Chu kỳ sống của sản phẩm – Cách xây dựng chiến lược marketing phù hợp
Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Làm sao để xây dựng chiến lược marketing phù hợp vớp từng chu kỳ sống của sản phẩm? Đây ắt hẳn là những câu hỏi không của chỉ riêng ai. Mỗi sản phẩm hay dịch vụ bạn bắt gặp, sử dụng hay do chính mình sản xuất ra đều sẽ tồn tại và phát triển theo một chu kỳ sống nhất định.
Bản thân người kinh doanh, nếu hiểu rõ từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm sẽ đưa ra được những quyết định sáng suốt đúng lúc. Nhờ vậy mà không bị bỏ nỡ các cơ hội giúp bứt phá về mặt doanh thu cũng như các giá trị lợi ích to lớn khác. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài biết ngày hôm nay, để có thể áp dụng một cách dễ dàng vào trong thực tế công việc của mình nhé.
Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
Là thuật ngữ được đề cập đến rất nhiều trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Trong khi đó, đây lại một vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như phát triển của sản phẩm. Chu kỳ sống của sản phẩm – Product Life Cycle hay còn được viết tắt là PLC được sử dụng để nói về trạng thái vận động trong quá trình phát triển của một sản phẩm nhất định trên thị trường. Quá trình này sẽ bắt đầu kể từ khi sản phẩm xuất hiện cho đến khi nó bị “loại khỏi cuộc chơi” tức là không thể bán được nữa.
Đồng thời, đây cũng chính là quá trình biến đổi về các chỉ số doanh thu, lợi nhuận và chi phí theo thời gian phát triển của sản phẩm. Trong suốt thời gian “sống” của sản phẩm, nhu cầu thị trường hay các điều kiệm kinh doanh kèm theo đều sẽ có sự thay đổi nhất định. Nó sẽ không giữ nguyên một giá trị từ đầu cho đến cuối, tất nhiên thời gian trong từng giai đoạn ngắn hay dài cũng phụ thuộc vào từng đặc tính của sản phẩm hay dịch vụ. Mặt khác, với những chiến lược kinh doanh sáng suốt nhiều đơn vị còn biết cách chuyển hướng để khai thác tốt nhất các giá trị trong từng giai đoạn phát triển của sản phẩm.
Ngoài ra, thông qua điều đó còn thể hiện cho các chỉ số tương tác giữa sản phẩm và khách hàng trong từng giai đoạn bao gồm số lượng tiếp cận, tỷ lệ cạnh tranh, số lượng tiêu thụ,… Vì vậy, các thông tin khai thác từ chu kỳ sản phẩm vô cũng hữu ích, ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác nhau trong kinh doanh. Nên đây là lý do phần lớn các doanh nghiệp đều tập trung vào việc nghiên cứu, dự đoán chy kỳ sống của sản phẩm để đưa ra các chiến lược kinh doanh, tiếp thị hiệu quả nhất.
Đặc điểm về chu kỳ sống của sản phẩm
Thông qua chu kỳ sống của sản phẩm các bạn sẽ có một bản thông tin được mô tả vô cùng sinh động các giai đoạn “lịch sử” của sự biến động, thay đổi. Tuy nhiên, để hiểu đúng cũng như có thể khai thác được các thông tin giá trị từ chu kỳ sống của sản phẩm, bên cạnh khái niệm các bạn còn phải tìm hiểu về các đặc điểm của nó. Đặc điểm về chu kỳ sống của sản phẩm sẽ là những điều quyết định đến các giá trị hiện hữu song hành. Sự dài ngắn, những biến động trong các giai đoạn phát triển của từng sản phẩm, dịch vụ có thể khác nhau nhưng những điều này là không thay đổi.
Sau đây sẽ là các đặc điểm về chu kỳ sống của sản phẩm, từng người kinh doanh đều cần phải ghi nhớ và nắm bắt để đưa ra những chiến lược, quyết định kịp thời.
1. Tất cả mọi sản phẩm, dịch vụ đều có thời gian tồn tại và phát triển hữu hạn trên thị trường.
2. Trong từng giai đoạn phát triển các chỉ số liên quan đều sẽ có sự thay đổi nhất định như số lượng tiêu thụ, điều kiện kinh doanh,… Từ đó mang đến những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn, thử thách cho các doanh nghiệp.
