Chùa Ba Vàng, ngôi chùa có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam

Căn cứ vào khảo cổ khai quật được từ lòng đất tại nền chùa những viên ngói đất nung hình lòng máng màu phớt hồng, kích thước 30x15cm. Mũi ngói giống mũi của chiếc hài. Những viên gạch đất nung lát nền có kích thước 40x40cm. Toàn bộ viên gạch được trang trí một bông hoa bốn cánh (một loại hoa văn đời Trần). Tất cả các viên ngói, viên gạch, mảnh sành tìm thấy đều mang nét văn hóa đời Trần. Chứng tỏ vào đời Trần, nơi đây đã từng tồn tại một ngôi chùa, nhưng không rõ lý lịch cụ thể về Sư tổ và ngôi chùa.

Cuộc nội chiến Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn phân tranh khiến nhân dân khủng hoảng niềm tin với nhà nước phong kiến, họ khao khát đón nhận trở lại ánh từ quang Phật giáo. Nhưng nhà cầm quyền phong kiến đã đề cao đạo Lão, đạo Khổng, ít chú ý đến đạo Phật. Chính lúc này, Đại Thiền sư Tuệ Bích đã xây dựng nên Bảo Quang Tự (1706) như thắp sáng niềm tin, nối lại dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử sau 300 năm gián đoạn. Song do thời gian và các cuộc chiến tranh tàn phá, ngôi chùa đã lùi vào dĩ vãng, chỉ còn lại rừng cây bao phủ.

Cuộc nội chiến Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn phân tranh khiến nhân dân khủng hoảng niềm tin với nhà nước phong kiến, họ khao khát đón nhận trở lại ánh từ quang Phật giáo. Nhưng nhà cầm quyền phong kiến đã đề cao đạo Lão, đạo Khổng, ít chú ý đến đạo Phật. Chính lúc này, Đại Thiền sư Tuệ Bích đã xây dựng nên Bảo Quang Tự (1706) như thắp sáng niềm tin, nối lại dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử sau 300 năm gián đoạn. Song do thời gian và các cuộc chiến tranh tàn phá, ngôi chùa đã lùi vào dĩ vãng, chỉ còn lại rừng cây bao phủ.

Năm 1987, một người dân địa phương đã phát hiện ra những phế tích còn lại của ngôi chùa. Các nhà nghiên cứu, khảo cổ đã vào cuộc và thu thập được những hiện vật lịch sử có giá trị như: Cây hương đá (thiên đài trụ) được tạc bằng đá nguyên khối. Cây hương hình chữ nhật với kích thước cao 1m45, rộng 0.29m, dày 0.25m. Trên đỉnh cây hương là hình bát sen; Bia đá được làm vào thời Lê Dụ Tông (1706); kích thước 0.70m, rộng 0.45m, dày 0.14m dựng trên đế rùa cao 0.40m, dày 0.94m, rộng 0.70m.

Năm 1987, một người dân địa phương đã phát hiện ra những phế tích còn lại của ngôi chùa. Các nhà nghiên cứu, khảo cổ đã vào cuộc và thu thập được những hiện vật lịch sử có giá trị như: Cây hương đá (thiên đài trụ) được tạc bằng đá nguyên khối. Cây hương hình chữ nhật với kích thước cao 1m45, rộng 0.29m, dày 0.25m. Trên đỉnh cây hương là hình bát sen; Bia đá được làm vào thời Lê Dụ Tông (1706); kích thước 0.70m, rộng 0.45m, dày 0.14m dựng trên đế rùa cao 0.40m, dày 0.94m, rộng 0.70m.

Sau khi xác định đây là ngôi chùa mang dấu ấn lịch sử đời Trần, Thị ủy, UBND, HĐND thị xã Uông Bí thể theo nguyện vọng của nhân dân (1988) đã cho phép trùng tu lại bằng gỗ. Sau 5 năm (1993), ngôi chùa bị xuống cấp nặng nề. Ban tôn tạo đã trùng tu lại bằng gạch ngói, xi măng. Với diện tích 55m2 gồm ba gian tiền đường, cửa vòm, một gian tự điện; hai bên cửa giữa đắp nổi câu đối bằng chữ Hán:

Sau khi xác định đây là ngôi chùa mang dấu ấn lịch sử đời Trần, Thị ủy, UBND, HĐND thị xã Uông Bí thể theo nguyện vọng của nhân dân (1988) đã cho phép trùng tu lại bằng gỗ. Sau 5 năm (1993), ngôi chùa bị xuống cấp nặng nề. Ban tôn tạo đã trùng tu lại bằng gạch ngói, xi măng. Với diện tích 55m2 gồm ba gian tiền đường, cửa vòm, một gian tự điện; hai bên cửa giữa đắp nổi câu đối bằng chữ Hán: