Chữ ký số là gì? Cách phân biệt chữ ký số và chứng thư số

Chữ ký số là gì? Cách phân biệt chữ ký số và chứng thư số

Chữ ký số là một trong những yếu tố không thể thiếu ở nhiều văn bản điện tử như hợp đồng kinh tế, hóa đơn, báo cáo tài chính… Vậy chữ ký số là gì và điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số như thế nào?

Chữ ký số tiếng anh là Digital signature

Chữ ký số tiếng anh là Digital signature

1. Chữ ký số là gì?

Khái niệm chữ ký số được sử dụng ở lĩnh vực giao dịch điện tử và ngày càng được nhắc đến nhiều hơn khi quá trình chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ. Chữ ký số là gì? Rất ít cá nhân trong số chúng ta hiểu đầy đủ chính xác về chữ ký số.

Chữ ký số theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 được định nghĩa như sau:

“6. “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

Như vậy, có thể hiểu đơn giản chữ số là chữ ký điện tử được tạo ra bằng cách biến đổi các thông điệp dữ liệu, thông qua chữ ký số người ta có thể xác định chính xác được người ký.  

2. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số

Chữ ký số được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng ký vào các văn bản trong giao dịch điện tử. Chữ ký số có giá trị pháp lý tương tự chữ ký tay nếu đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định của pháp luật.

2.1 Giá trị pháp lý của chữ ký số

Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định tại Điều 8, Nghị định 130/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

– Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

– Trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

– Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

2.2 Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số

Ngoài việc hiểu rõ chữ ký số là gì thì bắt buộc chúng ta cần nắm được các điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số khi ứng dụng vào thực tiễn. Tại các văn bản điện tử mà pháp luật quy định cần có chữ ký thì các chữ ký này đều phải đảm bảo an toàn mới được công nhận giá trị về mặt pháp lý.

Căn cứ theo Điều 9, Nghị định 130/2018/NĐ-CP có 3 điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số gồm:

  1. Chữ ký số phải được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

  2. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số và do một trong bốn tổ chức sau đây cấp:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

  1. Tại thời điểm ký, khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký.

Hiểu rõ chữ ký số là gì, các điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch điện tử một cách dễ dàng thuận lợi. Bên cạnh đó đơn vị, doanh nghiệp tránh các rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử giúp mở rộng khách hàng tiềm năng, tăng cường hợp tác quốc tế.

3. Phân biệt chữ ký số và chứng thư số

Sử dụng chữ ký số, chứng thư số trở thành yếu tố không thể thiếu trong quá trình hội nhập và thực hiện chuyển đổi số. Phân biệt chữ ký số và chứng thư số chi tiết giúp doanh nghiệp, cá nhân hiểu rõ bản chất và thực hiện giao dịch điện tử thuận lợi.

Phân biệt chữ ký số và chứng thư số

Phân biệt chữ ký số và chứng thư số

Chữ ký số và chứng thư số đều là các khái niệm không thể tách rời dùng trong giao dịch điện tử. Các cá nhân, đơn vị, tổ chức sử dụng chữ ký số đồng thời với chứng thư số thay cho.

3.1 Phân biệt chữ ký số và chứng thư số theo khái niệm

Căn cứ theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 chữ ký số được định nghĩa như sau:

 “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Mặt khác, định nghĩa của chứng thư số được nêu rõ tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 cụ thể là:

“Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.

Qua định nghĩa về chữ ký số và chứng thư số có thể phân biệt rõ:

– Chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử được tạo ra bằng cách biến đổi một thông điệp dữ liệu.

– Chứng thư số là một loại chứng thư điện tử được là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.

3.2 Phân biệt chữ ký số và chứng thư số qua các đặc điểm

So sánh chữ ký số và chứng thư số thông qua một vài tiêu chí đặc điểm để thấy rõ hơn sự giống và khác nhau giữa chúng

Đặc điểm so sánh

Chữ ký số

Chứng thư số

Bản chất

Là một dạng chữ ký điện tử

Là một dạng chứng thư điện tử

Môi trường sử dụng

Môi trường điện tử

Môi trường điện tử

Đơn vị cung cấp

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định của Pháp luật.

Do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành

Đối tượng sử dụng

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân, tổ chức

Mục đích sử dụng

– Đảm bảo sự toàn vẹn của thông điệp dữ liệu

– Thay thế chữ ký tay của cá nhân hoặc con dấu của đơn vị, tổ chức.

– Cung cấp thông tin định danh từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số

– Chứng nhận chữ ký số được tạo ra đúng theo quy định của pháp luật

Cấu tạo 

Gồm một cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng là:

– Khóa bí mật: dùng để tạo ra chữ ký số, được lưu trữ trong một thiết bị phần cứng chuyên dụng có thể là USB Token hoặc Smartcard.

– Khóa công khai: Dùng để thẩm định, kiểm tra chữ ký số và xác thực người dùng.

– Khóa công khai

– Thông tin của người dùng 

Cách thức tạo ra 

Biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.

 

Nội dung

– Chuỗi thông tin đã được mã hóa

– Khóa công khai

– Khóa bí mật

– Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;

– Tên của thuê bao;

– Số hiệu chứng thư số;

– Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số;

– Khóa công khai của thuê bao;

– Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;

– Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số;

– Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;

– Thuật toán mật mã;

– Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mối liên hệ giữa chữ ký số và chứng thư số

– Doanh nghiệp muốn tạo được chữ ký số thì trước tiên cần phải có chứng thư số.

– Được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khóa công khai.

– Dùng xác nhận người ký: trong đó chứng thư số là cơ sở để đối tác có thể xác nhận việc ký số có đúng hay không thì chữ ký số đóng vai trò xác nhận thông tin văn bản.

4. Đơn vị cung cấp chữ ký số uy tín

Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp số cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công như: Bảo hiểm xã hội điện tử, hải quan điện tử, hóa đơn điện tử, thuế điện tử… 

Song song với việc cung cấp các giải pháp số toàn diện cho doanh nghiệp, Thái Sơn cung cấp chữ ký số cho cá nhân, tổ chức đáp ứng các quy định tại Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, Thông tư số 133/2017/TT-BTC. Từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu hiện đại hóa bằng cách ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, giảm chi phí.

Tổ chức, nhà cung cấp chữ ký số

Tổ chức, nhà cung cấp chữ ký số

Dịch vụ hỗ trợ trọn gói chỉ với một lần đăng ký tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi cần hỗ trợ và triển khai chuyển đổi số toàn diện.

Để đăng ký sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp sẽ thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm: 01 Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp; 01 Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu người đại diện pháp lý.

Bước 2: Doanh nghiệp liên hệ với chuyên viên thông qua tổng đài hỗ trợ: Miền Bắc: 1900.4767/ Miền Nam và Miền Trung: 1900.4768

Bước 3: Doanh nghiệp chọn gói dịch vụ: Gói đăng ký 1 năm/ 2 năm/ 3 năm… hoàn tất thủ tục và sử dụng.

Trên đây là chia sẻ từ BHXH điện tử eBH về chữ ký số và phân biệt với chứng thư số hy vọng hữu ích cho doanh nghiệp và bạn đọc. Công ty Thái Sơn hỗ trợ quý khách hàng 24/7 trực tiếp tại doanh nghiệp, thông qua các nền tảng xã hội, tổng đài… nhằm đảm bảo quá trình vận hành liên tục. Đội ngũ chuyên viên tận tâm, chuyên nghiệp giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất.