Chủ nghĩa tiền tệ là gì? Các lý luận chính của Chủ nghĩa tiền tệ

Chủ nghĩa tiền tệ là hệ thống các học thuyết và lý luận kinh tế vĩ mô liên quan đến tiền tệ, một biến số kinh tế quan trọng. Những người theo chủ nghĩa tiền tệ không ủng hộ việc lạm dụng chính sách tiền tệ để ổn định chu kỳ kinh tế.

 

1. Chủ nghĩa tiền tệ là gì?

Chủ nghĩa tiền tệ là hệ thống các học thuyết và lý luận kinh tế vĩ mô liên quan đến tiền tệ, một biến số kinh tế quan trọng. Những người theo chủ nghĩa tiền tệ không ủng hộ việc lạm dụng chính sách tiền tệ để ổn định chu kỳ kinh tế. Họ đề nghị để tiền tệ trung lập hoặc chỉ nên giữ cho tốc độ tăng cung tiền chậm, ổn định và vừa đúng bằng tốc độ tăng sản lượng thực tế.

Một khái niệm khác:

Chủ nghĩa tiền tệ (monetarism) là một quan điểm phân tích có liên quan đến ảnh hưởng của tiền trong quá trình vận hành của nền kinh tế. Lý thuyết này nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ cân đối giữa khối lượng tiền tệ hiện có để thanh toán các khoản mua hàng hoá, dịch vụ và năng lực của nền kinh tế trong việc sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ.

Chủ nghĩa tiền tệ đưa ra cách lý giải lạm phát dựa vào nhận định cho rằng có sự gia tăng quá mức trong cung ứng tiền tệ. Các nhà tiền lệ lập luận rằng chính phủ nên chi tiêu nhiều hơn nguồn thu từ thuế, qua đó làm tăng nhu cầu tài trợ thâm hụt của khu vực công cộng, thì sự gia tăng cung ứng tiền tệ do nhu cầu đó gây ra sẽ làm tăng chỉ tiêu và tỷ lệ lạm phát. Dạng cực đoan của chủ nghĩa tiền tệ là lý thuyết số lượng về tiền tệ. Nó cho rằng nguyên nhân trực tiếp của lạm phát là việc tạo tiền quá mức, dẫn tới tình trạng có quá nhiều tiền đuổi theo số sản lượng quá ít. Như vậy, việc tạo tiền được coi là nguồn gốc của lạm phát do câu kéo.

Các nhà tiền tệ cho rằng lạm phát do chi phí đẩy không phải lý thuyết thực sự độc lập về lạm phát – mức chỉ tiêu tăng thêm phải được tài trợ bằng mức tăng cung ứng tiền tệ. Chẳng hạn, nếu ban đầu chúng ta có một mức cung ứng tiền tệ và sản lượng cố định với mức giá nhất đình. Bây giờ giả sử chi phí tăng do tiền lương cao hơn và điều này làm cho các nhà cung cấp tăng giá hàng hoá và dịch vụ. Các nhà tiền tệ cho rằng sự gia tăng giá cả không chuyên thành lạm phát – tức xu hướng gia tăng dai dẳng của giá cả – nếu cung ứng tiền tệ không tăng. Mức cung tiền cho trước sẽ mua được mức sản lượng thấp hơn VỚI mức giá cao hơn, qua đó làm cho nhu cầu thực tế giảm xuống. Nhưng khi hệ thống ngân hàng tăng cung ứng tiền tệ, người ta có thể mua được mức sản lượng như cũ với mức giá cao hơn. Nếu quá trình này tiếp diễn, lạm phát do chi phí đẩy sẽ xảy ra.

 

2. Bối cảnh hình thành Chủ nghĩa tiền tệ 

Có thể xem cái mốc hình thành chủ nghĩa tiền tệ là công trình của Milton Friedman công bố năm 1956 liên quan đến thuyết số lương tiền tệ. Trong tác phẩm này, Friedman cho rằng cung tiền mà vượt quá cầu tiền thì người ta sẽ tiêu số tiền dư thừa, khiến cho tổng cầu tăng lên. Điều này rõ ràng trái với lý luận của Keynes rằng tổng cầu không liên quan gì đến tiền tệ.

