Chữa đái dầm ở người lớn – Tổng hợp những phương pháp hiệu quả nhất

Chữa đái dầm ở người lớn là từ khóa được nhiều người quan tâm, tìm kiếm bởi khi mắc tình trạng này, cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt là giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là các biện pháp chữa trị hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

5/5 – (30 bình chọn)

1. Đái dầm ở người lớn là bệnh gì?

Đái dầm là tình trạng phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ (khoảng dưới 5 tuổi). Nguyên nhân do chức năng bàng quang và trung tâm thần kinh điều khiển chưa phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, tình trạng này còn có thể xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Thực tế, đái dầm ở thanh niên cũng không phải là không có, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

chữa đái dầm ở người lớnchữa đái dầm ở người lớn

Đái dầm ở người lớn được biết đến là tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện khi đang ngủ. Người bệnh không ý thức được bản thân đang có nhu cầu đi tiểu cần được “giải quyết”. Hơn nữa cũng không có khả năng kiểm soát hành vi tiểu tiện dẫn đến đái dầm.

Đái dầm ở người lớn do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân dẫn đến đái dầm có thể do tâm lý. Bên cạnh đó, các vấn đề bệnh lý như rối loạn thần kinh, bệnh đường tiết niệu, bàng quang nhỏ, bàng quang tăng hoạt… cũng có thể gây tiểu không tự chủ trong khi ngủ.

>> Xem thêm: Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới có phải biểu hiện suy giảm sinh lý?

2. Cách chữa đái dầm ở người lớn

Theo thống kê, tỉ lệ đái dầm ở người lớn chiếm từ 1-2%. Tùy vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là những phương pháp chữa đái dầm phổ biến nhất:

2.1 Các loại thuốc Tây chữa đái dầm ở người lớn

Có khá nhiều loại thuốc được chỉ định trong điều trị đái dầm ở thanh niên, người trưởng thành. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, người bệnh sẽ được kê thuốc để sử dụng.

Trường hợp đái dầm có liên quan đến các vấn đề bệnh lý, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc Tây. Cụ thể là:

– Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh dùng khi phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu. Công dụng của chúng là tiêu diệt những ổ viêm nhiễm, làm lành những tổn thương do vi khuẩn. Người bệnh cần lưu ý uống đủ liều,

– Thuốc kháng Cholinergic

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng đái dầm là bàng bàng quang hoạt động quá mức. Thuốc kháng Cholinergic có công dụng làm dịu cơ bàng quang, giúp bộ phận này trở nên bớt nhạy cảm hơn.

– Thuốc Desmopressin

Thuốc Desmopressin được sử dụng để kiểm soát lượng nước tiểu sản xuất ra từ thận. Thông thường, lượng chất lỏng bài tiết trong cơ thể được điều khiển bởi hormone chống lợi tiểu vasopressin. Ở những người cơ thể không sản xuất đủ hormone này thì việc sử dụng thuốc sẽ giúp giảm sản xuất nước tiểu vào ban đêm.

– Thuốc chẹn alpha

Thuốc chẹn alpha-5 hay còn gọi là thuốc đối kháng alpha-adrenergic. Loại thuốc này được dùng phổ biến trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt – một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở người trưởng thành. Nhóm thuốc này công dụng làm thư giãn cơ ở cổ bàng quang, cơ trong đường tiết niệu, giúp bàng quang hoạt động khỏe mạnh hơn.

Tất cả các loại thuốc điều trị đái dầm trên đều cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không tự ý dùng hoặc thay đổi liều lượng. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, giảm ham muốn tình dục…

2.2 Trị đái dầm bằng Đông y

Từ xa xưa, Y học cổ truyền đã phát hiện ra những bài thuốc, vị thuốc chữa bệnh đái dầm hiệu quả. Dưới đây là gợi ý một số cách chữa đái dầm bằng dân gian cho người lớn:

chữa đái dầm bằng đông ychữa đái dầm bằng đông y

2.2.1 Bài thuốc chữa đái dầm từ tất xuất

Tất xuất hay còn gọi là dế mèn đen. Tất xuất có vị mặn, tính hàn, không độc. Chúng mang lại tác dụng tốt đối với những người gặp vấn đề về bàng quang, đại tràng, tiểu tràng, phù thũng do cơ thể tích nước… Đặc biệt, vị thuốc này còn có công dụng chữa đái dầm, tiểu bí, tiểu dắt, sỏi đường tiết niệu…

Hướng dẫn cách làm:

  • Dế mèn đen đem xóc sạch, ngắt bỏ đầu, chân, rút ruột.
  • Đem sấy khô ở nhiệt độ từ 50-60 độ C đến khi có mùi thơm dễ chịu.
  • Dùng 2-5g dế mèn kết hợp với cam thảo (đồng lượng), tán nhỏ rồi pha nước uống.

