Chó bị hóc xương và những điều chủ nuôi cần biết
Chó bị hóc xương không phải một tình huống hiếm gặp, nhưng nếu không biết cách cấp cứu và xử lý đúng cách thì vẫn có thể gây ra những hậu quả thương tâm.
Trong bài viết hôm nay, Chợ Tốt sẽ cùng các chủ nuôi tìm hiểu các thông tin và trang bị các kỹ năng cần thiết khi chó bị hóc xương nói chung và khi chó bị hóc xương gà phải làm sao nói riêng?
Dấu hiệu cho thấy chó bị hóc xương
Xương không chỉ là món ăn khoái khẩu của chó mà còn là đồ ăn cung cấp nguồn canxi thiết yếu cho chúng. Trong khi giống chó thường khá háu ăn, chúng thường ít khi nhai và ăn khá nhanh, nên chó dễ bị mắc cổ hoặc hóc xương. Khi đó chúng sẽ có những biểu hiện như sau:
- Chó có biểu hiện lo lắng và kích động: Nếu chó có những biểu hiện khác thường, liên tục bồn chồn, kích động mà bạn khó an ủi thì có thể đó là cách chúng đang muốn báo cho bạn biết chúng đang bị hóc xương.
Chó thường có biểu hiện lo lắng khi bị hóc xương
- Âm thanh chó phát ra to và khàn: Khi bị hóc xương hoặc nghẹn ở cổ, chó sẽ gặp khó khăn trong việc hô hấp do khí quản bị nghẹt, khiến âm thanh phát ra từ mũi và miệng chúng nghe như tiếng huýt sáo, như thể chó đang rít lên.
- Chó có dấu hiệu thở hổn hển, khó thở, liên tục đi lại với ánh mắt lo lắng.
- Chó tự dùng chân cào vào mặt hoặc cổ họng.
- Chó liên tục ho khạc và chảy dãi.
- Lưỡi và nướu của chó chuyển sang màu trắng hoặc xanh lam: tình trạng này xảy ra vì chó không được cung cấp đủ oxy để thở.
- Chó mất ý thức, bất tỉnh do thiếu oxy trong thời gian dài, đây là tình trạng khẩn cấp và chó cần được cấp cứu ngay lập tức.
Nguyên nhân khiến chó bị hóc xương (chó bị mắc cổ)
Nếu chủ nuôi xác định được cún cưng bị hóc xương khi có một hoặc một số các dấu hiệu kể trên, đừng vội mất bình tĩnh vì không biết làm gì khi chó bị hóc xương. Thay vào đó, trước tiên hãy tập trung quan sát và xác định xem nguyên nhân làm chó bị hóc:
- Xương
Cho chó ăn xương thừa thường là thói quen của nhiều gia đình từ xưa tới nay. Tuy nhiên, các theo các bác sĩ thú y khuyến cáo, chủ nuôi không nên cho chó gặm xương thừa, vì những mảnh xương nhỏ có thể bị kẹt trong khí quản khiến chó bị hóc và làm tổn thương cổ họng chúng. - Đồ chơi
Thói quen cắn xé và nhai đồ đạc của các chú chó cũng có thể là nguyên nhân khiến chúng bị mắc họng. Vì vậy chủ nuôi hãy chú ý rèn luyện cho cún nhà mình không nuốt đồ lạ, đồng thời hãy mua đồ chơi có kích thước phù hợp với cún cưng nhà mình để tránh trường hợp khiến chúng bị nuốt nhầm và bị nghẹt thở. - Các đồ đạc khác
Những món đồ nhỏ “vừa miệng” khác như tất, bút, chai nhựa,… đều có thể trở thành đồ chơi và bị chó nuốt nhầm và dễ khiến chúng mắc nghẹn, đặc biệt là với những chú chó đang mọc răng. - Đeo vòng cổ hoặc dây xích quá chặt
Vòng cổ hoặc dây xích bó quá sát vào cổ cũng là một nguyên nhân không hiếm gặp khiến chó bị nghẹn cổ. Nhất là khi chó nuốt đồ ăn hoặc do chó lớn lên sau một thời gian khiến kích thước cổ của chúng lớn hơn, khi đó dây xích có thể làm tổn thương cổ và thực cảm của cún cưng.
Chó bị hóc xương phải làm thế nào?
Các chủ nuôi nên lưu số của các cơ sở y tế dành cho thú cưng hoặc bác sĩ thú y gần nhà, để có thể liên hệ với họ một cách nhanh chóng trong các trường hợp khẩn cấp. Ngay khi phát hiện ra chó bị hóc xương, chủ nuôi nên gọi trợ giúp y tế ngay lập tức. Tiếp theo, có thể giúp cún cưng sơ cứu bằng các cách sau:
Trường hợp chó còn tỉnh táo
Nếu còn tỉnh táo, chắc chắn cún cưng sẽ có những biểu hiện hoảng sợ, không thể ngồi yên vì không thở được. Tuy nhiên, chủ nuôi cần giữ bình tĩnh và tốt nhất là không nên tự lấy xương cho chó bằng cách thọc tay vào miệng cún cưng để lấy xương hoặc dị vật ra.
