Chu kỳ sống của sản phẩm

Kinh nghiệm làm việc

29-04-2020

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xác định chu kỳ sống của sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này giúp nhà quản trị đề ra các chiến lược Marketing phù hợp giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Cùng Sieunhanh.com tham khảo qua chu kỳ sống của sản phẩm nhé

chu-ky-song-cua-san-pham-1

Khái niệm chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm (thường được viết tắt là PLC) là thuật ngữ chỉ quá trình biến đổi doanh số và lợi nhuận của một sản phẩm từ khi nó được tung ra thị trường cho đến khi nó được rút khỏi thị trường

Chu kỳ sống của sản phẩm

Giai đoạn giới thiệu sản phẩm ra thị trường

Giai đoạn này bắt đầu khi 1 sản phẩm mới được bán trên thị trường, sản phẩm còn nhỏ và yếu, ít bị cạnh tranh nhưng chi phí sản xuất Marketing cao, chưa đủ uy tín để thuyết phục khách hàng.

Mục tiêu giai đoạn này là làm cho thị trường chấp nhận sản phẩm với thời gian và chi phí nhỏ nhất có thể. Đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, hoàn thiện dần sản phẩm, định giá rẻ để phủ sóng thị trường.

Giai đoạn này có thể áp dụng 4 chiến lược giới thiệu sản phẩm sau:

  • Chiến lược hớt váng sữa nhanh : Đưa ra giá bán cao và xúc tiến mạnh nhắm thuyết phục thị trường về lợi ích sản phẩm.
  • Chiến lược hớt váng sữa từ từ : Đưa sản phẩm ra bán ngay từ đầu với mức giá cao nhưng hoạt động xúc tiến yếu. Giá cao và chi phí Marketing thấp sẽ đem lại lợi nhuận cao ngay từ đầu.
  • Chiến lược thâm nhập nhanh : Đưa sản phẩm ra bán với mức giá thấp nhưng vẫn đầu tư cho các hoạt động xúc tiến. Chiến lước này giúp doanh nghiệp chiếm được thị trường trong thời gian ngắn.
  • Chiến lược thâm nhập từ từ : Đưa sản phẩm ra bán trên thị trường với mức giá thấp và hoạt động xúc tiến thấp. Giá thấp và xúc tiến thấp sẽ đảm bảo mức lãi cho doanh nghiệp trong thời gian giưới thiệu sản phẩm.

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Quận Tân Phú, TP.HCM

Giai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn này bắt đầu khi thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới và lợi nhuận được tăng lên, xuất hiện các đối thủ cạnh tranh.

Mục tiêu của doanh nghiệp trong giai đoạn này là nhanh chóng mở rộng thị phần để chiếm vị trí dẫn đầu, đẩy mạnh quảng cáo. Vì vậy cần thực hiện các chiến lược và phương thức duy trì :

  • Cải tiến đặc tính và chất lượng sản phẩm.
  • Tấn công các đoạn thị trường mới
  • Phát triển các kênh phân phối mới
  • Điều chỉnh giá bán

chu-ky-song-cua-san-pham-2

Giai đoạn bão hoà

Đây là giai đoạn mà lượng bán không tăng nữa, chi phí giảm, mức độ cạnh tranh trở lên khốc liệt, lợi nhuận không giữ được tỉ lệ như mong muốn so với lượng bán.

Lúc này người bán có thể “Tái Marketing” : Giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm, chọn lọc kênh phân phối, tăng cường quảng cáo, chiết khấu cho các kênh phân phối…

Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược Marketing chủ yếu sau đây:

  • Thay đổi thị trường
  • Thay đổi sản phẩm
  • Thay đổi Marketing hỗn hợp

Giai đoạn suy thoái

Giai đoạn suy thoái xuất hiện khi lượng bán giảm sút, hàng hoá ứ đọng trong các kênh phân phối, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ và rút khỏi thị trường.

Nguyên nhân là do: Xuất hiện sản phẩm mới, thay đổi sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng… Nhiệm vụ của các nhà Marketing là phải xác định những sản phẩm đang trong giai đoạn giảm sút.

Chiến lược Marketing có thể áp dụng trong giai đoạn này là:

  • Chuyển hướng khai thác thị trường
  • Duy trì mức đầu tư hiện tại khi vẫn còn khách hàng trung thành
  • Rút khỏi thị trường không còn hiệu quả
  • Thu hoạch để nhanh chóng thu hồi vốn.

chu-ky-song-cua-san-pham-3

Xem thêm thông tin việc làm tại Quận 9, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com có thể thấy chu kỳ sống của sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp. Các nhà quản trị hãy trang bị cho mình những kiến thức về vòng đời sản phẩm để đưa ra những phương án kịp thời và đúng đắn cho sản phẩm của mình.