Chó bị xà mâu phải làm sao & #5 cách trị chó bị xà mâu tại nhà
Bệnh xà mâu của chó là gì? Chó bị xà mâu phải làm sao? Đây là những câu hỏi thường gặp khi bạn phát hiện ra tình trạng bệnh của bé cún nhà mình. Dưới đây là những thứ bạn cần biết về nguyên nhân, triệu chứng và trị bệnh xà mâu cho chó.
Mục Lục
1. Bệnh xà mâu ở chó là gì?
Đây là một loại bệnh viêm da do sự xâm nhập và phát triển với tốc độ rất nhanh của ký sinh trùng.
Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ để lại những hậu quả lâu dài, nghiêm trọng cho chú chó. Đặc biệt trường hợp chó con bị xà mâu thường xảy ra nhiều hơn do hệ miễn dịch của các bé còn kém.
Tổng hợp 12 Spa cho chó mèo uy tín ở Hà Nội
2. Tại sao chó lại bị xà mâu?
Trước khi đi tìm hiểu chó bị xà mâu phải làm sao thì bạn phải biết nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này. Loại ký sinh trùng gây ra bệnh này không tự sản sinh trên thể chó mà bị lây từ các nguồn khác:
- Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
- Tiếp xúc với những con chó khác đang bị bệnh xà mâu
- Mẹ bị xà mâu và lây mầm bệnh sang cho con khi bé bú
Tuy nhiên mầm bệnh chỉ phát tác, phát triển mạnh khi chú chó đó có hệ miễn dịch kém. Khi chú chó còn quá nhỏ hay quá lớn tuổi thì sức đề kháng, hệ miễn dịch đều kém. Do đó khả năng mắc bệnh xà mâu cũng cao hơn.
Theo một số nghiên cứu, các yếu tố di truyền, mã gen có liên quan tới việc chó bị bệnh xà mâu. Nếu một bé bị mắc bệnh thì rất có khả năng những bé sinh cùng lứa cũng có thể bị tương tự.
3. Những dấu hiệu bị xà mâu ở chó
Những biểu hiện cơ bản của bệnh xà mâu ở chó được chia làm 2 trường hợp là: Xà mâu khu trú và Xà mâu toàn thân.
3.1. Cách nhận biết chó bị xà mâu khu trú
- Trường hợp này hay xảy ra ở các chú chó ít tuổi.
- Gây ra tình trạng rụng lông theo khu vực với diện tích nhỏ và đặc biệt không gây ngứa.
- Do không gây ngứa và rụng lông nên nhiều người chủ quan và bỏ qua tình trạng này.
3.2. Biểu hiện xà mâu toàn thân ở chó
- Trường hợp chó con bị xà mâu rất là bình thường. Bệnh này xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
- Gây ra tình trạng rụng lông toàn phần, trên toàn cơ thể kèm lở loét và mụn mủ có dịch. Điều này khiến việc điều trị sẽ khó khăn, cần nhiều thời gian hơn, đặc biệt với chó nhiều tuổi.
- Thậm chí chú chó sẽ mệt mỏi, chán ăn, nhiễm trùng…
TOP 12 Khách sạn chó mèo TPHCM đáng tin cậy
[Bật mí] Cách chữa cho bị ghẻ đơn giản và hiệu quả A – Z
4. Chó bị xà mâu phải làm sao?
Việc phát hiện sớm, xác định chính xác tình trạng bệnh xà mâu ở chó sẽ giúp bạn có cách xử lý, chữa trị kịp thời. Nếu bạn không thể xác định được hãy đưa bé tới ngay bệnh viện thú cưng gần nhất để khám. Tránh việc tự chữa sai cách, khiến bệnh tình ngày một nặng.
4.1. Cách điều trị chó bị bệnh xà mâu khu trú
-
Cách 1
: Dùng dung dịch Advocate nhỏ trên những khu vực bị xà mâu 1 lần / tháng. Và tắm cho chó 1 lần / tuần với dầu tắm Dermaleen.
-
Cách 2
: Tiêm Catosal cho chó (Cần tham khảo liều lượng từ bác sĩ).
-
Cách 3
: Đun sôi nước thả lá sả vào. Lọc phần bã, để phần nước nguội rồi tắm cho chó 1 lần / tuần.
4.2. Cách trị xà mâu toàn thân ở chó
- Vẫn sử dụng dung dịch Advocate và dầu Dermaleen như phần trên. Ngoài ra bạn có thể bôi kem VETZYME để giải quyết trình trạng mụn mủ.
- Với xà mâu toàn thân, việc tiêm thuốc chuyên dụng sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và không tự ý tiêm cho chó.
- Đặc biệt, bổ sung thêm Vitamin, thức ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày để giúp bé mau khỏe.
4.3. Cách trị xà mâu cho chó bằng nhớt
Các bạn lưu ý không dùng nhớt mới, chỉ dùng nhớt đen của xe máy trong thời gian dài. Vì trong nhớt thải có độ kiềm cao, có tác dụng chữa bệnh xà mâu tận gốc.
-
Bước 1
: Bôi nhớt vào khu vực bị xà mâu ở chó.
-
Bước 2
: Chờ từ 1 – 2 tiếng rồi đem chú chó đi tắm rửa sạch sẽ.
-
Tuần 1
: Làm 1 lần/ngày. Do ngày nào cũng bôi nên mùi nhớt vẫn còn, nhưng cũng không vấn đề gì.
-
Tuần 2
: Làm 3 lần.
-
Từ tuần thứ 3
: Chỉ làm 1 lần/tuần. Đến khi thấy lông khu vực bị xà mâu mọc lại thì dừng lại.