Tuy nhiên, phải đến giữa thập niên 1960, trường phái này mới trở nên được biết đến nhiều vì thách thức các học thuyết Keynes sau tác phẩm Lịch sử Tiền tệ Mỹ, 1867-1960 do Friedman viết chung với Schwartz trong đó các tác giả cho rằng nguyên nhân của cuộc Đại Khủng hoảng (1929-1933) là sự thu hẹp cung tiền quá mức trong lúc thị trường đói tín dụng chứ không phải là thiếu đầu tư (dẫn tới tổng cầu thiếu hụt so với tổng cung) như Keynes đã nghĩ. Các tác giả còn cho rằng nguyên nhân của hiện tượng lạm phát ở Mỹ là do cung tiền được mở rộng quá mức.

Năm 1968, Karl Bruner đã dùng cụm từ “monetarism – chủ nghĩa tiền tệ” để chỉ các chủ trương và lý luận của Friedman. Cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, các lý luận của chủ nghĩa tiền tệ bắt đầu được áp dụng vào chính sách kinh tế. Alan Greenspan và Ben Bernanke, lần lượt là các chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đều được xem là những người theo chủ nghĩa tiền tệ. 

 

3. Các lý luận chính của Chủ nghĩa tiền tệ 

Hàm cầu tiền của Friedman

Năm 1956, Friedman đã giới thiệu lý luận của mình về cầu tiền, theo đó lượng cầu về tiền của nền kinh tế phụ thuộc vào một vài biến số kinh tế lớn như các thu nhập thường xuyên, lãi suất dự tính của trái phiếu, chứng khoán, tỷ lệ lạm phát dự tính và lợi tức từ tiền. Friedman còn giả định rằng, người ta sẽ chuyển tài sản của mình từ dạng tiền sang hàng hóa nếu phát hiện tỷ lệ lạm phát dự tính tăng lên. Như vậy, chính là cung tiền tăng làm tăng tiêu dùng và do đó làm tăng tổng cầu, gây ra biến động kinh tế.

Thuyết số lượng tiền tệ

Irving Fisher là người đã đưa ra thuyết số lượng tiền tệ vào năm 1911 với “đẳng thức trao đổi” theo đó lượng cung tiền nhân với tốc độ lưu thông sẽ vừa đúng bằng sản lượng thực tế nhân với mức giá chung. Friedman đã diễn giải lại đẳng thức này ở dạng động học với những giả thiết mới gồm (1) sản lượng thực tế cố định vì ở mức toàn dụng nhân lực, (2) tốc độ lưu thông tiền tệ không thay đổi, (3) cung tiền là biến ngoại sinh vì ngân hàng trung ương là cơ quan quyết định nó. Kết quả là tốc độ tăng cung tiền sẽ bằng tỷ lệ lạm phát. Từ đó kết luận, chính là ngân hàng trung ương gây ra lạm phát khi tăng cung tiền. Lạm phát bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ.

Quan hệ giữa lạm phát và mất giá tiền tệ

Hễ người ta dự tính lạm phát sẽ cao, thì lãi suất trên thị trường mở sẽ được nâng lên khiến cho nội tệ mất giá so với các ngoại tệ ổn định.

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là khái niệm được Friedman giới thiệu vào năm 1968 nhằm mục đích bác bỏ Đường cong Phillips của trường phái tổng hợp. Không thể làm giảm được tỷ lệ thất nghiệp này bằng cách tăng tổng cầu bởi vì điều này chỉ đem lại hậu quả là lạm phát tăng tốc. Sau này, kinh tế học vĩ mô cổ điển mới phát triển khái niệm này thành tỷ lệ thất nghiệp không làm gia tốc lạm phát.

 

4. Định nghĩa về tiền tệ

Theo kinh tế học thì “Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế” . Theo định nghĩa này tiền tệ còn có thể gọi là tiền lưu thông.

