Chính sách tài khóa mở rộng là gì? Nêu ví dụ và phân tích cụ thể?
Chính sách tài khóa mở rộng là gì? Nêu ví dụ và phân tích cụ thể? Vai trò của chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô?
Chính sách tài khóa là chính sách để sử dụng biện pháp can thiệp của chính phủ vào quy mô hoạt động của nền kinh tế thông qua các biện pháp thay đổi chi tiêu hoặc thuế, qua đó nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nhất là hạn chế tình hình lạm phát. Hiện nay thì các chính sách tài khóa mở rộng đang được triển khai. Vậy bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về nội dung ” Chính sách tài khóa mở rộng là gì? Nêu ví dụ và phân tích cụ thể về chính sách tài khóa mở rộng”.
1. Chính sách tài khóa mở rộng là gì?
Chính sách mở rộng trong tiếng Anh là Expansionary Policy.
Chắc hẳn trong kinh tế tì khái niệm chính sách mở rộng rất quyen thuộc đây cụ thể là một chính sách kinh tế vĩ mô nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Chính sách mở rộng có thể bao gồm chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa, hoặc kết hợp cả hai.
Chính sách mở rộng là một biện pháp trong kinh tế học Keynes được sử dụng trong thời kì suy giảm và suy thoái kinh tế trong chu kì kinh tế.
Mục tiêu cơ bản của chính sách bành trướng là thúc đẩy tổng cầu để bù đắp cho những thiếu hụt trong nhu cầu tư nhân. Mục tiêu này dựa trên ý tưởng cho rằng nguyên nhân chính của suy thoái là sự thiếu hụt trong tổng cầu.
Chính sách mở rộng được thực hiện nhằm tăng cường đầu tư trong kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế thông qua chi tiêu chính phủ hoặc tăng cho vay đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Như vậy nếu chúng ta nhìn từ góc độ chính sách tài khóa, chính phủ ban hành các chính sách mở rộng thông qua các công cụ ngân sách cấp cho mọi người nhiều tiền hơn. Tăng chi tiêu và cắt giảm thuế để tạo ra thâm hụt ngân sách đồng nghĩa với việc chính phủ đang đưa nhiều tiền vào nền kinh tế hơn là số tiền mà nó lấy ra.
Chính sách tài khóa mở rộng bao gồm cắt giảm thuế, thanh toán chuyển nhượng, giảm giá và tăng chi tiêu của chính phủ cho các dự án như cải thiện cơ sở hạ tầng.
Chính sách tiền tệ mở rộng được ngân hàng trung ương thực hiện bằng cách mở rộng cung tiền nhanh hơn bình thường hoặc hạ lãi suất ngắn hạn, thông qua các hoạt động thị trường mở, dự trữ bắt buộc và thiết lập mức lãi suất. Nới lỏng định lượng cũng là một hình thức khác của chính sách tiền tệ mở rộng.
2. Nêu ví dụ và phân tích cụ thể:
Một ví dụ quan trọng về chính sách mở rộng là phản ứng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng trung ương trên thế giới hạ lãi suất xuống gần bằng 0 và thực hiện các chương trình chi tiêu kích thích kinh tế lớn.
Tại Mỹ, chính sách này bao gồm Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư, cùn với nhiều lần nới lỏng định lượng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã chi và cho vay hàng nghìn tỉ đôla vào nền kinh tế Mỹ để hỗ trợ tổng cầu trong nước và thúc đẩy hệ thống tài chính.
Gần đây hơn, giá dầu giảm từ năm 2014 đến quý 2 năm 2016 khiến nhiều nền kinh tế chậm lại. Canada bị ảnh hưởng nặng nề trong nửa đầu năm 2016 với gần một phần ba nền kinh tế có hoạt động chính trong lĩnh vực năng lượng. Điều này khiến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, khiến các ngân hàng Canada gặp rủi ro lớn.