Vì cún cưng đang hoảng sợ có thể sẽ cắn trúng tay bạn, hoặc vô tình khiến dị vật trôi sâu hơn vào trong họng chó, nghiêm trọng hơn là làm trầy, nhiễm trùng họng chúng.
Chó bị hóc xương cá phải làm sao? Có một cách an toàn để sơ cứu nhanh khi chó bị hóc xương cá là đập vào phần giữa hai vai của chúng với một lực vừa phải. Ngoài ra, bạn còn có thể nhấc hai chân sau của cún cưng lên để hỗ trợ chúng tự khạc dị vật ra khỏi họng.
Phương pháp đơn giản này phù hợp khi chó bị hóc những đồ vật nhỏ hoặc xương nhỏ, đồng thời dị vật chưa bị trôi vào trong quá sâu, cũng như không bị găm sâu vào cổ họng chúng.
- Kinh nghiệm chữa hóc xương cho chó bằng vỏ cam
Axit và vitamin C trong vỏ cam có thể làm mềm và giúp dễ gỡ xương ra khỏi cổ họng chó. Chủ nuôi có thể cho chó ngậm vỏ cam được đập dập để tinh chất trong vỏ cam tiết ra nhanh hơn, trong trường hợp không có vỏ cam, chủ nuôi cũng có thể cho chó ngậm vitamin C để thay thế. Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp khi chó hóc phải những loại xương có kích thước nhỏ như xương cá.
Chủ nuôi có thể chữa hóc xương cho chó bằng vỏ cam, cơm hoặc rau luộc
- Dùng cơm chữa chó bị hóc xương
Đây là phương pháp chữa hóc xương quen thuộc dành cho người, nhưng có lẽ không phải ai cũng biết cách này còn áp dụng được cho cả cún cưng. Để thực hiện, bạn chỉ cần cho chó nuốt trọn cả 1 nắm cơm trắng, khi cơm trôi xuống sẽ kéo theo cả mảnh xương bị mắc ở họng xuống cơ quan tiêu hóa.
- Chữa hóc xương cho chó bằng rau luộc
Ngoài xương cá, khi chó hóc xương gà phải làm sao cũng là câu hỏi mà nhiều chủ nuôi quan tâm. Nếu gặp tình huống này, bạn có thể thử cho chó ăn rau muống, rau cải hoặc một loại rau có phần lá dài, để cho sợi rau cuốn phần xương xuống cơ quan tiêu hóa.
Trường hợp chó đã mất ý thức
Nếu cún cưng đã bất tỉnh do thiếu oxy, lúc này chủ nuôi cần nhanh chóng mở miệng chúng ra, dùng hai đặt dọc miệng chó, trượt về phía giữa cổ họng và phía trên gốc lưỡi. Rồi nhẹ nhàng kiểm tra về phía họng để tìm kiếm xương hay dị vật mắc trong họng chó để lấy chúng đi.
Nếu các phương pháp trên không có hiệu quả thì bạn cần nhanh chóng đưa chó đến cơ sở y tế thú y để được can thiệp y tế kịp thời.
Lưu ý khi phát hiện và làm gì để chó không bị hóc xương
Cho chó ăn xương không chỉ cung cấp thêm canxi mà còn giúp chúng có được hàm răng chắc khỏe. Tuy nhiên bạn không nên cho chó ăn xương gà hay xương cá, vì đây là hai loại xương có độ cứng cao, nhỏ và khi bị cắn vỡ sẽ tạo những cạnh sắc nhọn dễ khiến chó bị hóc. Thay vào đó, có thể cho chó gặm những phần xương lợn mềm, vừa không sắc cạnh lại dễ tiêu hóa.
Không nên cho chó ăn xương gà, xương chó
Chủ nuôi nên tập cho cún cưng cách ăn chậm ngay từ nhỏ, điều này vừa giúp chó hạn chế hóc xương, vừa có ích cho hệ tiêu hóa của chúng. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các loại thực ăn là chế phẩm từ xương, ví dụ như xương xay bột để cung cấp thêm canxi cho cún cưng.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách sơ cứu khi chó bị hóc xương mà chủ nuôi nên lưu ý. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc có thể có thêm nhiều kiến thức và thông tin hữu ích trong việc nuôi và dạy thú cưng.
Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu mua bán chó thì đừng quên ghé qua Chợ Tốt – một sàn thương mại điện tử, nơi kết nối người mua và người bán nhanh chóng, dễ dàng và vô cùng hiệu quả.