Chính xác, đó là Sao Thổ
Sao Thổ là hành tinh thứ sáu từ Mặt trời trở ra và hành tinh lớn thứ hai trong hệ Mặt trời, sau Sao Mộc.
Được trang hoàng bởi hệ thống vành đai rực rỡ, Sao Thổ có vẻ ngoài độc đáo. Ba hành tinh khí khổng lồ khác, gồm Sao Mộc, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương (cùng Sao Thổ tạo nên nhóm bốn hành tinh vòng ngoài) cũng có hệ vành đai nhưng không lớn và không phức tạp bằng.
Năm 1610, Galileo Galilei lần đầu quan sát thấy vành đai Sao Thổ qua ống kính viễn vọng, nhưng không hiểu bản chất của nó và cho rằng Sao Thổ có hai vệ tinh ở sát hai bên. Hai năm sau, khi nhìn Sao Thổ lần nữa vào thời điểm mặt phẳng chứa các vành đai hướng trực tiếp đến Trái Đất, ông nhận ra các vệ tinh đó đã biến mất. Hai năm nữa, Galileo lại quan sát và bối rối khi thấy chúng trở lại.
Đến năm 1655, nhà thiên văn học Hà Lan Christiaan Huygens mới chỉ ra được bản chất là Sao Thổ có một vành đai bao quanh.
Sao Thổ. Ảnh: NASA
Theo Live Science, vành đai Sao Thổ được xem là một trong những kỳ quan ấn tượng của vũ trụ. Đó là hệ vành đai hành tinh mở rộng nhất trong các hành tinh thuộc hệ Mặt trời với vô số các tinh thể nhỏ có kích thước từ chỉ vài micromet đến vài chục mét, 99% cấu tạo là băng đá.
Hệ thống do chuỗi vành đai ghép lại, mỗi vành có bề rộng lên đến hàng nghìn hay hàng chục nghìn kilomet. Tuy nhiên chúng lại rất mỏng, bề dày chỉ khoảng 10 mét ở hầu hết vị trí. Vành đai Sao Thổ cũng rất lạnh, nhiệt độ chỉ khoảng -130 độ C, có nơi xuống tới -167 độ C.
Mặc dù rộng hàng trăm nghìn km, nhưng vành đai Sao Thổ lại rất nhẹ, chỉ khoảng 50 phần tỷ khối lượng Sao Thổ.
Câu 4: Hành tinh nào được mệnh danh là “hành tinh đỏ”?
a. Sao Hoả
b. Sao Thiên Vương
c. Sao Hải Vương