Chính sách kế toán là gì? Thay đổi trong chính sách kế toán

Kế toán đóng một vị trí vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Để hoạt động hạch toán trong doanh nghiệp dễ dàng, các doanh nghiệp cần lựa chọn chính sách kế toán phù hợp, đặc biệt nó vô cùng cần thiết trong các cuộc giao dịch tài chính. Tuy vậy, nhiều người không học chuyên sâu về ngành kế toán thì có thể sẽ lạ lẫm với khái niệm chính sách kế toán. Vậy chính sách kế toán là gì ? Cùng timviec365.vn tìm hiểu các thông tin về chính sách kế toán qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chính sách kế toán là gì? Hình thức và tính chất của chính sách này

1.1. Chính sách kế toán là gì?

Chính sách kế toán (trong tiếng Anh là Accounting Policies) là các phương pháp, nguyên tắc và cơ sở kế toán cụ thể được doanh nghiệp thực hiện và áp dụng cho việc lập báo cáo và trình bày các báo cáo về tài chính.

Chính sách kế toán có vai trò quan trọng Chính sách kế toán có vai trò quan trọng

Các giao dịch, sự kiện tương tự giống như chính sách kế toán, các doanh nghiệp cần lựa chọn được chính sách kế toán nhất quán để áp dụng cho doanh nghiệp của mình, lựa chọn áp dụng những hình thức kế toán (nhật ký chung, nhật ký – chứng từ, chứng từ ghi sổ…), vận dụng biểu mẫu hướng dẫn theo các chế độ, lựa chọn các phương pháp tính khấu hao, hình thức báo cáo (báo cáo quản trị, báo cáo thuế), ban hành quy trình chi tiêu trong nội bộ,… áp dụng chế độ phù hợp.

Chẳng hạn: Với mặt hàng tồn kho và chi phí kế toán đi vay, doanh nghiệp thường dùng phương pháp tính giá gốc…

Chính sách kế toán đã ra đời và xuất hiện từ rất lâu, các doanh nghiệp có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, hỗ trợ các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

1.2. Các hình thức và tính chất của chính sách kế toán là gì?

1.2.1. Hình thức của chính sách kế toán gồm những gì?

Với mỗi chế độ kế toán trong doanh nghiệp, đơn vị, chính sách kế toán chi tiết sẽ tương ứng và phù hợp với từng chế độ. Một số chế độ kế toán hay thường xuất hiện là kế toán đơn vị, kế toán doanh nghiệp với chủ đầu tư hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp có chế độ kế toán phù hợp.

Hình thức chính sách kế toán Hình thức chính sách kế toán

Một số chính sách kế toán thường được sử dụng khác gồm có các nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho, nguyên tắc ghi nhận những khoản tiền, khấu hao và ghi nhận bất động sản cho các doanh nghiệp đầu tư, nguyên tắc ghi nhận vốn hóa khoản chi phí đi vay, ghi nhận khoản đã được đầu tư về tài chính, nguyên tắc ghi nhận cho chi phí phải trả…

Khi đưa ra những chính sách tài chính, doanh nghiệp cần áp dụng những hoạt động, giao dịch kế toán hợp lý với các chính sách trong doanh nghiệp. Báo cáo về tình hình tài chính có thể gặp sai sót hoặc không hợp lý nếu doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán sai sót, thiếu hợp lý. Do đó, đối với nhân viên kế toán và cả doanh nghiệp, việc sai sót trong báo cáo tài chính là điều cấm kỵ không nên xảy ra.

1.2.2. Chính sách kế toán có tính chất gì?

Khi doanh nghiệp chọn lựa áp dụng các chính sách kế toán, cần lựa chọn chính sách này nhất quán với các sự kiện hay giao dịch giống như các hoạt động trong công ty. Bởi chính sách kế toán chính là nguyên tắc và phương thức sử dụng để báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Nếu áp dụng chính sách không thống nhất, doanh nghiệp có thể gặp phải rắc rối, mang lại sai trái, nhầm lẫn không nên có.

Cần áp dụng chính sách kế toán thống nhất Cần áp dụng chính sách kế toán thống nhất

Trừ khi các nhóm nhỏ khác đã sử dụng nhiều chính sách kế toán khác nhau hoặc những hoạt động chuẩn mực của kế toán khác cho phép hoặc những giao dịch, sự kiện tương tự được yêu cầu phân loại, thì lúc này, doanh nghiệp cần chọn chính sách kế toán bao quát và nhất quán với các nhóm sử dụng chung.

Do vậy, để giao dịch tránh xảy ra nhầm lẫn và dễ dàng quản lý, doanh nghiệp khi sử dụng chính sách kế toán cần đảm bảo tính nhất quán.

