Chu kỳ sống của sản phẩm: Chiến lược marketing hiệu quả cho từng chu kỳ – GoSELL

Bài học

Chu kỳ sống của sản phẩm: Chiến lược marketing hiệu quả cho từng chu kỳ

17 May, 2023

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị thì việc hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là điều gần như bắt buộc. Vậy chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Và làm thế nào để thực hiện các chiến lược Marketing sản phẩm hiệu quả cho từng thời kỳ? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Chu kỳ sống của sản phẩm: Chiến lược marketing hiệu quả cho từng chu kỳ

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Chu kỳ sống của sản phẩm (hay còn gọi là vòng đời sản phẩm) là khoảng thời gian kể từ khi sản phẩm lần đầu tiên được giới thiệu đến người tiêu dùng cho đến khi sản phẩm đó biến mất hoàn toàn trên thị trường. Vòng đời của sản phẩm thường được chia thành bốn giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái.

Không chỉ thế, chu kỳ sống của sản phẩm còn biểu thị chỉ số tương tác giữa khách hàng và sản phẩm trong từng khoảng thời gian cụ thể tính từ lúc chính thức đưa lên kệ (số lượng tiếp cận, số lượng tiêu thụ, tỷ lệ cạnh tranh….).

Chu kỳ sống của sản phẩm được các nhà tiếp thị sử dụng để xác định thời gian thực hiện các chiến lược quảng cáo, định giá, mở rộng sang thị trường sản phẩm mới, thiết kế lại bao bì,.. Những phương pháp chiến lược hỗ trợ sản phẩm này được gọi là quản lý vòng đời sản phẩm.

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Tham khảo thêm: Chiến lược sản phẩm là gì? Cách xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp

Nguyên lý hoạt động chu kỳ sống của sản phẩm 

Như đã đề cập ở trên, có bốn giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm – giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Nhưng trước khi thực hiện giai đoạn này, một sản phẩm cần phải trải qua quá trình thiết kế, nghiên cứu và phát triển. Chỉ khi nào sản phẩm được đánh giá là có khả năng sinh lợi và đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu thì nó mới được sản xuất, quảng bá và đưa ra thị trường. Đó là thời điểm mà chu kỳ sống của sản phẩm bắt đầu.

Các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm quyết định cách tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng. Việc giới thiệu thành công một sản phẩm ra thị trường sẽ làm tăng nhu cầu và mức độ phổ biến, đồng thời đẩy các sản phẩm cũ ra khỏi thị trường đó. 

Nguyên lý hoạt động chu kỳ sống của sản phẩm 

Tầm quan trọng của chu kỳ sống sản phẩm

Có rất nhiều lợi ích đối với việc quản lý vòng đời sản phẩm có thể kể đến như: 

  • Đưa ra quyết định sáng suốt cho các kế hoạch bán hàng, tiếp thị dựa trên giai đoạn vòng đời.

  • Tăng tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư (ROI) khi ra mắt sản phẩm.

  • Chủ động điều chỉnh thông điệp tiếp thị để duy trì kết nối với các đối tượng mục tiêu. 

  • Duy trì và cải thiện sự hấp dẫn của sản phẩm và lòng trung thành của khách hàng.

  • Tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Những doanh nghiệp không có một quy trình quản lý vòng đời sản phẩm hiệu quả sẽ gặp phải những khó khăn như: 

  • Sản phẩm sớm bước vào giai đoạn suy thoái và không còn đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 

  • Đối mặt với bài toán dư thừa hàng tồn kho.

  • Gia tăng chi phí cho việc nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới.

  • Ảnh hưởng xấu đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

4 giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm và các chiến lược Marketing tương ứng

Giới thiệu và chính thức đưa sản phẩm ra thị trường

Khi một sản phẩm lần đầu tiên ra mắt, doanh số bán hàng thường sẽ thấp và tăng trưởng chậm do sản phẩm còn mới và đang trong quá trình thử nghiệm. Giai đoạn này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực để triển khai những chiến lược tiếp thị vì khách hàng có thể không muốn mua hay trải nghiệm thử sản phẩm của bạn. 

Mục tiêu quan trọng nhất trong giai đoạn giới thiệu là đạt được sự công nhận rộng rãi và kích thích người tiêu dùng thử sản phẩm. Các nỗ lực tiếp thị nên nhắm mục tiêu vào đối tượng khách hàng yêu thích những trải nghiệm độc đáo, mới lạ  – những người có nhiều khả năng mua một sản phẩm mới nhất.

Tại giai đoạn này, bạn có thể thực hiện 2 chiến lược sau đây:

  • Giá hớt váng: Tính giá ban đầu cao và giảm dần (hớt váng) giá khi thị trường phát triển.

  • Thâm nhập giá: Thiết lập một mức giá thấp để nhanh chóng gia nhập thị trường và chiếm thị phần, trước khi tăng giá so với mức tăng trưởng của thị trường.

Tham khảo thêm: Bí quyết nghiên cứu thị trường cho ý tưởng sản phẩm của bạn

Tăng trưởng thị trường

Nếu sản phẩm tiếp tục phát triển mạnh và đáp ứng được nhu cầu thị trường thì nó đã sẵn sàng để bước vào giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ sống. Trong giai đoạn tăng trưởng, doanh thu bán hàng thường tăng theo cấp số nhân. Điều này cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, thúc đẩy sự gia tăng sản xuất và sản phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi hơn. 

