợi ích của mình, thay đổi nội dung của chúng cho phù họp, thừa nhận và nâng cấp chủng thành các quy phạm pháp luật hoặc coi chúng là tập quán pháp. Như vậy, chuẩn mực phong tục, tập quán là một nguồn quan trọng để hình thành pháp luật.

Chuẩn mực phong tục, tập quán là sự thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, được các thành viên của nó thừa nhận, tuân thủ và thực hiện một cách tự nguyện. Nó là một trong những nhân tố tạo nên sự đồng thuận xã hội. Với ý nghĩa đó, chuẩn mực phong tục, tập quán góp phần quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống cộng đồng xã hội một cách thuận lợi.

Pháp luật cũng có tác động quan trọng đối với chuẩn mực phong tục, tập quán. Pháp luật có thể góp phần củng cố, khẳng định, phát huy các phong tục, tập quán; hoặc ngược vùng tiềm ẩn của cái đẹp, cái xấu, cái hài; nó giải thích vì sao thiên nhiên quanh ta lại chứa đựng yếu tố thẩm mĩ, vì sao các hiện tượng xã hội lại có yếu tố bi kịch, hài hước, anh hùng và tuyệt vời…

 

4. Tìm hiểu về chuẩn mực thẩm mỹ

Quan hệ thẩm mĩ là chủ thể thẩm mĩ : Bộ phận này phản ánh các hoạt động thẩm mĩ của con người thông qua các giác quan của họ. Các nhu cầu thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, lý tưởng thẩm mĩ đều là sự phản ánh, tích hợp các kinh nghiệm hoạt động thẩm mĩ của con người. Mặt chủ quan của cái thẩm mĩ bao chứa các hình thức tồn tại của cả cái sinh lý và cái tâm lý. Các vấn đề năng khiếu, tài năng và thiên tài không tách rời chủ thể thẩm mĩ.

Quan hệ thẩm mĩ là thế giới nghệ thuật:  Sự tương tác giữa chủ thể thẩm mĩ và đối tượng thẩm mĩ biểu hiện tập trung nhất trong thế giới nghệ thuật với các loại hình cụ thể: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, sân khấu và điện ảnh. Trong thế giới này, cái thẩm mĩ chứa đựng các phạm trù: thụ cảm, sáng tạo, tình cảm, hình tượng, giá trị, đánh giá, loại hình, tác phẩm…

Cũng như các quan hệ xã hội khác nhau được định hướng, điều chỉnh bằng các quy phạm, chuẩn mực xã hội khác nhau, quan hệ thẩm mĩ trong xã hội đòi hỏi phải có các quy tắc, yêu cầu, tiêu chuẩn về mặt thẩm mĩ để định hướng, điều chỉnh và đánh giá hành vi thẩm mĩ của con người trong đời sống cộng đồng. Đây chính là cơ sở xã hội cho sự nảy sinh, biến đổi và phát triển của các chuẩn mực thẩm mĩ trong xã hội. Hoặc một vở diễn sân khấu được dàn dựng công phu, diễn viên đẹp, thể hiện hấp dẫn…, nhưng nội dung của nó phải để lại trong lòng công chúng thưởng thức nghệ thuật những trăn trở, suy tư về hiện thực cuộc sống, tính nhân văn, ý nghĩa giáo dục (lợi ích tinh thần).

Chuẩn mực thẩm mĩ luôn đòi hỏi phải bảo đảm tính hài hòa, nghĩa là các quy tắc, yêu cầu về thẩm mĩ phải luôn được đặt trong mối tương quan hài hòa với các điều kiện, hoàn cảnh kinh tế – xã hội nhất định; hoặc phải phù hợp trong từng tình huống cụ thể của cuộc sống. Ví dụ, ăn ngon, mặc đẹp, dùng hàng hiệu là nhu cầu thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ tất yếu của con người và nên được đáp ứng nếu điều kiện kinh tế – xã hội nói chung, khả năng tài chính của từng gia đình, cá nhân nói riêng cho phép. Nhưng nếu một sinh viên con nhà nghèo mà lại học đòi “sành điệu” thì đó có thể là nguyên nhân làm phát sinh những hành vi tiêu cực, phạm tội vì nó vi phạm tính hài hòa.

Chuẩn mực thẩm mĩ luôn mang tính khái quát (tính hình tượng): Các quan điểm, quan niệm thẩm mĩ không đơn thuần xuất phát từ ý kiến chủ quan của mỗi người, mà chúng còn phản ánh ý chí chung của nhiều người, của đa số các thành viên trong xã hội, được họ thừa nhận, tán thành và làm theo. Với đặc trưng này, chuẩn mực thẩm mĩ được coi là hình tượng, khuôn mẫu, là “tấm gương” để mỗi cá nhân tự soi mình vào đó mà điều chỉnh hành vi thẩm mĩ sao cho phù hợp với các quy tắc, yêu cầu chung trong các quan hệ thẩm mĩ – xã hội.

Các cá nhân phù hợp với các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực thẩm mĩ: Trong nhiều trường họp, vì những lý do nhất định, các cá nhân không biết đến các quy định của pháp luật, nhưng do các quy tắc pháp luật phù hợp với các chuẩn mực thẩm mĩ, nên các hành vi pháp luật cũng trùng với hành vi thẩm mĩ; các cá nhân thực hiện hành vi pháp luật dựa trên các quan điểm, quan niệm thẩm mĩ của họ.

Chuẩn mực thẩm mĩ, cũng như các chuẩn mực xã hội khác, luôn vận động, biến đổi và thay đổi, có những quy tắc thẩm mĩ mất đi và có những chuẩn mực thẩm mĩ mới ra đời, đáp ứng yêu cầu của quan hệ thẩm mĩ trong xã hội. Pháp luật, do đặc trưng về sức mạnh cưỡng chế của nó, góp phần củng cố, bảo vệ các chuẩn mực thẩm mĩ tiến bộ, phù hợp; đồng thời, loại bỏ những quy tắc thẩm mĩ đã lạc hậu và xây dựng những chuẩn mực thẩm mĩ mới tương ứng với lối sống văn minh, hiện đại.

Luật Minh Khuê (tổng hợp)