Chủ quyền quốc gia là gì?

Chủ quyền quốc gia là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất đối với mỗi một quốc gia trên Thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những nội dung chủ yếu của chủ quyền quốc gia.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm giải đáp cho quý bạn đọc câu hỏi lớn: Chủ quyền quốc gia là gì?

>>>> Tham khảo bài viết: Quốc gia là gì?

Chủ quyền quốc gia là gì?

Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ đối với quốc gia, là thuộc tính chính trị – pháp lý không thể tách rời khỏi quốc gia. Chủ quyền quốc gia bao gồm nhiều nội dung, trong đó có các quyền cơ bản là quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc của quốc gia, quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại.

– Chủ quyền quốc gia gồm 02 nội dung: Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

– Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi vấn đề chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội của quốc gia phải do quốc gia đó quyết định, các quốc gia khác cũng như các tổ chức quốc tế không có quyền can thiệp, mọi tổ chức, cá nhân cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó phải tuân thủ pháp luật của quốc gia nêu trong Điều ước quốc gia đã ký kết không có quy định khác.

– Vùng đất quốc gia là phần mặt đất và lòng đất của đất liền, của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia; bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thủy, lãnh hải.

+ Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau nhưng các vùng đất đó điều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia hoặc cũng có thể chỉ bảo gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có vùng đất quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú – Hà Giang đến mũi Cà Mau, các đảo Phú Quốc, Cái Lân … và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam với bờ biển dài 3.260km. Từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn bao bọc.

Quyền chủ quyền quốc gia trên biển

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về chủ quyền quốc gia là gì? chúng tôi làm rõ về quyền chủ quyền quốc gia trên biển:

Thứ nhất: Nội thủy

– Các vùng nước nội thuỷ coi như lãnh thổ đất liền, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ. Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên dưới vùng nước nội thủy.

– Khi hoạt động trong nội thủy nếu tàu thuyền nước ngoài có sự vi phạm, quốc gia ven biển có quyền thực hiện quyền tài phán dân sự. Đối với tàu thuyền được hưởng quyền miễn trừ như tàu thuyền Nhà nước dùng vào mục đích phi thương mại và tàu thuyền quân sự nước ngoài vi phạm, quốc gia ven biển có quyền buộc tàu thuyền đó rời khỏi vùng nội thủy của mình và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang cờ trừng trị các vi phạm đó.

– Đối với các vi phạm hình sự và dân sự trên tàu thuyền nước ngoài, luật áp dụng là luật của quốc gia mà tàu mang cờ. Quốc gia ven biển chỉ can thiệp:

+ Nếu hành vi phạm tội do một người ngoài thủy thủ đoàn thực hiện.

+ Nếu thuyền trưởng yêu cầu chính quyền sở tại can thiệp.

+ Nếu hậu quả của nó ảnh hưởng tới an ninh trật tự của cảng.

>>>>>> Tham khảo bài viết: Vùng nội thủy là gì?

Thứ hai: Lãnh hải

– Quyền đi qua không gây hại:

+ Đi qua không gây hại được hiểu là việc đi qua nhưng không làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Danh sách các hoạt động không liên quan đến việc đi qua mà tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải không được tiến hành được liệt kê tại Điều 19 của Công ước năm 1982. Các quốc gia ven biển không được phép đặt điều kiện cho các tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình phải xin phép hoặc thông báo trước. Đi qua không gây hại tồn tại đồng thời với chủ quyền quốc gia trong lãnh hải những không làm mất đu chủ quyền đó.

+ Trong trường hợp có vi phạm, đe dọa hòa bình an ninh, trật tự của quốc gia ven biển, quốc gia này hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp tạm thời đình chỉ quyền đi qua không gây hại.

+ Pháp luật nước ta cũng cho phép tàu thuyền nước ngoài  khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam khả năng được dừng trú trong các trường hợp bất khả kháng hay các sự cố hàng hải ảnh hưởng đến an toàn hàng hải và tính mạng của hành khách.

>>>>> Tham khảo: Lãnh hải là gì?

– Quyền tài phán trong lãnh hải:

+ Các tàu quân sự và các tàu khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự và tài phán dân sự nhưng các quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm trước các vi phạm do chúng gây ra trong lãnh hải của quốc gia ven biển.

+ Quốc gia ven biển không được bắt tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại thay đổi hành trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một con người trên tàu đó nhưng quốc gia này lại có quyền áp dụng mọi biện pháp trừng phạt hay đảm bảo về mặt dân sự mà luật trong nước mình quy định đối với tàu nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đi  qua lãnh hải, sau khi rời khỏi nội thủy.

Như vậy, Chủ quyền quốc gia là gì? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, trong bài viết chúng tôi cũng đi sâu vào chủ quyền quốc gia trên biển.