Chữa lẹo mắt trẻ em an toàn, hiệu quả | TCI Hospital
Chữa lẹo mắt trẻ em an toàn, hiệu quả
Việt Nam có khí hậu nóng ẩm nên bệnh lẹo mắt diễn ra rất thường xuyên và phổ biến. Tuy nhiên nếu không xử trí đúng sẽ nguy hiểm và để lại sẹo. Cùng bệnh viện Thu Cúc tìm hiểu cách chữa lẹo mắt trẻ em an toàn, hiệu quả.
1. Lẹo mắt trẻ em là gì?
Nhìn bên ngoài lẹo mắt giống như cục mụn viêm, có nhân vàng nằm ở trên hoặc mí mắt. Lẹo có 2 mức độ sưng: một là chỉ sưng nhỏ theo vùng tổn thương, hai là sưng cả mi mắt.
Trẻ bị lẹo do mí mắt bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Mũi của bé chứa nhiều loại vi khuẩn này. Bởi vậy khi trẻ đưa tay vào mũi rồi đưa lên mặt sẽ dễ khiến mầm bệnh lây lan và gây bệnh.
Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này, đó là:
– Dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác như khăn mặt, bông tẩy trang,..
– Dùng chung đồ trang điểm với người khác như mascara, kẻ mắt, phấn mắt,…
– Dùng dưỡng mắt hết hạn sử dụng hoặc có thành phần không lành tính.
– Trẻ không tập thói quen rửa tay thường xuyên.
Bố mẹ cần nhắc nhở bé thường xuyên, để bé không có những thói quen trên. Giúp hạn chế bị bệnh lẹo mắt, cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.
2. Cách tự chữa lẹo mắt trẻ em
2.1. Chữa bệnh lẹo bằng nước muối ấm
Chữa lẹo mắt cho trẻ đúng cách sẽ giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Khi trẻ có biểu hiện lẹo mắt, bố mẹ nên dùng khăn mỏng nhúng vào nước muối ấm, sau đó vắt khô rồi lau nhẹ nhàng lên vết sưng.
Lưu ý không nên lau mạnh hay dùng khăn có chất vải cứng để tránh làm cho lẹo bị tổn thương hơn, dẫn đến nhiễm trùng. Nên rửa cho bé một ngày 3 lần để luôn đảm bảo vết thương của bé sạch sẽ.
2.2. Chữa lẹo mắt cho trẻ bằng cách chườm khăn nóng
Khi lẹo sưng được một vài ngày, bố mẹ sẽ bắt đầu dùng cách chườm nóng để chữa trị cho bé. Đây là cách hiệu quả nhất trong những cách chữa lẹo mắt trẻ em. Bởi nhiệt độ cao sẽ làm mủ tiêu nhanh hơn và giảm sự khó chịu cho bé.
Chườm khăn nóng gồm những bước sau:
B1, Chuẩn bị một thau nước ấm nóng và 1 cái khăn cotton mềm
B2, Nhúng khăn vào nước sau đó vắt kiệt nước
B3, Nhanh chóng đắp lên vùng bị thương của bé.
Khi áp dụng cách này đôi khi sẽ làm bé kháng cự vì không thoải mái. Bố mẹ có thể láp dụng cách này khi cho bé xem phim yêu thích hoặc lúc đang ngủ. Nến chườm khăn ấm cho bé từ 4-5 lần mỗi ngày để giúp vết thương lành nhanh hơn.
2.3. Chữa lẹo mắt cho trẻ bằng trà túi lọc
Đây là cách dân gian khá phổ biến. Bố mẹ nên chọn loại túi trà hoa cúc hoặc trà xanh để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Chườm trà túi lọc gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khăn mỏng đã tiệt trùng, túi lọc trà và nước ấm
Bước 2: Ngâm khăn, túi lọc trà vào nước ấm rồi vắt nhẹ nhàng.
Bước 3: Đặt khăn ấm lên vết thương ở mí mắt, sau đó đắp túi trà lên bên trên khăn.
Bước 4: Cho bé nằm im trong khoảng 5 phút và lặp lại.
Lưu ý, không ngâm vào nước có nhiệt độ quá nóng, nên làm cho bé theo cách này một ngày khoảng 4-5 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Chữa lẹo mắt cho bé bằng cách đưa đến bác sĩ chuyên khoa.
Khi bố mẹ đã áp dụng hết các cách trên, nếu chờ đợi từ sau 4 đến 6 ngày vết thương không thuyên giảm, vẫn sưng to thì lúc đó bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bác sĩ. Thông thường bố mẹ Việt sẽ tự ý đi mua thuốc, tuy nhiên bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh và được chẩn đoán kĩ. Nếu không sẽ rất dễ làm cho tình trạng lẹo mắt nặng hơn.
Khi đưa bé đến bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám và tìm hiểu kĩ nguyên nhân gây bệnh. Sau đó sẽ tư vấn cách chữa phù hợp nhất cho bé. Nếu bị nặng bé có thể cần dùng biện pháp trích lẹo. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ kê các loại thuốc uống và bôi cho bé nhanh chóng khỏi bênh.
4. Các lưu ý trong thời gian chữa lẹo mắt ở trẻ
Trong thời gian chữa lẹo cho bé, bố mẹ cũng cần lưu ý một số thói quen, chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống nhằm giúp bệnh không bị nặng thêm và lay lan.
– Không cho bé ăn uống các loại đồ uống gây nóng có tính nóng như nước uống có có cồn.
– Không cho bé ăn những thực phẩm gây nóng trong như thịt dê, thịt chó và hạn chế ăn hải sản, tỏi , ớt
– Hạn chế vận động ra mồ hôi gây nhiễm trùng
– Sử dụng riêng khăn mặt cho 2 bên mắt của trẻ.
5. Cách phòng tránh lẹo mắt ở trẻ.
Mặc dù là bệnh dễ lành và dễ chữa, nhưng đối với trẻ em thường không kiểm soát được hành động gãi của mình. Hành động này có thể dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo. Bởi vậy để tốt nhất, bố mẹ vẫn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các biện pháp đơn giản giúp phòng tránh bệnh lẹo nói riêng và các bệnh nhiễm trùng nói chung cho các bé như:
– Tập cho bé ý thức rửa tay thường xuyên
– Tập thói quen không dụi mắt
– Rửa mắt bằng nước muối sinh lý định kì
– Giữ môi trường xung quanh bé sạch sẽ, không bụi bẩn.
Trên đây là một số cách chữa lẹo hiệu quả và an toàn. Hy vọng, bố mẹ đã bổ sung thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc bé khi bị lẹo. Từ đó giúp bé yêu giảm bớt sự khó chịu và nhanh chóng lành bệnh.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên đưa bé đi khám mắt nói riêng cũng như đi khám sức khỏe tổng thể nói chung. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm mầm bệnh và kịp thời điều trị để trẻ không bị đau đớn. Bệnh viện Đa khoa Quốc tê Thu Cúc không chỉ chữa lẹo mắt mà còn có gói khám tổng quát mắt cho bé, giúp bố mẹ tiết kiệm tiền bạc và thời gian. Là phụ huynh hiện đại, hãy bảo vệ sức khỏe của con một các toàn diện và an toàn.