Để đối chọi lại, Canada đã ban hành chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách giảm lãi suất. Chính sách mở rộng được nhắm đến để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Ben cạnh đó ta thấy với chính sách này cũng đồng nghĩa với việc giảm tỉ lệ thu nhập lãi cận biên đối với các ngân hàng Canada, làm giảm lợi nhuận ngân hàng.
3. Vai trò của chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô:
Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng cụ thể như sau:
– Theo như các thông itn như trên thì chính sách tài khóa được biết đến là công cụ giúp Chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế. Theo đó nếu với điều kiện bình thường, chính sách tài khóa được sử dụng để tác động vào tăng trường kinh tế. Còn trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái hay phát triển quá mức, chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
– Nếu xét về mặt lý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách.
Như vậy ta thấy chính sách tài khóa được xem như một công cụ phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Loại công cụ này với mục tiêu của chính sách là nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản, hay các rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Tức là chính sách tài khóa nhằm tạo lập một sự ổn định về mặt xã hội để tạo ra môi trường ổn định cho đầu tư và tăng trưởng.
Theo đó thì khi nói về chính sách tài khóa đóng vai trò cụ thể là một công cụ để điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua thuế và chính sách chi tiêu mua sắm. Trường hợp như trong điều kiện bình thường, chính sách tài khóa dùng để tác động cho tăng trưởng kinh tế. Còn khi nền kinh tế phát triển quá mức hoặc bị suy thoái thì nó lại là công cụ đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng nhất.
– Chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng và định hướng phát triển. Tăng trưởng (thu nhập), trực tiếp hay gián tiếp, đều là mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa.
Tuy nhiên bên cạnh đó, chính sách tài khóa cũng tồn tại một số hạn chế sau:
– Trễ về mặt thời gian: Theo đó, để nhận biết sự thay đổi của tổng cầu, Chính phủ phải mất một thời gian nhất định để thống kê những số liệu đáng tin cậy về nền kinh tế vĩ mô cụ thể nó có thể đến 6 tháng. Sau khi nhận biết, việc chính phủ đưa ra những quyết định về chính sách cũng phải mất thêm một khoảng thời gian nữa. Và khi chính sách được thực thi thì cũng cần phải có thời gian để tác động.
– Khi quyết định chính sách tài khoá, chính phủ luôn gặp hai vấn đề cơ bản:
+ Chính phủ không biết được quy mô tác động cụ thể của việc điều chỉnh chi tiêu lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính.
+ Nếu có thể ước tính được về quy mô tác động, thì sự ước tính này cũng chỉ dựa trên cơ sở số liệu quá khứ. Từ đó dẫn đến việc các chính sách tài khóa không được như mong đợi.
– Như vậy nếu như một nền kinh tế suy thoái, nghĩa là sản lượng thực tế thấp xa so với sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, thì thâm hụt ngân sách thường lớn. Lúc này việc tăng thêm chi tiêu của chính phủ sẽ làm cho thâm hụt ngân sách trở nên lớn hơn, không chỉ dẫn đến nguy cơ gia tăng lạm phát mà còn làm gia tăng thêm nợ của chính phủ. Từ đó có những tác động không thuận lợi đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô.
– Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư.
Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế ổn định. Tuy chịu nhiều sự tác động của nền kinh bên ngoài nhưng nền kinh tế của Việt Nam vẫn có nhiều chuyển biến nhất định. Đây là kết quả của sự phối hợp giữa chính sách tài khóa với các chính sách khác của Chính phủ.
Hiện nay ta thấy ở trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế, thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế
Theo đó như các điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Bên canh đó ta thấy nếu như tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái cụ thê hay phát triển quá mức mục tiêu, chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
+ Chính sách tài khóa được ban hành và áp dụng trễ hơn so với diễn biến của thị trường tài chính, chính phủ cần thu thập dữ liệu báo cáo trong 1 khoảng thời gian nhất định, sau đó mới thống kê làm căn cứ đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, quyết định ban hành chính sách.