Chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi dứt điểm chỉ trong 2 tuần
Mục Lục
4. Cách chữa đái dầm cho trẻ từ 10 tuổi trở lên
Những cách trị đái dầm cho trẻ dưới đây có thể giúp con bạn vượt qua cơn “khủng hoảng” đầu đời này. Thời gian trị lâu hay mau còn phụ thuộc vào tình hình của từng bé.
Tuy nhiên, đã có bé áp dụng thành công và không còn đái dầm chỉ trong 2 tuần. Cùng tìm hiểu xem đó là những cách gì nhé!
4.1 Thay đổi thói quen uống nước
Cách chữa đái dầm cho trẻ từ 10 – 12 tuổi đơn giản nhất chính là thay đổi thói quen uống nước của con. Cha mẹ khuyến khích con uống nhiều nước vào buổi sáng; và ít uống nước vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ.
Điều này giúp cho bàng quang hoạt động và mở rộng vào buổi sáng. Buổi tối trẻ uống ít nước nên lượng nước tiểu tạo ra cũng ít có thể hạn chế bị đái dầm.
4.2 Thay đổi thói quen đi tiểu
Vừa là mẹo, vừa là cách chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi là thay đổi thói quen đi tiểu của con. Kể cả khi trẻ không mắc tiểu, cha mẹ cũng nên cho con đi tiểu ít nhất 2 lần trước 2 giờ trước khi ngủ.
Ngoài ra, cũng có một cách chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi là kiềm hãm cơn mắc tiểu con trong khoảng 10 – 20 phút. Khi con mắc tiểu, cha mẹ hãy tập cho con cảm giác nhịn đi tiểu trong thời gian ngắn. Để con quen với việc kiểm soát việc tiểu tiện của mình.
>> Cùng chủ đề đái dầm cho trẻ 10 tuổi: Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày
4.3 Tăng cường sức khỏe đường tiết niệu
Cách chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi trở lên chính là tăng cường cơ bắp và sức khỏe đường tiết niệu của con.
Việc tăng cường sức khỏe ở đường tiết niệu có thể cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang của trẻ. Để làm được điều này, cha mẹ có thể massage bụng dưới cho bé bằng dầu dừa hoặc dầu ô liu mỗi ngày.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé thực hiện bài tập sau:
- Kẹp và giữ giữa 2 đùi (hoặc đầu gối) một quả bóng nhỏ.
- Tăng dần thời gian giữ quả bóng ở giữa 2 đùi để tăng sức khỏe cho vùng chậu.
>> Cùng chủ đề: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?
4.4 Tăng cường một số thực phẩm tốt cho đường tiết niệu
Các thực phẩm sau đây có khả năng hạn chế mắc tiểu, mẹ có thể tăng cường chúng vào thực đơn hằng ngày cho bé nhé:
-
Quế.
-
Nho khô.
-
Mật ong.
-
Việt quất.
-
Giấm táo.
-
Hạt mù tạt.
-
Quả óc chó.
-
Đường thốt nốt.
-
Quả lý gai Ấn Độ.
4.5 Đi khám bác sĩ
Trường hợp mẹ đã áp dụng những mẹo và cách chữa đài dầm cho trẻ 10 – 12 tuổi; nhưng vẫn không hiệu quả. Lúc này mẹ nên cho con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi; để được chẩn đoán và kiểm tra xem liệu con có bị bệnh nào không nhé.
Nội dung trên là những gì cha mẹ cần biết về mẹo và cách chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi trở lên.
Thêm một điều nữa mà cha mẹ cần nhớ, đó là đừng trách mắng và đỗ lỗi cho con khi thấy con đái dầm. Vì đây không phải là lỗi của con, thậm chí bản thân của con mỗi khi đái dầm cũng rất lo lắng và xấu hổ. Con là người muốn kết thúc việc đái dầm của mình nhiều hơn bất kỳ ai.