Cạnh tranh trong giai đoạn tăng trưởng thường rất khốc liệt, do các đối thủ của bạn có thể tham gia vào thị trường với những phiên bản sản phẩm tương tự đi kèm một số cải tiến khác. Tại giai đoạn này, doanh nghiệp nên cân nhắc cắt giảm bớt chi phí quảng cáo để tập trung vào chiến lược bán hàng như sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm các đại lý phân phối sản phẩm,…

Tăng trưởng thị trường

Đạt đỉnh và bão hoà thị trường

Tại thời điểm này, sản phẩm đã đạt được vị trí nhất định trên thị trường. Do đó, chi phí sản xuất và tiếp thị sản phẩm sẽ giảm xuống, đồng thời thị trường tiến vào giai đoạn bão hòa. 

Trong giai đoạn bão hòa, các nhà bán lẻ sẽ không tìm cách quảng bá sản phẩm của bạn như họ có thể làm ở giai đoạn 1. Mà thay vào đó, họ sẽ trở thành người dự trữ hàng hóa và tiếp nhận đơn đặt hàng. Khi đó, giá cả và sự khác biệt của sản phẩm càng trở nên quan trọng hơn để duy trì thị phần. 

Một số chiến lược bạn có thể thực hiện trong giai đoạn này bao gồm: 

  • nhận diện thương hiệu và duy trì lòng trung thành của khách hàng. 

    Củng cố độvà duy trì lòng trung thành của khách hàng.

  • Làm nổi bật những điểm khác biệt giữa sản phẩm của bạn với các lựa chọn thay thế trên thị trường.

  • Đẩy mạnh dịch vụ khách hàng, gia tăng chương trình khuyến mãi, hậu mãi nhằm kích cầu tiêu dùng.

  • Thay đổi và cải tiến sản phẩm (chất lượng, tính năng, mẫu mã,…).

Thị trường suy thoái

Trong giai đoạn suy thoái, các chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, lượng khách hàng mới, tỉ lệ quay lại của khách hàng cũ,… sẽ sụt giảm một cách rõ rệt. Điều này chủ yếu là do sự gia nhập thị trường của các sản phẩm thay thế đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn sản phẩm hiện tại. 

Một số chiến lược có thể được sử dụng trong giai đoạn suy thoái là: 

  • Giảm các nỗ lực tiếp thị và cố gắng tối đa hóa tuổi thọ của sản phẩm càng lâu càng tốt.

  • Thu hẹp và dần loại bỏ các kênh phân phối để giảm thiểu các chi phí duy trì.

  • Mở ra nhiều đợt khuyến mãi đại hạ giá, thu hồi,… với mục đích thanh lý toàn bộ sản phẩm.

  • Nghiên cứu và lên kế hoạch cho việc phát triển sản phẩm mới. 

GoSELL – Nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp quản lý sản phẩm hiệu quả

Muốn quản lý chu kỳ sống của sản phẩm hiệu quả thì bạn cần áp dụng một quy trình quản lý sản phẩm tiên tiến để luôn có thể cập nhật kịp thời tình trạng sản phẩm tại mỗi thời kỳ, đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như đưa ra các chiến lược bán hàng và Marketing phù hợp. Và một trong những công cụ có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này, đó là tính năng quản lý sản phẩm đến từ nền tảng GoSELL. 

GoSELL - Nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp quản lý sản phẩm hiệu quả

Hãy cùng tham khảo ưu điểm tính năng Quản lý sản phẩm GoSELL mang lại

  • Thao tác đơn giản: Đăng tải hình ảnh, mô tả và những thông tin liên quan đến sản phẩm dễ dàng.

  • Đồng bộ sản phẩm đa kênh: Đồng bộ hóa sản phẩm từ tất cả các kênh từ website, App bán hàng, điểm bán đến các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, GoMUA trên trang quản trị GoSELL duy nhất.

  • Nhập / Xuất sản phẩm: Người bán dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh của cửa hàng thông qua các số liệu về doanh thu, số lượng hàng đã bán, giá trị đơn hàng…

  • Tạo bộ sưu tập sản phẩm: Tạo bộ sưu phẩm thủ công hay tự động, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm theo đặc tính sản phẩm. Bạn cũng có thể tùy chỉnh thứ tự ưu tiên của sản phẩm đối với các mặt hàng đang chạy Flash Sale hay khuyến mãi.

  • Quản lý bằng mã vạch, số seri, số IMEI, SKU: Bạn có thể dễ dàng quản lý và tra cứu các thông tin như số lượng tồn kho, giá bán, chi nhánh còn hàng… một cách dễ dàng, giúp tối ưu thời gian.

  • Tùy chỉnh hiển thị hoặc ẩn sản phẩm trên nhiều kênh bán hàng: Giúp người bán có thể chủ động điều hướng và đẩy mạnh các mặt hàng mình muốn bán. 

  • Ẩn giá bán theo từng sản phẩm: Tùy chỉnh ẩn giá trên cả 2 nền tảng là website và app nhằm phục vụ cho các chiến lược bán hàng riêng của doanh nghiệp.

  • Ẩn / Hiện hàng tồn trên

    website bán hàng

    : Người bán có thể thực hiện thao tác này nhằm thúc đẩy khách hàng nhanh chóng hoàn thành đơn để tránh tình trạng hết hàng.

Kết luận

Hiểu được cách mà chu kỳ sống của sản phẩm hoạt động cho phép các doanh nghiệp xem xét một sản phẩm trong mối quan hệ với nhu cầu thị trường, cạnh tranh, chi phí và lợi nhuận nhằm để duy trì tuổi thọ của sản phẩm đó trên thị trường hoặc thay thế bằng một sản phẩm mới. Hy vọng những kiến thức trong bài viết trên, GoSELL sẽ hỗ trợ bạn quản lý chu kỳ sống của sản phẩm hiệu quả và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp mình đã đề ra.