4.4. Chữa xà mâu cho chó bằng phương pháp dân gian
Đây là cách khá đơn giản, sử dụng những lá có vị đắng, chát như lá ổi, lá xoan… được ông bà xưa để lại cho con cháu. Bạn hãy đun sôi nước cùng những lá đó và tắm cho chó. Lưu ý với lá xoan thì bạn cần đeo găng tay và tránh tắm lên vùng mặt của bé.
Dịch vụ tắm cho chó mèo hàng đầu từ A – Z tại Kimi Pet
Hướng dẫn cách chữa trị chó bị co giật tại nhà an toàn và hiệu quả
4.5. Cách trị chó bị xà mâu tại nhà
Dưới đây là cách tự làm thuốc chữa bệnh xà mâu ở chó, tự nhiên tại nhà mà bạn có thể áp dụng:
Bước 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Long não: 20 viên (Có tác dụng kháng khuẩn và làm mát da)
- Dầu hỏa: 1 chén
- Dầu dừa: 1 chén
- Bột lưu huỳnh: 2 muỗng cà phê
- Bột Boric: 2 muỗng cà phê
- Bát trộn: 1 chiếc
- Cối: 1 chiếc
Bước 2: Chế biến thuốc bôi trị xà mâu dễ dàng, đơn giản:
- Cho long não vào cối rồi giã (nghiền) cho tới khi thành bột mịn
- Đun dầu dừa cho ấm lên (lưu ý không đun quá nóng).
- Tiếp theo cho hỗn hợp bột long não, dầu hóa, dầu dừa (mới đun), bột lưu huỳnh, bột Boric vào bát rồi trộn đều cho nhuyễn.
Bước 3: Bôi hỗn hợp trên lên vùng da mà chó con bị xà mâu.
- Bôi thuốc sâu tới chân lông, trực tiếp tới vùng bị bệnh.
- Dùng rọ mõm hoặc vòng chống liếm để tránh bé liếm thuốc.
- Chờ 2 tiếng cho thuốc ngấm sâu xuống vào da.
Bước 4: Cuối cùng là tắm lại cho chó bằng xà phòng để loại bỏ hết phần thuốc.
Cách làm này có thể sẽ gây ấm, nóng rát phần da được bôi thuốc, nhưng sẽ hết sau một đến hai giờ. Bạn hãy kiên trì áp dụng cách này 3 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ ràng nhất của thuốc trị bệnh xà mâu ở chó này nhé.
5. Lưu ý khi trị bệnh xà mâu cho chó bạn cần biết
Với câu hỏi “Chó bị xà mâu phải làm sao?” thì Kimi Pet đã giới thiệu cho bạn 5# cách chữa trị tốt nhất. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau:
- Hệ thống miễn dịch của chó chỉ ổn định sau 12 – 18 tháng tuổi. Do đó với những chó còn quá nhỏ, đã chữa khỏi bệnh thì cũng không nên coi thường, lầm tưởng rằng bệnh sẽ không tái phát nữa.
- Các trường hợp tái phát thường xuất hiện từ 3 – 6 tháng sau khi đã điều trị khỏi lần trước đó.
- Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trị kịp thời cho chó của bạn. Quan trọng là phải chữa dứt điểm tận gốc, tránh ủ bệnh.
- Bổ sung thêm nhiều Vitamin và dưỡng chất cần thiết để giúp bệnh xà mâu ở chó giảm dần triệu chứng, giúp bé hồi sức nhanh hơn.
- Có thể sử dụng các loại nước lá dân gian để tắm cho chó như: lá trà xanh, lá xà cừ, lá khế…
- Tránh (Kiêng) dùng các loại xà phòng, dầu tắm có độ kiềm cao, khiến tình trạng bệnh còn tồi tệ hơn.
6. Bệnh xà mâu ở chó có lây không?
Bệnh xà mâu ở chó có lây cho người không? KHÔNG!
Bệnh xà mâu KHÔNG truyền, nhiễm sang con người hay động vật khác. Những chú chó bình thường, hệ miễn dịch tốt dù tiếp xúc với chó bị bệnh thì cũng không vấn đề gì cả.
7. Cách phòng bệnh xà mâu cho chó hiệu quả
Cách dễ nhất để chữa bất kỳ bệnh nào chính là hãy phòng bệnh từ đầu, không cho mầm bệnh có cơ hội sinh sôi, phát triển. Để hạn chế việc chó trưởng thành và chó con bị xà mâu, bạn cần chú ý những việc sau đây:
- Luôn tắm rửa thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ cho cún cưng của bạn. Và nhớ rằng không được dùng sữa tắm (xà phòng) của người cho chó.
- Cắt tỉa bộ lông cho chó thường xuyên, tránh để lông quá dài, khó trong việc phát hiện các vấn đề về da ở chó. Bạn có thể tự cắt lông chó tại nhà
- Vệ sinh chỗ ở của chó định kỳ và sử dụng các loại thuốc xịt ghẻ, rận ở những khu vực cho nhà bạn ngủ, vui chơi.
- Nếu bệnh xà mâu ở chó xuất hiện thì bạn cần cách ly nó với những con chó khác trong nhà.
- Bổ sung nhiều Vitamin, chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Tiêm phòng cái ghẻ định kỳ.
Qua bài viết “Chó bị xà mâu phải làm sao” của Kimi Pet, bạn đã có biết nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa trị và phòng bệnh xà mâu hiệu quả. Đừng lo lắng khi chó bị bệnh, bạn cần bình tĩnh và tìm ra cách giải quyết tốt nhất.