3. Mức độ lợi nhuận mà sản phẩm mang lại cho người bán sẽ có sự chênh lệnh nhất định trong từng giai đoạn phát triển.
4. Do sự khác nhau, nên trong từng giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đưa ra các chiến lược bán hàng, tiếp thị sao cho tối ưu nhất.
Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm những giai đoạn nào?
Nếu đứng trên góc độ của người tiêu dùng, số đông đều cho rằng chu kỳ sống của sản phẩm chỉ có 3 giai đoạn là ra mắt – phủ sóng – biến. Nhưng góc nhìn của người tiêu dùng và người kinh doanh thì bao giờ cũng sẽ khác nhau, ngay cả trong vấn đề này cũng vậy. Theo các quan điểm kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm sẽ bao gồm 4 giai đoạn khác nhau. Độ dài ngắn hay đúng hơn là thời gian của mỗi giai đoạn sẽ không có một ấn định cụ thể nào.
Bởi thời gian của mỗi giai đoạn phát triển dài hay ngắn còn phải phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của sản phẩm cũng như các chiến lược, chính sách mà các doanh nghiệp áp dụng. Về tổng quan chung, các sản phẩm sẽ có 4 giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của mình như sau:
• Giai đoạn 1 – Market Development: Ra mắt/ giới thiệu và chính thức đưa sản phẩm lên kệ.
• Giai đoạn 2 – Market Growth: Sản phẩm được phủ sóng và tăng trưởng nhanh chóng.
• Giai đoạn 3 – Market Maturity: Sự tăng trưởng của sản phẩm đạt đỉnh vào bước vào bão hòa.
• Giai đoạn 4 – Market Decline: Sản phẩm suy thoái.
Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm
Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về khá niệm chu kỳ sống của sản phẩm, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các ví dụ giúp cụ thể hóa hơn. Thực chất, sản phẩm cũng giống như con người, đều sẽ trải qua các giai đoạn tồn tại và phát triển khác nhau theo trình tự về mặt thời gian. Và đây là điều không ai có thể thay đổi, tuy nhiên nếu hiểu rõ về điều này thì bạn hoàn toàn có thể tạo ra được những giá trị lợi ích cho hoạt động kinh doanh của mình.
Như các bạn cũng biết, mọi sản phẩm hay dịch vụ dù có tốt đến đâu, nhu cầu cực lớn nhưng cũng sẽ phát triển theo một vòng chu kỳ với từng giai đoạn không khác biệt. Vì vậy, để khách quan nhất chúng tôi sẽ lấy ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Coca Cola. Với sự nổi tiếng của mình, các sản phẩm của Coca Cola luôn được đón nhận ở nhiều thị trường khác nhau và trong đó có cả Việt Nam chúng ta. Nhưng sản phẩm này cũng không nằm ngoài quy luật phát triển “tự nhiên” của mình với sự thay đổi ở từng giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn giới thiệu: Năm 1853, Coca Cola được cho ra mắt nhưng lại với mác của một loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị. Tất nhiên, trong giai đoạn này vì được giới thiệu là một loại thuốc nên mức độ “phủ sóng” của nó bị hạn chế rất nhiều. Tuy nhiên, sau đó do một sự nhầm lẫn trong quá trình pha chế Coca Cola đã thay đổi hoàn toàn cục diện và lấn sân vào thị trường nước giải khát.
2. Giai đoạn phát triển: Sau sự chuyển hướng mới, sản phẩm Coca Cola đã bước vào giai đoạn phát triển một cách nhanh chóng, đồng thời bắt đầu vào năm 1919 hãng đã mở rộng thị trường của mình ra nhiều nước khác nhau như Pháp, Châu Âu, Úc,…
3. Giai đoạn bão hòa: Theo thời gian, hãng đã hoàn thiện được hệ thống phân phối sản phẩm của mình trên toàn thế giới. Năm 1960, Coca Cola đã tăng được X2 số lượng nhà máy sản xuất, đặc biệt hãng đã nắm giữ được 60% thị phần nước giải khát toàn cầu.