2.2.2 Chữa đái dầm ở người lớn bằng hoài sơn

Chữa đái dầm bằng hoài sơn (củ mài) có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo Đông y, củ mài có vị ngọt, tính bình, công dụng bổ tỳ, ích tâm, bổ thận. mạnh gân cốt… Vì thế, chúng thường được dùng để bồi bổ ngũ tạng, chữa chứng hoa mắt chóng mặt do suy kiệt thể chất, đái dầm, đổ mồ hôi trộm…

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc:

  • Chuẩn bị: Hoài sơn (4 phần), ô dược (3 phần), ích trí nhân (3 phần).
  • Cách làm: 3 vị trên đem sấy khô, tán bột mịn rồi luyện với hồ cho dẻo, vo thành viên nhỏ.
  • Mỗi lần dùng khoảng 5-7g.

2.2.3 Mẹo chữa đái dầm ở người lớn từ gan gà trống

Gan gà trống là vị thuốc Đông y có tác dụng bổ thận, cường dương. Ngoài ra, gan gà trống còn tốt cho tim, hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu, chữa đau bụng, mờ mắt… Đối với người lớn đái dầm, có thể thực hiện bài thuốc từ gan gà trống như sau:

  • Gan gà luộc chín, tán nhuyễn
  • Nhục quế sấy khô, tán thành bột mịn
  • Trộn đều cho hỗn hợp đồng nhất rồi làm thành từng viên nhỏ như hạt đậu
  • Mỗi lần dùng khoảng 15 viên

Ưu điểm của phương pháp chữa đái dầm ở người lớn bằng Đông y là lành tính, không gây tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí. Mọi người có thể tham khảo và áp dụng.

2.3 Thực hiện thủ thuật, phẫu thuật

Nếu đái dầm do nguyên nhân về giải phẫu học hoặc bệnh lý không thể điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định làm thủ thuật hoặc phẫu thuật. Cụ thể là:

  • Kích thích thần kinh xương cùng: Khi thực hiện thủ thật này, bác sĩ sẽ cấy 1 thiết bị nhỏ có tác dụng gửi tín hiệu đến các cơ trong bàng quang nhằm ngăn chặn các cơn co thắt không cần thiết.
  • Phẫu thuật mở rộng bàng quang: Bác sĩ sẽ rạch một đường ở bàng quang và chèn thêm một miếng ruột non của bệnh nhân. Phần ruột thêm vào này giúp bàng quang hoạt động ổn định hơn do tăng sức chứa và giảm áp lực bàng quang.
  • Cắt bỏ cơ bàng quang: Việc cắt bỏ một số cơ bàng quang giúp giảm hiện tượng co thắt, giảm tình trạng đái dầm, mất kiểm soát tiểu tiện về đêm.
  • Phẫu thuật khắc phục sa vùng chậu: Áp dụng với nữ giới khi cơ quan sinh sản nằm lệch vị trí, đè lên bàng quang gây căng tức.

2.4 Khắc phục đái dầm bằng cách thay đổi lối sống

thay đổi lối sống để giảm đái dầmthay đổi lối sống để giảm đái dầm

Trước khi thực hiện các phương pháp điều trị đái dầm kể trên, bạn có thể thực hiện các  thay đổi tại nhà sau đây:

2.4.1 Hạn chế dung nạp chất lỏng vào buổi tối

Người mắc chứng đái dầm vẫn cần bổ sung đầy đủ lượng chất lỏng mỗi ngày (khoảng 2,5-3 lít). Tuy nhiên, nên uống vào buổi sáng đến đầu giờ chiều. Cần hạn chế uống nước và ăn các món canh từ cuối giờ chiều đến trước khi đi ngủ.

Tuy nhiên, nếu bạn tập thể thao hoặc hoạt động nhiều vào buổi tối thì vẫn nên cung cấp cho cơ thể một lượng nước nhất định.

2.4.2 Tránh sử dụng đồ uống chứa caffeine

Đồ uống, thực phẩm chứa caffeine không được khuyến khích cho người tiểu dầm. Nguyên nhân bởi chúng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng kích ứng bàng quang, khiến các cơ bàng quang hoạt động nhiều hơn. Từ đó làm tăng hiện tượng đái dầm.

2.4.3 Tập thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ

Đi tè trước khi ngủ khiến bạn loại bỏ được hết lượng chất lỏng tích trữ trong bàng quang. Không chỉ thế, việc làm này còn giúp bạn cảm thấy an tâm, đỡ thấp thỏm và ngủ ngon giấc hơn. Có thể đặt đồng hồ báo thức để trở dậy đi tiểu 1-2 lần vào ban đêm để tránh làm ướt giường.

2.5 Bài tập chữa đái dầm ở thanh niên, người lớn tuổi

Bài tập bàng quang mang lại hiệu quả tốt đối với những người có bàng quang nhỏ, bàng quang hoạt động quá mức. Cách thực hiện cũng khá đơn giản. Mỗi khi mắc tiểu, bạn hãy cố gắng nhịn thêm vài phút, lần sau nhiều hơn một chút so với lần trước.

Việc luyện tập dần dần làm tăng sức chứa của bàng quang, tăng khả năng kiểm soát tiểu tiện. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu không phải là nguyên nhân gây ra đái dầm. Nếu không, việc luyện tập có thể sẽ không đem lại tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin tham khảo giúp chữa đái dầm ở người lớn. Tuy nhiên, đây là hiện tượng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, bạn cần được thăm khám chuyên khoa và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi  bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào.

>>> XEM THÊM: