Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài có cần lo lắng không?
Điểm trung bình: 4.6/5
Bài viết có ích: 231 lượt bình chọn
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khiến chị em phụ nữ khó chịu, cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt và công việc. Nguy hiểm hơn, kinh nguyệt kéo dài có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân khiến chu kỳ hành kinh kéo dài cũng như cách khắc phục trong nội dung dưới đây.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Trước khi tìm hiểu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, chị em cần biết chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể nữ giới.
Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng cho đến mãn kinh. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển tự nhiên theo chu kỳ của nữ giới.
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày?
1 chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Thông thường, một chu kỳ kinh ở nữ giới diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài ở mức 2 – 7 ngày vẫn được coi là bình thường. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau 28 ngày. Tuy nhiên, có trường hợp nữ giới chu kỳ lặp lại sau 35 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào?
Chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào? Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần thấy kinh tiếp theo.
Để xác định chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình, chị em phụ nữ nên quan sát ít nhất khoảng 3 – 4 tháng và ghi nhận số ngày chu kỳ quay trở lại. Số ngày của một chu kỳ nên gần nhau hoặc xê xích không quá nhiều. Nếu không việc tính chu kỳ kinh sẽ không thật sự chính xác.
Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài của một người phụ nữ bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh. Được chia thành nhiều giai đoạn, bao gồm: Hành kinh, giai đoạn nang trứng, rụng trứng, giai đoạn hoàng thể. Nội dung dưới đây là tất cả diễn biến xảy ra trong từng giai đoạn.
Các giai đoạn của chu kì hành kinh
1. Giai đoạn kinh nguyệt
Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh. Còn gọi là giai đoạn hành kinh. Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra. Lớp niêm mạc tử cung bong ra, rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo gọi là kinh nguyệt.
Giai đoạn này xuất hiện triệu chứng: Đau bụng kinh, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, đau đầu, dễ nóng giận, tâm trạng thất thường…
Thông thường, giai đoạn này kéo dài từ 3 – 7 ngày, nhưng có nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.
2. Giai đoạn nang trứng
Giai đoạn nang trứng bắt đầu khi ngày đầu tiên của chu kỳ kinh diễn ra và kết thúc khi rụng trứng. Tuyến yên nhận tín hiệu để giải phóng hormone kích thích nang trứng.
Các nang trứng trưởng thành làm thay đổi nồng độ Estrogen và làm dày niêm mạc tử cung. Tạo ra môi trường giàu dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.
3. Giai đoạn rụng trứng
Là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai. Khi buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành, trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng.
Quá trình rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong 24h, khả năng mang thai sẽ diễn ra. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc tan ra bên trong cơ thể.
4. Giai đoạn hoàng thể
Giai đoạn này xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Lúc, này, cơ thể giải phóng hormone Progesterone và một số Estrogen. Nồng độ hormone này tăng cao giúp niêm mạc tử cung dày lên, sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.
Trường hợp thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể, giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, đảm bảo sự an toàn khi mang thai.
Trường hợp không mang thai, hoàng thể co lại, tái hấp thụ vào cơ thể. Nồng độ Estrogen và Progesterone giảm, chu kỳ kinh nguyệt mới lại tiếp tục bắt đầu.
Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều?
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và không đều do nhiều nguyên nhân gây ra. Được chia thành nguyên nhân ngoại cảnh và nguyên nhân bệnh lý.
Các yếu tố ngoại cảnh: Tâm lý, môi trường, chế độ ăn uống, thức khuya,… là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều mà chị em phụ nữ có thể tự điều chỉnh, thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
1. Chu kỳ kinh nguyệt trễ do mất cân bằng nội tiết tố nữ
Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh bởi hoạt động của hệ nội tiết, gồm estrogen và progesterone. Nếu hệ nội tiết mất cân bằng, chu kỳ kinh của nữ giới sẽ bị rối loạn.
2. Mang thai
Khi mang thai, lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Do đó, thai phụ sẽ bị mất kinh trong suốt giai đoạn mang thai.
3. Chu kỳ kinh nguyệt sinh lý không đều do tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt rất hay gặp ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân do 2 – 3 năm đầu khi mới có kinh, hoạt động nội tiết vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng chưa trưởng thành, dẫn tới kinh nguyệt không đều.
4. Cho con bú
Chất hormone prolactin chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ, ngăn cản sự rụng trứng. Vì vậy, những bà mẹ đang cho con bú thường bị chậm kinh trong 6 tháng sau sinh, thậm chí lâu hơn.
5. Chu kỳ kinh nguyệt 15, 25, 26, 27, 45 ngày do tiền mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh, chức năng buồng trứng bắt đầu suy giảm. Estrogen và progesterone sản xuất ít hơn, gây rối loạn kinh nguyệt, cuối cùng không còn chu kỳ kinh nữa.
6. Thừa cân hoặc sút cân
Sự thay đổi cân nặng của phụ nữ cũng là tác nhân ảnh hưởng nồng độ hormone trong cơ thể, ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt.
7. Kinh nguyệt kéo dài 20 ngày do stress
Lo lắng, căng thẳng, áp lực,… kéo dài sẽ làm tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormone cortisol. Làm gián đoạn quá trình sản xuất nội tiết tố nữ estrogen và progesterone, khiến kinh nguyệt không đều.
8. Chu kỳ kinh nguyệt 28, 30, 32, 35- 40 ngày do tác dụng phụ của thuốc
Các loại thuốc tránh thai, thuốc tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc động kinh, liệu pháp thay thế hormon,… Là những tác nhân làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt, khiến chị em phụ nữ chậm kinh, đau bụng kinh dữ dội, rối loạn chu kỳ kinh…
9. Chu kỳ kinh nguyệt dài 60 ngày do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone estrogen, dẫn tới kinh nguyệt không đều.
10. Chu kỳ kinh nguyệt 20 ngày do thường xuyên sử dụng chất kích thích
Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, tâm trạng người sử dụng, còn tăng nguy cơ chuột rút, ức chế thần kinh… là tác nhân dẫn tới mất kinh trong thời gian dài.
11. Tập thể dục quá sức
Tập thể dục quá sức khiến hoạt động thông thường của cơ thể bị gián đoạn. Đây là tác nhân khiến vận động viên nữ phải đối diện với rối loạn kinh nguyệt.
Kinh nguyệt ra ít kéo dài là bị gì?
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 40 ngày nhưng ra ít có thể xuất phát từ bệnh phụ khoa và bệnh lý mãn tính nguy hiểm. Các bệnh này nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới, thậm chí ảnh hưởng tính mạng chị em.
1. Kinh nguyệt ra ít kéo dài có màu đen do ung thư cổ tử cung
Kinh nguyệt ra nhiều hoặc chảy máu âm đạo bất thường giữa kỳ kinh là những triệu chứng điển hình của ung thư cổ tử cung.
Bệnh ung thư cổ tử cung
2. Chu kỳ kinh nguyệt 31, 37, 45, 60 ngày do hội chứng đa nang buồng trứng
Bệnh đa nang buồng trứng là hiện tượng gia tăng bất thường của hormone Androgen. Khiến quá trình phát triển của nang noãn bị gián đoạn. Khiến buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ nhưng không thể trưởng thành nên không có hiện tượng rụng trứng. Chị em bị mất kinh hoặc ra máu nhiều hơn khi có kinh.
3. Chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều máu cục do bệnh tuyến giáp
Suy giáp khiến chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, máu kinh ra nhiều hơn, đau bụng dữ dội hơn. Cường giáp khiến chu kỳ kinh ngắn hơn, máu kinh ra ít hơn.
4. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường do u xơ tử cung
Sự xuất hiện của các khối u ở trong thành cơ tử cung là tác nhân khiến phái đẹp rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều và kéo dài. Kèm theo triệu chứng đau bụng dưới, đau lưng dưới, đau khung xương chậu dai dẳng…
5. Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung làm xáo trộn chức năng của cổ tử cung. Người bệnh cảm thấy đau đớn vùng bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, khó có thai.
6. Chu kỳ kinh nguyệt 10, 14, 18, 19 ngày do lạc nội mạc tử cung
Là hiện tượng tế bào nội mạc tử cung bong tróc, không ra ngoài theo máu mà đi lạc vào bộ phận khác thuộc cơ quan sinh sản như vòi trứng, buồng trứng, bàng quang, niệu quản, ruột, trực tràng… Khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt, ra máu kinh bất thường, đau bụng kinh dữ dội.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có sao không?
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài có thể là hiện tượng bất thường ở nữ giới cảnh báo bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Chị em tuyệt đối không được chủ quan, nếu không có thể dẫn tới hệ lụy khó lường ảnh hưởng sức khỏe, khả năng sinh sản.
-
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Rối loạn kinh nguyệt do bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng… thì nguy cơ chị em gặp khó khăn trong việc mang thai rất cao.
-
Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn
Rối loạn kinh nguyệt làm chị em khó tính đúng ngày rụng trứng, khả năng thụ thai suy giảm. Đặc biệt, chị em không có kinh nguyệt do không có hiện tượng rụng trứng thì không thể mang thai.
Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn
-
Ảnh hưởng đến nhan sắc
Sức khỏe và sắc đẹp là hai vấn đề mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng quan tâm. Mất cân bằng nội tiết tố kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, còn khiến sắc đẹp nữ giới suy giảm, chị em trông thiếu sức sống, mệt mỏi, xanh xao, yếu ớt…
-
Gây thiếu máu
Hiện tượng cường kinh kéo dài khiến phái đẹp bị tụt giảm hồng cầu, mất máu, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu…
-
Ảnh hưởng đến sinh hoạt
Triệu chứng đau bụng kinh dữ dội, rong kinh nhiều ngày… làm gián đoạn nhịp sinh hoạt, khiến chị em khó tập trung học tập, công việc, thậm chí phải nghỉ ngọc, nghỉ làm, tâm trạng bực bội, khó kiềm chế cảm xúc, chất lượng sống suy giảm…
Cách điều trị kinh nguyệt kéo dài hiệu quả
Như vậy, khi gặp triệu chứng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, chị em nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng. Tùy thuộc nguyên nhân, bác sĩ chỉ định liệu pháp thích hợp.
Hiện nay, cách trị kinh nguyệt kéo dài bằng thủ thuật ngoại khoa do nguyên nhân bệnh lý phụ khoa được ưu tiên hơn cả.
Trong đó, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là địa chỉ chuyên khoa sản nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân, sự đánh giá cao của giới chuyên môn.
-
Nếu kinh nguyệt không đều do viêm nhiễm phụ khoa, cụ thể là viêm cổ tử cung: Bác sĩ chỉ định phương pháp đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, sóng ngắn)
Đông tây y kết hợp
Ưu điểm của phương pháp:
-
Tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh gây hại
-
Không ảnh hưởng sức khỏe sinh sản
-
Không ảnh hưởng mô lành tính lân cận
-
Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
-
Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, thanh lọc, tiêu viêm, thải độc, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt…
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết chu kỳ kinh nguyệt kéo dài do nguyên nhân nào gây ra, cách điều trị như thế nào để đạt hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.