4. Giai đoạn suy thoái: Bước vào giai đoạn này, Coca Cola đã bắt đầu sự đổi mới đồng loạt từ sản phẩm, phương pháp quản lý hay các kênh phân phối. Rất nhiều giá trị mới được phát triển, khách hàng cũng nhận được nhiều lợi ích hơn. Nhờ vậy, dù bước vào giai đoạn suy thoái từ lâu nhưng Coca Coca vẫn giữ vững được “phong độ” của mình. Hơn 100 năm xây dựng và phát triển sản phẩm này vẫn chưa bước đến điểm cuối cùng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các ví dụ khác như ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Vinamilk, ví dụ về chu sống sống của sản phẩm Iphone hay chu kỳ sống của sản phẩm kem đánh răng PS để hiểu rõ hơn.
Cách xây dựng chiến lược marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm
Sự tồn tại và phát triển của sản phẩm sẽ được diễn theo một chu kỳ nhất định, đó là điều mà không một ai có thể can thiệp vào để thay đổi đi theo một hướng khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động tạo ra các nhân tố để tác động vào từng giai đoạn theo mục đích của mình. Tất nhiên, điều này còn phải phụ thuộc dựa trên đặc điểm của từng giai đoạn để đưa ra các quyết định phù hợp. Đặc biệt, trong đó phải đề cập đến các chiến lược tiếp thị – vũ khí giúp doanh nghiệp tối ưu về mặt doanh thu, nâng cao giá trị sản phẩm cũng như thương hiệu.
Chiến lược marketing trong giai đoạn triển khai sản phẩm
Ở thời điểm bạn vừa tung sản phẩm ra thị trường thì chắc chắn sẽ không có nhiều người biến đến sự tồn tại của nó. Nên điều quan trọng lúc này, chính là làm sao để sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến càng tốt. Bạn cần phải tăng giá trị nhận diện cho sản phẩm, khiến người tiêu dùng có ý thức về sự xuất hiện của nó. Thông thường, trong giai đoạn này các hãng thường sự dụng 1 trong 4 chiến lược marketing như sau:
1. Mức giá cao + tiến hành các hoạt động quảng bá rầm rộ với các thông điệp xứng tầng giá thành, để tạo lòng tin cho khách hàng.
2. Mức giá cao + quảng cáo theo hướng viral, từng bước, từng bước tiếp cận khách hàng mục tiêu.
3. Mức giá thấp + đẩy mạnh vào các hoạt động tiếp thị sôi động để hướng đến mục tiêu thâm nhập thị trường nhanh chóng.
4. Mức giá thấp + không “đổ”quá nhiều tiền vào hoạt động quảng cáo, truyền thông mà tiến hành thâm nhập, tiếp cận khách hàng một cách chậm rãi và tự nhiên.
Chiến lược marketing trong giai đoạn sản phẩm tăng trưởng
Đây có thể nói là giai đoạn tăng tốc cho sự phát triển của sản phẩm, lúc này mục tiêu đã có sự thay đổi rất nhiều. Vì vậy, chiến lược tiếp thị trong giai đoạn sản phẩm tăng trưởng cần phải đạt nhiều sự đột phá hơn. Ở giai đoạn này, khách hàng đã biến đến sản phẩm của bạn nhiều hơn, lợi nhuận tăng trưởng và chi phí khách hàng được giảm xuống. Trong chiến lược marketing lúc này đối với từng khía cạnh sẽ cần phải tập trung vào những điều như sau:
1. Đối với sản phẩm: Cải thiện chất lượng, ra mắt các sản phẩm, phiên bản mới.
2. Đối với giá thành: Tiến hành định giá theo sản phẩm HOT hoặc chi phí sản xuất.
3. Đối với phân phối: Mở rộng hệ thống kênh phân phối, tìm kiếm các kênh phân phối tốt nhất.
4. Đối với hoạt động xúc tiến hỗn hợp: Giảm bớt các chi phí quảng cáo, sử dụng đến các công cụ, kênh truyền thông có tính hiệu quả cao, tối ưu trong việc tiếp cận cũng như xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Chiến lược marketing trong giai đoạn sản phẩm bão hòa
Bước sang giai đoạn bão hòa, sự tăng trưởng của sản phẩm vẫn cao nhưng mức độ sẽ dần chậm lại. Lợi nhuận lúc này cũng ở mức cao, doanh số chạm trần nhưng tăng trưởng lại thấp. Đây là đặc điểm nổi bật mà các chủ doanh nghiệp, người bán hàng cần phải nắm rõ. Bởi những điều này sẽ quyết định rất nhiều đến việc bạn xây dựng chiến lược marketing như thế nào cho thực sự hiện quả.
Lúc này, mục tiêu chung trong chiến lược là củng cố thương hiệu, nhắm chủ yếu vào các nhóm khách hàng trung thành. Trong chiến lược tiếp thị ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải giúp khách hàng thấy rõ sự khác biệt sản phẩm của mình so với các bên khác. Ngoài ra, bạn nên đẩy mạnh vào các hoạt động chăm sóc khách hàng cũng như các chương trình khuyến mại để kích cầu mua sắm.
Chiến lược marketing trong giai đoạn sản phẩm suy thoái
Bước vào giai đoạn sản phẩm suy thoái, cũng là lúc các doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Nếu bạn kéo dài được giai đoạn này thì sản phẩm sẽ tồn tại được lâu hơn trên thị trường mà không bị đào thải ngay lập tức. Các bạn có thể thấy rất nhiều sản phẩm đã bước vào giai đoạn suy thoát cách đây cả chục và thậm chí còn lâu hơn thế nhưng đến nay vẫn phát triển vững mạnh. Coca Cola là một ví dụ điển hình cho vấn đề này và đương nhiên điều này còn nhờ vào những chiến lược marketing đầy sáng suốt của họ.
Trong giai đoạn này, doanh thu, lượng khách hàng mới,… sẽ sụt giảm một cách nghiêm trọng. Lúc này, doanh nghiệp có thể mở ra nhiều đợi khuyến mại hơn để giải quyết số lượng hàng hóa bị ứ đọng. Mục đích tổng thể của chiến lược marketing lúc này sẽ là rút sản phẩm ra khỏi thị trường dần. Tăng cường các công cụ sales promotions để thúc đẩy quá trình thanh lý, giải quyết tồn kho. Quan trọng hơn, doanh nghiệp cần tính toán số lượng sản xuất sản phẩm bao nhiêu là đủ.
Những lưu ý khi sử dụng chu kỳ sống của sản phẩm
Việc nghiên cứu, dự đoán chu kỳ sống của sản phẩm được đông đảo các doanh nghiệp tiến hàng nhằm đưa ra các chiến lược, định hướng kinh doanh tốt nhất. Tuy nhiên, nếu sử dụng chu kỳ sống của sản phẩm sai cách sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu cuối cùng. Trên thực tế, không phải đơn vị nào cũng biết cách sử dụng và sử dụng hiệu quả chủ kỳ sống của sản phẩm. Thậm chí, họ cũng không biết cách vận dụng chúng trong quá trình xây dựng và triển khai các chiến lược marketing hay bán hàng của mình.
Vì vậy, khi áp dụng chu kỳ sống của sản phẩm vào quá trình xây dựng các chiến lược kinh doanh, tiếp thị hay bất kỳ một mục đích nào khác các doanh nghiệp đều cần phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Đội ngũ thực hiện cần phải là người có nhiều kinh nghiệm thực chiến và đồng thời phải có sự dẫn dắt trực tiếp từ ban lãnh đạo. Cùng với đó, trong suốt quá trình này cần phải lưu ý đến một số điều quan trọng này.
Thứ nhất: Doanh nghiệp sẽ tạo nên rất nhiều tác động đến chu kỳ sống của sản phẩm, điển hình một doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường thì khi ra mắt sản phẩm mới giai đoạn một sẽ nhanh chóng thành công và rút ngắn được thời gian thực hiện.
Thứ hai: Hãy nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm kỹ lưỡng, càng chi tiết, càng cụ thể bao nhiêu càng tốt. Nếu không nghiên cữu chuyên sâu rất khó để đưa ra những nhận định chính xác.
Thứ ba: Mỗi một giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm sẽ có sự thay đổi rất lớn về nhiều mặt. Vì vậy, đừng bảo thủ hãy thay đổi khi cần thiết, dù trước đó những chiến lược, quyết định mà bạn đưa ra đều phát huy được hiệu quả cao.
Mong rằng, thông qua những chia sẻ về chu kỳ sống của sản phẩm sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất trong vấn đề này. Không đơn thuần chỉ là việc tìm hiểu về khái niệm, qua đó bạn cần phải đánh giá đúng về vai trò cũng như hướng đến việc xây dựng các giá trị liên quan. Chúc bạn thành công trong việc áp dụng chu kỳ sống của sản phẩm trong việc xây dựng các chiến lược marketing, kinh doanh đỉnh cao.