Triết học Marx-Lenin, dựa theo nghiên cứu về lịch sử và bản chất tiền tệ của K.Marx, định nghĩa: “Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiển lao động xã hội và biểu hiển quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá” Có sự khác biệt về cách định nghĩa về tiền tệ bởi vì những nhà kinh tế học trước K.Marx giải thích tiền tệ dựa vào hình thái phát triển cao nhất của giá trị hàng hoá và cho rằng tiền tệ là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá; trong khi K.Marx nghiên cứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hoá để tìm ra nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.

 

5. Lịch sử tiền tệ

Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá vậy nên lịch sử của tiền tệ có thể được nghiên cứu dựa trên sự phát triển của các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hoá, cụ thể là thông qua bốn hình thái chính:

1) Hình thái giá trị giản đơn

Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá khi sự trao đổi vẫn mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác.

Hình thái giá trị này tồn tại vào thời kì sơ khai của loài người, khi xã hội đã bắt đầu có sự phân hoá về lao động cũng như hình thành nên các hình thức xã hội đầu tiên. Do sự gia tăng sản xuất dẫn đến dư thừa hàng hoá, là điều kiện mở đầu cho sự trao đổi trực tiếp giữa các cá thể trong xã hội. Ở hình thái giá trị này thì tỷ lệ trao đổi là không cố định và bị phụ thuộc bởi nhu cầu và mong muốn trao đổi của người thực hiện trao đổi.

K.Marx chỉ rõ: “Bí mật của mọi hình thái giá trị đều nằm ở trong hình thái đơn giản đó”. Bản thân hình thái giá trị này bao gồm hình thái tương đối và hình thái ngang giá. Hai hình thái này là hai mặt liên quan, không thể tách rời nhau nhưng cũng là hai cực đối lập của một phương trình giá trị.
Vào thời gian sau, cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất, ngày càng có nhiều mặt hàng tham gia vào trao đổi, đòi hỏi giá trị một hàng hoá phải được biểu hiện ở nhiều hàng hoá khác cho nó. Do đó, hình thái giá trị giản đơn tự nó chuyển sang hính thái mới của giá trị.

2) Hình thái giá trị đầy đủ

Thời kì tiếp sau sự phân công xã hội lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, lượng hàng hoá tăng dẫn đến sự trao đổi thường xuyên hơn. Một hàng hoá này có thể quan hệ với nhiều hàng hoá khác, tương ứng với giai đoạn này là hình thái giá trị đầy đủ, thực chất chỉ là sự mở rộng của hình thái giá trị giản đơn bởi trên thực tế vẫn chỉ là sự trao đổi trực tiếp với tỉ lệ trao đổi không cố định.

Sự phức tạp trong trao đổi khi số lượng hàng hoá trở nên nhiều và đa dạng hơn đã manh nha hình thành một hình thái giá trị chung có khả năng làm thước đo giá trị trao đổi giữa các hàng hoá. Đó là tiền than cho sự ra đời của “tiền”.

 

6. Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị

– Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.

–   Yêu cầu của quy luật giá trị:

+ Thứ nhất, theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và lao động sống) nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa

+ Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết, chứ không phải bất kỳ chi phí cá biệt nào) và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng.

–     Sự tác động, hay biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị.

Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung – cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó hình là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.

 

7. Tác động của quy luật giá trị

–   Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác lộng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung – cầu.

*     Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có lãi, bán chạy. Giá cả cao hơn giá trị sẽ kích thích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá tăng.

*     Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. Thực tế đó, tự người sản xuất ra quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất; ngược lại, giá giảm sẽ kích thích tăng cầu, tự nó là nhân tố làm cho cung tăng.

*    Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị. Bề mặt nền kinh tế người ta thường gọi là “bão hòa”.

Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng thường xuyên biến động liên tục.

Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn đến sự di chuyển sức lao động và tư liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau. Đây là vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.

+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua diễn biến giá cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.

Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.

–  Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh, và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

–  Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo.

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.