Chùa Ba Vàng Thành phố Uông Bí Quảng Ninh – Vietgoing hỗ trợ 24/7
Giới thiệu về chùa Ba Vàng
– Một vài nét về chùa trước khi tìm hiểu kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng sẽ khiến cho chuyến đi của bạn thêm hoàn hảo. Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Chùa Ba Vàng nằm ở độ cao 340m so với mực nước biển. Ngôi chùa này có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử – Chùa Đồng, phía trước là sông, phía sau là núi, hai bên là rừng thông. Vì vậy, chùa Ba Vàng không những có ý nghĩa về tâm linh mà còn là điểm tham quan, vãn cảnh rất đẹp của tỉnh Quảng Ninh.
– Xưa kia chùa Ba Vàng được dựng lên bằng gỗ. Chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, tức năm 1706. Trải qua thời gian chùa đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Ngày nay ngôi chùa được đầu tư xây dựng khang trang, đẹp đẽ, tựa lưng vào núi.
Khung cảnh sân trước Ngôi Đại Hùng Bảo Điện
– Theo kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng, chùa có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Toà “Đại hùng bảo điện” (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng. Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam.
Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ có cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc. Kế tiếp chùa chính là các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông… được thiết kế hài hoà, liên hoàn, tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như phật tử đến chùa lễ Phật.
– Trong chùa còn có một giếng cổ nước không bao giờ cạn. Tương truyền, ai mà uống được nước lấy từ giếng sẽ khỏe mạnh và khỏi bách bệnh. Bởi vậy, nhiều Phật tử, du khách thập phương tới đây đều muốn được uống nước lấy từ giếng lên.
Phương tiện di chuyển
– Kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng cho người lần đầu đi đó là bạn có thể đi theo 2 cách, đó là xe riêng (ô tô, xe máy) hoặc ô tô khách:
– Nếu bạn đi bằng xe khách bạn có thể đi từ nhà ra các bến xe ở Hà Nội như bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm hoặc Lương Yên đều được. Tại đây bạn bắt các xe có tuyến Hà Nội – Quảng Ninh với giá vé dao động trong khoảng 90.000VND – 100.000VND/vé. Sau khi tới xe tới điểm dừng là TP.Uông Bí thì bạn bắt taxi (Khoảng 50.000VND) để đi vào khu du lịch chùa Ba Vàng.
– Nếu bạn muốn đi bằng xe máy thì đi từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn đi về hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – đi tới Bắc Ninh rồi đi theo Quốc Lộ 18 là đến nơi.
Thời điểm thích hợp đi du lịch chùa Ba Vàng
– Đi vào lúc khai hội chùa Ba Vàng diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch là thời điểm thích hợp nhất.
– Hoặc bạn có thể tới vào lúc Lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng được tổ chức vào ngày 9/9 âm lịch, là ngày tết cổ xưa của người Việt, gọi là tết Trùng Dương, ngày tết hoa cúc.
Tuy nhiên, dù là mùa nào thì chùa Ba Vàng cũng là điểm đến tâm linh phù hợp cho du khách.
Lịch trình tham quan chùa Ba Vàng
– Nếu đi theo tour du lịch chùa Ba Vàng trọn gói, hành trình của bạn sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn với lịch trình chi tiết, hướng dẫn viên có kinh nghiệm đi cùng từ A – Z.
– Nếu đi tự túc tới chùa Ba Vàng thì nên kết hợp du lịch chùa Ba Vàng với Yên Tử 2 ngày 1 đêm sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều. Bởi chùa Ba Vàng chỉ cách Yên Tử 10km, nên rất dễ dàng trong việc di chuyển (Có tuyến xe bus đi từ chùa Ba Vàng đến Yên Tử). Nếu du lịch kết hợp giữa 2 địa điểm, bạn nên đi chùa Ba Vàng trước rồi khi về sẽ quay lại Yên Tử sau.
Giá vé thắng cảnh
– Khi tới tham quan Chùa Ba Vàng du khách không phải mua vé vào mà được vào cửa tự do. Nhưng nếu bạn đi du lịch kết hợp – Chùa Ba Vàng và Yên Tử thì khi lên Yên Tử bạn sẽ phải đi cáp treo.
– Giá vé người lớn khứ hồi 2 tuyến là 280.000 đồng, khứ hồi 180.000 đồng và một chiều là 100.000 đồng.
– Đối với trẻ em, giá vé khứ hồi hai tuyến là 200.000 đồng, khứ hồi 120.000 đồng và một chiều là 80.000 đồng.
– Đối tượng được miễn vé bao gồm: Tăng ni, Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND/thẻ người cao tuổi), Thương binh (có thẻ thương binh) và Trẻ em cao dưới 1,2 m.