2. Một số thay đổi trong chính sách kế toán

Sau khi hiểu được khái niệm chính sách kế toán là gì, bạn cần biết được chính sách kế toán có những thay đổi nào và thực hiện cho doanh nghiệp của mình sao cho hợp lý.

2.1. Lúc nào nên thay đổi chính sách kế toán trong doanh nghiệp?

Khi đã áp dụng chính sách kế toán, doanh nghiệp không phải muốn thay đổi là có thể thay đổi được. Khác với việc tuyển dụng nhân viên kế toán, nếu họ làm không tốt thì sa thải và họ làm tốt thì giữ lại, chính sách kế toán khó có thể thay đổi một khi đã đưa vào áp dụng. Trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi chính sách kế toán, doanh nghiệp cần thực hiện phụ thuộc theo cách thức sau:

Trước hết, những quy định của pháp luật cần có sự thay đổi hoặc chế độ kế toán và chuẩn mực có sự thay đổi, bạn sẽ được phép thay đổi chính sách về kế toán.

Trường hợp nên thay đổi chính sách về kế toán Trường hợp nên thay đổi chính sách về kế toán

Nếu có sự thay đổi và dẫn đến Báo cáo tài chính sẽ thực hiện cung cấp những thông tin về sự kiện, giao dịch đó ảnh hưởng thế nào tới tài chính, hoạt động kinh doanh, luân chuyển tiền tệ trong các doanh nghiệp.

Với hai trường hợp này, doanh nghiệp được phép thay đổi chính sách phù hợp, còn với những trường hợp khác, doanh nghiệp không được thay đổi và cần nắm bắt rõ ràng nhất.

2.2. Vấn đề không được coi là thay đổi chính sách kế toán

Nhiều người lầm tưởng giữa sự thay đổi chính sách kế toán và coi những hoạt động này là sự thay đổi về chính sách. Tuy vậy, nếu là một kế toán chuyên nghiệp hoặc một lãnh đạo giỏi thì sẽ không thể nhầm lẫn sự thay đổi về chính sách. Do đó, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một số vấn đề mà không được xem là sự thay đổi trong chính sách kế toán.

Một là, những sự kiện, giao dịch sử dụng một chính sách kế toán mà có điểm khác biệt cơ bản với sự kiện và giao dịch đã xảy ra từ trước.

Vấn đề không được coi là thay đổi chính sách kế toán Vấn đề không được coi là thay đổi chính sách kế toán

Hai là, những giao dịch và sự kiện mới trong doanh nghiệp được áp dụng chính sách kế toán mà không có điểm yếu hoặc chưa phát sinh trước đó.

2.3. Khi nào nên thay đổi chính sách kế toán?

Đối với doanh nghiệp, trong 3 trường hợp dưới đây được phép áp dụng thay đổi chính sách kế toán:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp áp dụng quy định về chuẩn mực kế toán và quy định của pháp luật lần đầu, những doanh nghiệp này phải thay đổi hoặc thực hiện về chính sách kế toán theo hướng dẫn chuyển đổi cụ thể.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp áp dụng những quy định của pháp luật về chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán lần đầu, và trong đó không có quy định về các khả năng hồi tố, lúc này doanh nghiệp được phép sử dụng phi hồi tố cho chính sách kế toán này.

Trường hợp 3: Nếu doanh nghiệp muốn tự ý thay đổi các chính sách thì cần áp dụng những khả năng hồi tố phù hợp với việc thay đổi các chính sách kế toán này.

Các trường hợp được phép thay đổi chính sách kế toán Các trường hợp được phép thay đổi chính sách kế toán

Trong 3 trường hợp kể trên, doanh nghiệp sẽ được phép thay đổi các chính sách, bạn cần hiểu và nắm rõ để có thể thay đổi linh hoạt các vấn đề sao cho phù hợp với chính sách trong doanh nghiệp của mình.

Để quá trình hạch toán tài chính, kế toán thu chi chứng từ, hồ sơ tài chính, áp dụng chính sách kế toán trở nên dễ dàng, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý tài chính kế toán 365, còn được gọi là phần mềm quản lý kế toán tài chính. Đây sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp hạch toán, áp dụng chính sách hiệu quả, minh bạch.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được chính sách kế toán là gì cùng một số thông tin về chính sách tài chính kế toán. Việc áp dụng các chính sách kế toán có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong các doanh nghiệp, vì vậy kế toán chuyên môn và người quản lý cần nắm rõ các thông tin về chính sách này để có thể quản lý tài chính của doanh nghiệp đơn giản và dễ dàng hơn.

Kế toán công là gì

Bạn có biết kế toán công là gì chưa? Truy cập bài viết dưới đây để biết được khái niệm, tình hình đào tạo và mức thu nhập của kế toán công nhé!

Kế toán công là gì

Chia sẻ: