Chủ thể của vi phạm hành chính là gì? Ví dụ chủ thể vi phạm hành chính
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lí hành chính theo quy định của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính. Vậy, chủ thể của vi phạm hành chính sẽ phải chịu trách nhiệm gì ? Bài viết phân tích cụ thể:
Mục Lục
1. Vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật đặt ra những quy chuẩn để điều chỉnh những quan hệ xã hội trong đời sống xã hội. Người nào làm trái các quy định của pháp luật thì tuỳ vào mức độ mà bị xử lý cho phù hợp. Trong đó, việc vi phạm hành chính xảy ra thường xuyên nhất.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
2. Đặc điểm của vi phạm hành chính
Một là, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước
Hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện).
Theo đó, sẽ không có vi phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.
Hai là, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện
Lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất trong mặt chủ quan, thể hiện ý chí của người thực hiện. Lỗi trong vi phạm hành chính được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Trong đó:
– Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
– Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra.
Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm hành chính.
Ba là, vi phạm hành chính phải bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đặt ra khung pháp lý chung nhất cho việc xử lý vi phạm hành chính của chủ thể. Trong đó, Luật này đăt ra nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện pháp xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với các chủ thể vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính;…
Việc xử lý vi phạm hành chính còn được thể hiện trong các quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Quy định về chủ thể vi phạm hành chính trước đây
Theo Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, các đối tượng bị xử lí vi phạm hành chính bao gồm các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính và đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lí như đối với các công dân khác; trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích quốc phòng, an ninh thì người xử phạt không trực tiếp xử lí mà để nghị cơ quan, đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền xử lí theo điều lệnh kỉ luật. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc gia nhập có quy định khác. Công dân Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính.
4. Chủ thể vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính
Khi tổ chức hay cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, về nguyên tắc Nhà nước sẽ buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nhất định. Việc làm này nhằm khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị xâm phạm đồng thời giáo dục tổ chức, cá nhân vi phạm cũng như toàn thể cộng đồng ý thức tuân thủ pháp luật. Trong khoa học pháp lí, thuật ngữ “trách nhiệm pháp lí” của tổ chức, cá nhân thường được hiểu là hậu quả pháp lí bất chế về quyền, tài sản hoặc tự do. cần lưu ý rằng mặc dù trong một số trường hợp việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế hành chính cũng làm hạn chế quyền, tài sản hoặc tự do của đối tượng bị áp dụng, điều này không đồng nghĩa với việc những đối tượng đó đã bị truy cửu trách nhiệm hành chính. Chẳng hạn, việc cán bộ có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt hành chính không cổ nghĩa là các đối tượng bị áp dụng các biện pháp này đã bị truy cứu trách nhiệm hành chính. Một người chỉ bị truy cứu nhiệm hành chính khi có đầy đủ cơ sở để xác định rằng người đó đã thực hiện vi phạm hành chính và chế tài hành chính áp dụng đối với họ là nhằm vào mục đích phạt người vi phạm. Trong trường hợp nêu trên, chưa có đầy đủ căn cứ để kết luận đối tượng bị áp dụng đã vi phạm hành chính và việc áp dụng các biện pháp này đối với họ cũng không nhằm mục đích phạt.
Vi phạm hành chính chỉ là cơ sở chung để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Việc một tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có bị truy cứu ưách nhiệm hành chính ưên thực tế hay không còn phụ thuộc vào việc thực hiện nhiều quy định pháp luật khác có liên quan. Ví dụ, tổ chức, cá nhân đã thực hiện vi phạm hành chính nhưng vi phạm hành chính đó đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm hành chính cũng sẽ không đặt ra đối vói tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính ttong trường hợp này.
+ Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lí của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trước Nhà nước.
Tồ chức, cá nhân vi phạm hành chính đã xâm hại đến ttật tự quản lí hành chính nhà nước do Nhà nước thiết lập. Nhà nước buộc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả pháp lí bất lợi để bảo vệ trật tự quản lí hành chính nhà nước mà mình đã thiết lập ra. Do vậy, việc phải thực hiện biện.
Truy cứu trách nhiệm pháp lí nói chung và ttách nhiệm hành chính nói riêng đều tác động trực tiếp đến việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan. Vì vậy, khi tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính các chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định về thủ tục do pháp luật đặt ra. Nếu như việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dân sự đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về thủ tục tố tụng tư pháp thì thủ tục truy cứu ttách nhiệm hành chính đổi với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính do pháp luật hành chính quy định, về cơ bản, thủ tục này đòi hỏi người có thẩm quyền truy cứu ttách nhiệm hành chính phải thực hiện các công việc theo đúng trình tự về thời gian, không gian nhằm đảm bảo có đầy đủ các căn cứ cần thiết để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời ttong thời hạn pháp luật quy định.
5. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
– Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
+ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
+ Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
+ Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
+ Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
– Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
+ Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
+ Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
+ Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
+ Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)